Đã có nhiều lần trong quá khứ, cả thế giới chấn động vì những màn tự tử tập thế với con số nạn nhân lên tới hàng trăm người.
Các fan hâm mộ Anime/Manga và truyện kinh dị hẳn không quá xa lạ với "Suicide Club", bộ truyện tranh nói về những nữ sinh Nhật Bản đột ngột tự tử tập thể. Trong khi tự tử tập thể có vẻ là một hiện tượng hư cấu chỉ xảy ra trong phim ảnh, thì ở ngoài đời, đã có nhiều trường hợp tự tử tập thể xảy ra.

Bạn đang xem: 1000 cách để chết

1. Vụ tự sát ở Cổng Thiên Đường, California

Tháng 3/1997, cảnh sát tại California đã nhận được một cuộc gọi điện kỳ lạ. Người gọi đến đã báo cáo về những xác người nằm bên trong một khu biệt thự lạ mắt, thuộc một cộng đồng cao cấp biệt lập ở Santa Fe.

Khi cảnh sát tới nơi, họ tìm thấy 39 thi thể, tất cả đều mặc quần áo giống nhau và có vải phủ kín đầu. Họ là những thành viên thuộc giáo phái Cổng Thiên Đường.

Một tuần trước đó, người đứng đầu giáo phái đã chia sẻ một video cho rằng UFO bám theo sao chổi Hale-Bopp có thể đưa con người tới một thế giới đáng sống hơn. Cách duy nhất để tới được đó là rời bỏ thế giới chúng ta đang sống.

39 tín đồ của giáo phái đã tin vào giả thuyết điên khùng này. Họ quyết định tự sát bằng thuốc độc cùng nhau.

2. Hơn 2000 người nhảy xuống miệng núi lửa Mihara

Vụ tự tử ly kỳ tại Nhật Bản này bắt đầu xảy ra vào năm 1933. Hai nữ sinh đã tới du lịch tại một hòn đảo hoang vắng ở Oshima. Họ leo lên núi Mihara để ngắm hòn đảo. Đó là một ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động. Khi nhìn xuống miệng núi lửa, một trong hai nữ sinh – Mieko Ueko, đã kể lại cho bạn mình một truyền thuyết.

Người ta đồn rằng những ai nhảy xuống miệng núi lửa này sẽ lên thẳng thiên đàng. Bạn Mieko, Masako, đã van nài cô đừng nhảy xuống, nhưng rồi buộc phải đồng ý rằng mình cũng sẽ tự sát trong vòng 5 năm tới. Sau khi cúi chào bạn mình, Mieko nhảy xuống hố lửa. Masako bắt tàu về nhà.

Vài tuần sau, Masako quay trở lại hòn đảo cùng một cô gái khác, người đã quyết định tự tử bằng cách nhảy vào núi lửa. Khi Masako xuống núi mà không có bạn, người dân địa phương đã để ý tới trạng thái bất ổn của cô và giao cho cảnh sát.

Tới tháng 4, Masako qua đời. Một số người cho rằng cô đã tự sát do áp lực từ cái chết của 2 người bạn.

Bằng cách nào nó, ngọn núi trở thành địa điểm tự tử nổi tiếng. Năm 1933, sáu người đã nhảy xuống miệng núi lửa. CTới cuối năm 1933, chính phủ Nhật đã ghi nhận cái chết của 143 người tự tử bằng cách nhảy vào núi Mihara, nhưng các ước tính khác đã ghi nhận con số này lên tới 500. Hơn 160 người khác đã tự tử ở địa điểm này năm 1934, chưa kể những vụ không thành công.

Năm 1936, hơn 690 người khác đã tự tử ở núi Mihara. Chính quyền buộc phải tăng cường các biện pháp an ninh và ngăn chặn người đến tự tử. Sau này, khi mọi người nhận ra Mihara chỉ là một cái hố nóng giãy chứ không phải cổng đến thiên đàng, các vụ tự sát giảm dần, tên tuổi ngọn núi cũng bị lãng quên.

3. Gần 1000 người tự tử ở Jonestown

Vào thập niên 70, Jim Jones, người tự xưng là "nhà tiên tri", đã thành lập một giáo phái với mục tiêu gây dựng "một xã hội lý tưởng". Nơi cộng đồng này sinh sống được gọi là Jonestown. Vào tháng 11/ 1978, thị trấn Jonestown đã sụp đổ với gần 1000 người tự sát đồng loạt.

