*

Đăng ký học HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ KẾ TOÁN THUẾ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN MẪU BIỂU - CHỨNG TỪ NGHỀ NGHIỆP - VIỆC LÀM VAN BẢN PHÁP LUẬT MỚI




Quy định mức lương đóng BHXH năm 2019, các khoản phụ cấp phải đóng BHXH và các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH như: Phụ cấp chuyên cần, tiền thưởng lương tháng 13... được quy định tại
Thông tư 47 và59/2015/TT-BLĐTBXH và Quyết định 595/2017QĐ-BHXH,cụ thể như sau:

I. Mức lương đóng Bảo hiểm xã hội năm 2019:

- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc làmức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung kháctheo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2, 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

----------------------------------------------------------------------

a) Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

Bạn đang xem: Các khoản phụ cấp không phải đóng bhxh 2019

- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

-----------------------------------------------------------------------------------------------

b) Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH:

Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động như:

- Phụ cấp chức vụ, chức danh;

- Phụ cấp trách nhiệm;

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp thâm niên;

- Phụ cấp khu vực;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

-------------------------------------------------------------------------------------------

c) Các khoản bổ sung khác,ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

------------------------------------------------------------------------------------------------

CHÚ Ý:

1. Mức lương đóng BHXH thấp nhất:- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.


- Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung.=> Cách xác định mức lương tối thiều vùng, được xác định như bên dưới nhé.2. Mức lương đóng BHXH cao nhất:

Chi tiết:► Mức lương cơ sở

- Mức lương đóng BHTN cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiều vùng.

-------------------------------------------------------------------------------------------

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiều vùng năm 2019

Vùng I

4.180.000 đồng/tháng

Vùng II

3.710.000 đồng/tháng

Vùng III

3.250.000 đồng/tháng

Vùng IV

2.920.000 đồng/tháng

Ví dụ: Công ty kế toán Thiên Ưng thành lập ở Hà Nội (Vùng 1).

- Như vậy mức lương tối thiểu vùng là 4.180.000 đồng/tháng (Đây là mức lương thấp nhất để tham gia BHXH đối vớicông việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường).

- Công ty tuyển 1 bạn kế toán (Vị trí này đỏi hỏi phải qua đào tạo. Căn cứ quy định trên phải cao hơn ít nhất 7%-> Như vậy mức lương tối thiểu để đóng BHXH là:

= 4.180.000 + (4.180.000 x 7%) = 4.472.600.

Như vậy: Mức lương tối thiểu vùng đối với 1 số trường hợp cụ thể như sau:

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
Mức lương tối thiểu vùng của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I4.180.000 + (4.180.000 x 7%) =4.472.600 đồng/tháng
Vùng II3.710.000 + (3.710.000 x 7%)=3.969.700 đồng/tháng
Vùng III3.250.000 + (3.250.000 x 7%) =3.477.500 đồng/tháng
Vùng IV2.920.000 + (2.920.000 x 7%) =3.124.400 đồng/tháng
- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Mức lương tối thiểu vùngcủa công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
VùngMức lương tối thiểu 2019
I4.472.600 + (4.472.600 x 5%) = 4.696.230
II3.969.700+ (3.969.700x 5%) =3.168.185
III3.477.500+ (3.477.500x 5%) =3.651.375
IV3.124.400+ (3.124.400x 5%) =3.280.620
Mức lương tối thiểu vùngcủa công việc hoặc chức danh có điều kiện lao độngđặc biệtnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
VùngMức lương tối thiểu năm 2019
I4.472.600 + (4.472.600 x 7%) =4.785.682
II3.969.700+ (3.969.700x 7%) =4.247.579
III3.477.500+ (3.477.500x 7%) =3.720.925
IV3.124.400+ (3.124.400x 7%) =3.343.108

Ví dụ: Kế toán Thiên Ưng tham gia BHXH cho 1 bạn kỹ thuật (đã qua học nghề và làm công việc nặng nhọc), công ty ở Vùng 1.- Mức lương đóng BHXH thấp nhất của bạn kỹ thuật là:

=4.472.600 + (4.472.600 x 5%) = 4.696.230

Giải thích:- Mức lương tối thiều vùng của Vùng 1 là:4.180.000 đồng/tháng.- Bạn ký thuật làm công việc phải qua học nghề nên mức lương tối thiều vùngphải cao hơn ít nhất 7%so với mức lương tối thiểu vùng: =>4.180.000 + (4.180.000 x 7%) =4.472.600 đồng/tháng.- Tiếp nữa bạn kỹ thuật đó làm công việc nặng nhọcphải cao hơn ít nhất 5%: =>=4.472.600+ (4.472.600 x 5%) =4.696.230

Chi tiết xem tại đây: Mức lương tối thiểu vùng mới nhất

--------------------------------------------------------------------------------------------


d, Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ Luật Lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

Điều 103. Tiền thưởng Bộ luật lao động:1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

LƯU Ý: Những khoản trên phảighi thành mục riêng trong hợp đồng lao độngtheo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

------------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài ra các bạn cần chú ý 1 số điểm như sau:

- Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì: Đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

- Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường và không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không quá 8 giờ/ngày và không kể số giờ làm thêm).

Tiền lương giờ thực trả nêu trên không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.

- Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày”.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công!

Đại lý thuế Tùng Linh Quân giúp doanh nghiệp có thể biết và nắm bắt được quy định về các khoản phải đóng BHXH bắt buộc và không bắt buộc 2019:Căn Cứ Pháp LýNghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHXH về BHXH bắt buộc
Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Phụ cấp là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ, bao gồm:

*

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộcCác khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc
– Tiền lương;

– Phụ cấp chức vụ, chức danh;

– Phụ cấp trách nhiệm;

– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp thâm niên;

– Phụ cấp khu vực;

– Phụ cấp lưu động;

– Phụ cấp thu hút;

– Các phụ cấp có tính chất tương tự;

– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

– Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012;

– Tiền thưởng sáng kiến;

– Tiền ăn giữa ca;

– Khoản hỗ trợ xăng xe;

– Khoản hỗ trợ điện thoại;

– Khoản hỗ trợ đi lại;

– Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;

– Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;

– Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;

– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;

– Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;

– Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;

– Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;

– Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;

– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Ngoài ra, theo Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Nếu tiền lương cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở sẽ được tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 vừa được Quốc hội thông qua.

Xem thêm: Dấu trị tuyệt đối trong excel tính giá trị tuyệt đối, cách sử dụng hàm giá trị tuyệt đối trong excel

Hiện nay, mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động được tính bằng tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH x Tỷ lệ trích đóng các loại BHXH. Trong đó:

Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.Tỷ lệ trích đóng các loại BHXH của người lao động là 8% vào Quỹ bảo hiểm xã hội, 1% vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

*

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN

Web: https://eivonline.edu.vn

Face
Book: https://www.facebook.com/Dailythue
eivonline.edu.vn

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019Thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2018Hướng dẫn kê khai thuế GTGTCách tính thuế thu nhập cá nhân 2019Lưu ý khi khai quyết toán thuế TNCN 2018Khoản chi phúc lợi có được miễn khấu trừ thuế TNCN?
Trường hợp nào không phải đóng BHXH bắt buộc 2019