Nhiều mẹ quan tâm việc dạy bé học chữ khi bé 2 – 3 tuổi với mong muốn con phát triển về mặt trí tuệ và có bước khởi đầu sớm cho hành trình học tập sau này. Liệu có nên dạy trẻ học chữ cái từ sớm? Đâu là giai đoạn thích hợp để dạy trẻ học chữ? Cùng Huggies tìm câu trả lời cho vấn đề này và tìm hiểu các cách dạy bé học chữ cái nhanh và nhớ lâu mẹ nhé!

Có thể bạn quan tâm:5 cách dạy bé học con vật: Giai đoạn nào là phù hợp?

Có nên dạy bé học chữ sớm?

Rất nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên dạy bé học chữ cái Tiếng Việt trước khi đến trường hay không. Câu trả lời tùy thuộc vào phương pháp dạy của ba mẹ. Nếu áp dụng đúng phương pháp thì việc cho các bé làm quen trước với chữ cái có thể đem lại nhiều lợi ích như sau:

Giúp con tự tin đến trường, yêu thích việc học

Những đứa trẻ đã được làm quen với bảng chữ cái trước sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới khi đến lớp, nhờ đó trẻ cảm thấy tự tin, thích thú đi học hơn.

Nếu trẻ tiếp thu chậm hơn kỳ vọng thì ba mẹ đừng vội đưa ra bất kỳ kết luận nào về trẻ, trước hết mẹ hãy xem lại cách hướng dẫn của mình có thực sự phù hợp với trẻ chưa nhé! Việc học có thể dễ dàng trở thành gánh nặng cho trẻ nếu không được định hướng và hỗ trợ đúng cách, thậm chí hình thành khái niệm “không thích học” trong đầu con. Tiếp nhận chỉ trích hay la mắng từ ba mẹ khi còn quá nhỏ có thể khiến trẻ mất tự tin và tự nhận thức bản thân là “kém thông minh”. Vấn đề này khá nguy hiểm đúng không mẹ nhỉ? Đừng lo Huggies biết các mẹ sẽ làm được mà.

Bạn đang xem: Dạy bé nhận biết mặt chữ

Tham khảo: 9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Phát triển tư duy của trẻ

Việc dạy bé học chữ cái tiếng Việt giúp não bộ của bé phát triển, tăng khả năng quan sát và nhận thức. Đừng thúc giục hay bắt ép trẻ. Ba mẹ hãy dùng sự yêu thương, quan tâm và nhẫn nại để trẻ có được tâm lý tốt và sự hứng thú học tập. Từ đó, trẻ mới có thể tiếp thu kiến thức mới hiệu quả, việc học nhanh tiến bộ hơn.

Tham khảo: Cách dạy bé học chữ cái

Tự giác học tập

Nếu ba mẹ kiên nhẫn dạy bé học chữ cái trong một khung giờ cố định mỗi ngày, trẻ sẽ hình thành thói quen học tập ngay trước khi đến trường. Đây là thói quen nền tảng vô cùng ý nghĩa cho con đường tự học sau này của trẻ.

*

Giai đoạn phù hợp để dạy bé học chữ

Với khả năng nhận biết mọi thứ và sự tò mò khám phá, trẻ 2 – 3 tuổi đã có thể bắt đầu học và ghi nhớ các chữ cái. Tuy nhiên, để việc dạy bé học chữ cái hiệu quả, mẹ cần sự kiên nhẫn, không nên kỳ vọng bé sẽ nhanh chóng nhớ hết trong một lúc. Mỗi độ tuổi khác nhau thì cách dạy cũng sẽ khác nhau. Cách dạy trẻ 3 tuổi học chữ sẽ khác so với trẻ 5 tuổi. Trẻ 3 tuổi còn khá nhỏ nên chỉ cần thoải mái làm quen với mặt chữ, trẻ 5 tuổi thì cần kỷ luật hơn một chút nhưng không quá áp lực mẹ nhé. Với trẻ 3 tuổi, các mẹ chỉ nên cho trẻ làm quen với bảng chữ cái bằng các phương pháp học tập, vui chơi phù hợp.

Tham khảo: Trẻ chậm nói

Hướng dẫn dạy bé học chữ cái, số, con vật và tiếng anh

Dạy bé học chữ cái

Sunita Shah, một nhà trị liệu ngôn ngữ trẻ em, đã giải thích việc học chữ cái bằng cách nói: "Đừng lo lắng quá nhiều về việc dạy trẻ nhỏ bảng chữ cái mới."Điều quan trọng hơn nữa là dạy cho con bạn biết rằng có rất nhiều cuốn sách thú vị với những câu chuyện, bài hát và bài thơ tuyệt vời khi chúng đang trong giai đoạn chập chững biết đi. Đây là cách luyện tập tuyệt vời cho trẻ khi chúng tự đọc và viết.Khuyến khích trẻ bàn luận về những cuốn sách và câu chuyện mà bạn đã chia sẻ với nó. Thay đổi giọng nói và mời bé tham gia. Hỏi con bạn thích đoạn văn hoặc nhân vật nào nhất sau khi bạn đã đọc xong cuốn tiểu thuyết.