"Cộng đồng lý tưởng" này hóa ra lại toàn chết chóc, lạm dụng và biển thủ tiền. Năm 1978, Nghị sĩ Leo Ryan đã tới thăm Jonestown cùng một vài nhà báo, kết cục là bị các tay súng ở đây bắn chết sau khi nhận ra nhiều điều không ổn.

Sau đó, Jim Jones đã gọi mọi người ra quảng trường chính và ra lệnh cho họ uống thuốc độc cyanide. Đầu tiên là gần 300 trẻ em, sau đó tới người lớn. Khi trực thăng bay tới để tìm kiếm Nghị sĩ Ryan, tất cả những gì họ tìm được lại là xác của gần 1000 người đang bốc mùi và phân hủy.

Vụ việc này được coi là thảm kịch khủng khiếp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ đứng sau vụ 11/9.

| | | | | |

Nhân ngày Phòng ngừa tự tử 10/9, chúng tôi thống kê một số phương thức tự sát thường gặp và cách nhận biết những người đang có ý định tự sát.Một số phương thức tự sát thường gặp:- Làm ngạt: sử dụng túi ni lông, ngủ trong phòng kín, làm hở van khí gas, nhảy xuống nước, thắt cổ…- Làm mất máu: Rạch cổ tay hoặc cổ họng, cắn lưỡi.- Dùng súng hoặc dao, kéo/ vật sắc nhọn để tự sát thương.- Tự thiêu/ điện giật.- Chấn thương đụng dập: Nhảy từ cửa sổ, nhảy cầu thang, nhảy lầu. Nằm trên đường ray tàu hỏa, nhảy vào đầu xe ô tô …- Sử dụng thuốc quá liều, thuốc độc (thuốc ngủ, ma túy, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc chống sốt rét, thạch tín, thuốc chuột…)- Không ăn uống ( tuyệt thực).Việc sử dụng phương thức nào tùy thuộc hoàn cảnh và điều kiện sinh sống cụ thể của người có ý định tự sát, nên việc theo dõi phòng chống tự sát cần căn cứ trên các điều kiện cụ thể.

Xem thêm: 'Thoc Tay Vao Buom' Search, Có Bị Sao Không

*

Người có ý định tự sát thường có những biểu hiện gì? Trước khi phòng ngừa, cần phải tiên lượng/ dự đoán trước nguy cơ có thể xảy ra tự sát. Những nỗ lực của việc phòng ngừa tự sát thường ít thành công nếu như không được dự đoán từ trước. Sau đây là những dấu hiệu thường gặp nhất của một cá nhân :- Có dấu hiệu của trầm cảm: (buồn chán, hay mệt mỏi, giảm hứng thú với các thói quen cũ), lo lắng, tuyệt vọng, ý nghĩ bị tội, bất tài vô dụng, nghĩ mình xấu xa, mất ngủ. Cần đặc biệt chú ý những trường hợp mất ngủ kéo dài, thờ ơ với bản thân hoặc xung quanh, nghĩ mình đầy tội lỗi, xấu xa, nghĩ mình mắc bệnh nặng,...- Có các dấu hiệu của hoang tưởng, ảo giác: nghe thấy có tiếng nói trong đầu; nghĩ có người gắn chip điều khiển, theo dõi, làm hại; đầu độc; nghĩ có người xui khiến, ma quỷ/thánh thần nhập; thấy ma quỷ/người chết.- Lo âu quá nhiều.- Có ý định tàng trữ, cất giấu những vật dụng để thực hiện hành vi tự sát: tích thuốc ngủ, giấu dao/dao lam, chuẩn bị dây ….- Đột ngột có những hành vi bất thường: dặn dò người thân con cái; mặc quần áo đẹp, tắm rửa sạch sẽ dù không có kế hoạch ra ngoài; tự nhiên trò chuyện vui vẻ với mọi người sau thời gian dài không giao tiếp với xung quanh.Trên đây là những dấu hiệu quan trọng để nhận biết người đang có ý định tự sát, để người thân, bạn bè và cộng đồng có thể giúp đỡ, kịp thời ngăn cản hành vi nguy hiểm đến tính mạng, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để giúp những người đó từ bỏ ý định tự sát, trở về cuộc sống bình thường./.