Đơn vị tiền tệ trong kế toán có phải là đồng Việt nam không? Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu chi chủ yếu bằng ngoại tệ có quyền lựa chọn đơn vị tiền tệ hay không? Căn cứ theo quy định nào vậy, tôi cảm ơn! Câu hỏi của bạn Thảo đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh.
*
Nội dung chính

Đơn vị tiền tệ trong kế toán có phải là đồng Việt nam không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Đơn vị tiền tệ trong kế toánĐơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Bạn đang xem: Đơn vị tiền tệ của việt nam

Theo đó, “Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”).

Như vậy, đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam.

*

Đơn vị tiền tệ

Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu chi chủ yếu bằng ngoại tệ có quyền lựa chọn đơn vị tiền tệ hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán1. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.2. Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:a) Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; vàb) Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.3. Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:a) Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);b) Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.4. Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.

Theo đó, doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật.

Chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam1. Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước.2. Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, trình bày thông tin so sánh được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư này.3. Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc chuyển đổi Báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

Theo đó, việc chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ thực hiện theo quy định trên.

Thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác được thực hiện khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toánKhi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

Theo đó, việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.

Tiền tệ là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền là một phát minh vĩ đại của loài người, nó làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế – xã hội.

*
Đơn vị tiền tệ của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Tiền tệ là gì?

Tiền tệ là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền trở thành một phát minh vĩ đại của loài người, và làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của nền kinh tế – xã hội.

Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tiền tệ thường được Nhà nước phát hành đảm bảo giá trị bởi các loại tài sản như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ,…

2. Các chức năng của tiền tệ 

Tiền thường được định nghĩa theo ba chức năng hoặc dịch vụ mà nó cung cấp. Tiền đóng vai trò như một phương tiện trao đổi, như một kho lưu trữ giá trị và như một đơn vị tài khoản.

Cùng phân tích các chức năng của tiền tệ bên dưới nhé.

2.1 Phương tiện trao đổi

Chức năng quan trọng nhất của tiền là một phương tiện trao đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch. Nếu không có tiền, tất cả các giao dịch sẽ phải được thực hiện bằng hình thức trao đổi, nghĩa là trao đổi trực tiếp một hàng hóa hoặc dịch vụ này cho một hàng hóa hoặc dịch vụ khác.

Khó khăn với hệ thống đổi hàng là để có được một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể từ một nhà cung cấp, người ta phải sở hữu một hàng hóa hoặc dịch vụ có giá trị tương đương mà nhà cung cấp cũng mong muốn.

Nói cách khác, trong hệ thống hàng đổi hàng, việc trao đổi chỉ có thể diễn ra nếu có sự trùng hợp ngẫu nhiên về mong muốn giữa hai bên giao dịch. Tuy nhiên, khả năng trùng hợp về mong muốn rất nhỏ và làm cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ trở nên khá khó khăn.

Tiền giúp loại bỏ sự trùng hợp kép của vấn đề mong muốn bằng cách đóng vai trò như một phương tiện trao đổi được tất cả các bên chấp nhận trong tất cả các giao dịch, bất kể họ có mong muốn hàng hóa và dịch vụ của nhau hay không.

2.2 Phương tiện lưu trữ

Khi phân tích các chức năng của tiền tệ, chúng ta không thể bỏ qua chức năng tiền tệ là phương tiện lưu trữ. Để trở thành một phương tiện trao đổi, tiền phải giữ được giá trị của nó theo thời gian; nghĩa là, nó phải là một kho chứa giá trị. Nếu tiền không thể được lưu trữ trong một thời gian nào đó và vẫn có giá trị trong trao đổi, nó sẽ không giải quyết được sự trùng hợp kép của vấn đề mong muốn và do đó sẽ không được chấp nhận như một phương tiện trao đổi.

Tiền không phải là duy nhất, tiền thậm chí có thể không phải là nơi lưu trữ giá trị tốt nhất vì nó mất giá theo lạm phát. Tuy nhiên, tiền có tính thanh khoản cao hơn hầu hết các mặt hàng có giá trị khác bởi vì là một phương tiện trao đổi, nó dễ dàng được chấp nhận ở mọi nơi.