Tham khảo: Cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời và thông minh

Dạy bé học số

Mặc dù ở giai đoạn mới lớn trẻ sẽ thực sự không hiểu đầy đủ các khái niệm về các đối tượng khi đếm. Bạn không nên quá lo lắng khi trẻ đếm sai các con số. Thay vì đó bạn nên tận dụng thời gian ở bên trẻ để cùng bé học đếm mọi lúc mọi nơi. Có thể dùng những vật dụng khác nhau như cái khăn, quả táo, hoặc một ít cây bút chì màu để cùng trẻ tập đếm.Các vật dụng gần gũi sẽ giúp trẻ thích thú hơn trong quá trình học. Bạn cũng dễ dàng chỉ dạy cho bé mà không cần tốn quá nhiều thời gian

Dạy bé học con vật

Việc dạy bé bằng con vật là một trong những cách giúp trẻ khám phá những điều kỳ diệu về thế giới. Những bài học về động vật còn giúp mẹ phát hiện ra những khả năng của trẻ như khả năng nghe, nhìn, ghi nhớ, phân biệt, bắt chước hoặc đếm.Cha mẹ có thể đưa trẻ đến sở thú, dạy trẻ bằng cách chơi với các con vật. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể sử dụng việc học hình vẽ thủ công, đọc truyện về các loài vật cho trẻ con nghe mỗi tối. Đó là một trong những cách rèn luyện giúp trẻ thêm tự tin vào bản thân và trở nên nhanh nhạy trong mọi tình huống.

Dạy bé học tiếng Anh

Dạy bé học tiếng Anh tại nhà là điều dường như là khá khó khăn khi cha mẹ không có quá nhiều thời gian rảnh. Sẽ trở nên đơn giản hơn khi bạn có thể dạy con học qua các tình huống hằng ngày như lúc mặc đồ cho con, lúc cho con ăn hoặc lúc đưa con đến trường. Cho con tiếp xúc thật nhiều với những món đồ gọi tên bằng tiếng Anh.Mỗi tối cha mẹ cũng có thể dùng thời gian của mình để học hát tiếng Anh cùng con, cùng con xem những bộ phim tiếng Anh hài hước, vui nhộn.

Tham khảo: 4 trò chơi dạy bé tập nói con vật thú vị và hiệu quả

Mẹo dạy trẻ học nhanh và nhớ lâu

Chỉ dạy một chữ tại một thời điểm

Không nên dạy dàn trải vì bộ não của trẻ vẫn còn rất non nớt và không thể chịu đựng được áp lực nếu mẹ cố ép bé học nhiều chữ cùng một lúc. Nguyên tắc đầu tiên khi dạy bé học chữ cái là phải dạy từng chữ một và lặp lại nhiều lần. Mỗi chữ sẽ là một chủ đề riêng. Hãy viết và đọc chữ ấy ra để bé bắt chước bạn, lặp lại nhiều lần để giúp bé nhanh thuộc và ghi nhớ lâu hơn so với phải học nhiều chữ cái trong một ngày.

Dạy con từ các bài hát

Để dạy bé học chữ cái tiếng Việt, ba mẹ có thể bắt đầu bằng những bài hát đơn giản, thú vị và giàu tính hình tượng như: “o tròn như quả trứng gà, ô thì đợi mũ, ơ thời mang râu”…

Cùng bé hát trong bồn tắm, khi mặc quần áo hay khi ngồi chơi,… Lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần bé sẽ thuộc những bài hát mà mẹ dạy và hiểu được là có những chữ cái trong từng câu hát.

Tham khảo: Dạy bé học con vật

Sử dụng các miếng thẻ

Ba mẹ có thể mua các miếng thẻ có in chữ cái trong các nhà sách. Nếu có dư thời gian thì cùng con tự làm thẻ bằng giấy thủ công (cắt miếng giấy thủ công bé bằng lòng bàn tay, trên mỗi tờ giấy, viết một chữ in hoa, sau đó, khâu các mảnh giấy lại bằng chỉ hoặc ghim bấm, nếu là bìa cứng thì có thể đục lỗ và xâu các mảnh bìa lại).

Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ

*

Hãy đọc sách

Nhiều mẹ cho rằng trẻ chưa biết chữ thì không thể đọc sách cùng trẻ. Điều này chưa hẳn là đúng vì mẹ có thể đọc sách cho bé nghe, bé có thể chưa biết mặt chữ nhưng có thể quan sát tranh vẽ đầy màu sắc, cảm nhận hình ảnh của các con chữ, dần làm quen và cảm thấy thân thuộc. Những mẫu truyện đơn giản, ngắn gọn với đầy hình ảnh minh họa sẽ kích thích trí tượng tượng, sự hào hứng ở trẻ em. Phương pháp này giúp bé phát triển tình yêu với sách từ khi còn nhỏ, xây dựng thói quen đọc sách, tạo nền tảng cho việc tự khám phá và tự học về sau.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Sẽ có rất nhiều cách thú vị để mẹ dạy bé học chữ cái. Tuy nhiên, bài viết trên là những cách đơn giản mà mẹ có thể dễ dàng áp dụng. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Làm cha mẹ hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Mẹ đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ.

Bảng chữ cái là đồ dùng học tập giúp bé dễ dàng làm quen sớm với chữ Tiếng Việt, hỗ trợ tốt trong giai đoạn tập nói và chuẩn bị tới trường của bé. Tuy nhiên không phải bé nào cũng có khả năng tiếp thu tốt để dễ dàng nhớ được bảng chữ cái. eivonline.edu.vn sẽ gợi ý cho bạn cách dạy con học bảng chữ cái nhanh thuộc qua bài viết sau.

1Khi nào nên dạy trẻ học bảng chữ cái?

Ở độ tuổi từ 2 - 3, với khả năng nhận biết cùng với sự tò mò khám phá, bé hoàn toàn có thể học và ghi nhớ chữ cái. Tuy nhiên để bé học chữ cái một cách hiệu quả, mẹ cần kiên trì, không được áp lực bé hay kỳ vọng bé sẽ học hết ngay lập tức. Mỗi độ tuổi khác nhau đều có cách dạy riêng.

Mẹ có thể dạy bé học sớm nhưng phải có phương pháp dạy phù hợp của ba mẹ. Nếu áp dụng đúng phương pháp thì việc cho các bé làm quen trước với chữ cái có thể đem lại nhiều lợi ích như: giúp con tự tin đến trường, yêu thích việc học, phát triển tư duy của trẻ.


*

Thời điểm thích hợp để trẻ học bảng chữ cái

2Bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm những gì?

Để học tiếng Việt, bước đầu tiên là phải thuộc và sử dụng được bảng chữ cái Tiếng Việt gồm 29 chữ cái. Bên cạnh đó, người học còn phải nắm được các quy tắt về âm, vần, dấu câu, ghép âm và ghép chữ,… Đối với các bé mới làm quen với ngôn ngữ hoặc người nước ngoài muốn học tiếng Việt thì bảng chữ cái là “viên gạch đầu tiên” cơ bản nhất bắt buộc phải biết và thuộc lòng.


*

Bảng chữ cái Winwintoys

Cấu tạo của bảng chữ cái được quy định bởi Bộ Giáo Dục, bao gồm 29 chữ cái, số lượng chữ cái tương đối nên không gây khó khăn trong việc ghi nhớ của trẻ. Được phân thành 2 loại: Viết hoa và viết thường. Cụ thể như sau:

12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Trong đó, ă và â không đứng một mình, cần chú ý khẩu hình miệng, vị trí đặt lưỡi khi phát âm.

17 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.7 nguyên âm đôi: ia, yê, iê, ua, uô, ươ, ưa.9 phụ âm ghép: ph, th, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh.

Cụ thể 9 phụ âm ghép có như sau:

Phụ âm ph có trong từ: phương pháp, phờ phạc,...Phụ âm th có trong từ: thẳng thắn, thật thà,...Phụ âm tr có trong từ: trúc, tre,...Phụ âm ch có trong từ: che chở, cha,...Phụ âm gi có trong từ: giúp, giảng,...Phụ âm nh có trong từ: nhẹ nhàng, nhộn nhịp,...Phụ âm ng có trong từ: ngọt ngào, ngu ngốc,...Phụ âm kh có trong từ: khuyến khích, không,...Phụ âm gh có trong từ: ghe, ghế,...

Ngoài ra, còn có phụ âm ghép bằng 3 ký tự. Đó là phụ âm Ngh có trong từ: Nghĩ ngợi,...


*

Bộ đồ chơi tranh cát màu bảng chữ cái Star Kids K-508

38 cách dạy con học bảng chữ cái Tiếng Việt nhanh thuộc

3.1 Dạy con học chữ cái với hình ảnh liên quan

Hình ảnh giúp kích thích bộ não hoạt động, nhờ vậy con người ghi nhớ lâu và dễ hơn, ngay cả với trẻ nhỏ. Bố mẹ nên tìm những hình ảnh đơn giản, hấp dẫn, có màu sắc tươi sáng, vui nhộn để con tiếp thu nhanh và nhớ lâu hơn.

Chữ cái cùng hình minh họa đi kèm có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong môi trường xung quanh như trên biển báo, quần áo, lịch,... gần gũi với cuộc sống hằng ngày giúp con nhớ dai hơn.


*

Dạy con học chữ cái với hình ảnh liên quan giúp quá trình tiếp thu nhanh hơn

3.2 Đừng quá ép trẻ phát âm chuẩn

Dạy con học bảng chữ cái không khó, tuy nhiên lại đòi hỏi cha mẹ phải có sự kiên nhẫn để đồng hành cùng con. Khi bé còn nhỏ phát âm chưa chuẩn, tuyệt đối không la mắng làm con sợ và mất hứng thú với việc học.

Thay vào đó hãy dạy con phát âm theo cách tự nhiên nhất theo sự hiểu biết của trẻ, sau đó chúng ta sẽ điều chỉnh từ từ. Ngoài ra cần kết hợp giao tiếp hàng ngày để hoàn thiện dần khả năng phát âm cho trẻ.


*

Cha mẹ phải có sự kiên nhẫn để đồng hành cùng con khi học bảng chữ cái

3.3 Dạy con từ chữ viết thường trước

Theo thống kê, chữ viết hoa xuất hiện với tần suất rất ít trong văn bản, sách báo, hay truyện đọc,... chỉ chiếm khoảng 5%. Ngoài ra chữ thường cũng đơn giản hơn so với chữ viết hoa, do vậy khi đã nhận biết được mặt chữ thường, con cũng sẽ biết được các chữ hoa và nhanh chóng đọc được chữ hơn.


Chữ viết thường là nền tảng quan trọng khi học chữ

3.4 Rèn luyện thói quen học từ nhỏ cho con

Bố mẹ cần luyện cho con học tập trung, tự giác, kiên trì, có hứng thú việc học,... Đây là nền tảng cơ bản nhất giúp cải thiện việc học cho con. Ví dụ như ba mẹ cho con chơi một số các trò chơi về sắp xếp chữ cái, trang trí bảng chữ cái tiếng Việt hay tạo một góc học tập yêu thích cho trẻ,...


Rèn luyện thói quen học từ nhỏ cho con

3.5 Dạy con đọc và viết cùng lúc

Vừa đọc vừa viết giúp kích thích trí não, nhớ lâu hơn đồng thời cũng giúp trẻ nhanh biết đọc hơn. Với phương pháp này bố mẹ cần cho con đánh vần chữ cái đó ra và ghi lại, sau khi đã xong chữ đó kiểm tra lại rồi mới chuyển sang chữ khác.


Dạy con học và viết cùng lúc

3.6 Đọc sách, kể chuyện hàng ngày cho con

Thực tế việc đọc sách, kể chuyện cho con nghe hàng ngày không thể giúp con nhanh biết đọc mà nó sẽ giúp tạo sự liên kết giữa ba mẹ và con cái và là cách để con yêu thích, hứng thú sách, chữ cái. Khi đọc sách hay kể chuyện bố mẹ hãy cố gắng tạo sự tương tác bằng cách hỏi con về nội dung để rèn luyện trí nhớ và giúp con có thêm thông tin hữu ích.


Đọc truyện, sách báo cho bé hằng ngày

3.7 Vừa học vừa chơi mọi lúc mọi nơi

Bố mẹ có thể sử dụng đồ chơi cho bé để con vừa học vừa chơi cùng bảng chữ cái. Việc dạy bé học theo một cách vô thức như vậy sẽ tiếp thu và ghi nhớ sâu hơn. Do vậy hãy cố gắng tạo thú vui cho bé để không bị chán và không bắt ép con học khi con không thích.

Bên cạnh đó việc ba mẹ khích lệ, động viên bé và thường xuyên nói chuyện, ôn kiến thức về chữ cái trong cuộc sống hàng ngày,...để não bộ bé được ghi nhớ nhiều lần.

Xem thêm: Suối công viên thời nay đà nẵng, công viên tắm suối thời nay


Bảng đa năng siêu nhân Antona UBin

3.8 Dạy bé học chữ cái qua bài hát

Các bài hát thiếu nhi về chữ cái cũng là cách học tuyệt vời đối với trẻ nhỏ. Điểm cộng của phương pháp học này là có thể nhắc đi nhắc lại nhiều lần mà không quá khô khan giúp trẻ nhớ lâu và được luyện tập thường xuyên.