2.3 Cơ sở của Tín dụng

Tiền tạo điều kiện cho các khoản vay. Người đi vay có thể sử dụng tiền để có được hàng hóa và dịch vụ khi họ cần nhất.

Ví dụ, một cặp vợ chồng mới cưới sẽ cần rất nhiều tiền để trang bị một ngôi nhà hoàn chỉnh ngay lập tức. Họ không bắt buộc phải đợi đến mười năm để có thể tiết kiệm đủ tiền để mua những món đồ đắt tiền như ô tô, tủ lạnh, bộ T.V., v.v.

2.4 Đơn vị tài khoản

Tiền cũng có chức năng như một đơn vị tài khoản, cung cấp một thước đo chung về giá trị của hàng hóa và dịch vụ được trao đổi. Biết giá trị hoặc giá cả của một hàng hóa, về mặt tiền bạc, cho phép cả nhà cung cấp và người mua hàng hóa đưa ra quyết định về lượng hàng hóa cần cung cấp và số lượng hàng hóa cần mua.

2.5 Chức năng tiền tệ thế giới (world currency)

Tiền tệ thực hiện các chức năng của nó cả phạm vi một quốc gia và trên toàn thế giới. Nói cách khác, đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.

3. Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ

Lịch sử ra đời của tiền tệ đã trải qua quá trình hình thành và phát triển.Trong khi thời xưa, người dân từng trao đổi trực tiếp hàng hóa lấy hàng hóa để có được thứ họ mong muốn.Sự ra đời của tiền xu.Trong thời cổ đại, người dân không mua hay bán bằng tiền. Họ trao đổi các đồ vật hoặc sản phẩm cho người khác để nhận lại những gì họ muốn hoặc cần.Nhiều nền văn hóa trên thế giới cuối cùng đã phát triển việc sử dụng tiền kim loại, loại tiền có giá trị phụ thuộc vào giá trị của vật liệu làm ra nó.Những đồng tiền xu đầu tiên được sản xuất từ đồng và sau đó là sắt. Tiền xu rất thuận tiện, người sử dụng có thể đếm chúng thay vì phải cân khối lượng. Nó đã thúc đẩy đáng kể sự mua bán hàng hóa trong thế giới cổ đại.Loại tiền xu đầu tiên được sử dụng tại vùng Lưỡng Hà vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên và nó được gọi là “siglos” hoặc “shekel”.Tiền giấy và các loại tiền khác.Tiền giấy hoặc giấy bạc lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc từ năm 600 đến năm 1455, lưu hành trong thời nhà Tống.Tại châu Âu, giấy bạc ngân hàng đầu tiên được ngân hàng Stockholms Banco ở Thụy Điển phát hành năm 1661.Trong thập niên 1690, Khu Thuộc Địa Vịnh Massachusetts tại Mỹ in tiền giấy và ở đây việc sử dụng tiền giấy trở nên phổ biến hơn.Sau một thời gian dài phát triển, tiền đã xuất hiện với hình thức tiền đại diện, các thương gia và ngân hàng buôn bán vàng, bạc, bắt đầu phát hành giấy biên nhận cho người gửi.Có thể quy đổi thành giá trị tiền mặt. Những hóa đơn được chấp nhận rộng rãi như một phương tiện thanh toán và bắt đầu được sử dụng như tiền.

4. Hình thái tiền tệ là gì? Ý nghĩa của hình thái tiền tệ?

4.1. Hóa tệ

Đây là hình thái tiền tệ đầu tiên và được sử dụng trong điều kiện khi mà nền kinh tế hàng hóa tiền tệ chưa phát triển. Hóa tệ là một loại hàng hóa thông thường nào đó được sử dụng làm vật ngang giá chung, hay nổi một cách khác hóa tệ là hàng hóa thông thường được sử dụng làm tiền tệ.Có hai loại hóa tệ.Hóa tệ không kim: Hóa tệ không kim là những hàng hóa bình thường không phải là kim loại được sử dụng để làm tiền tệ như vỏ ốc, vỏ sò, hạt ca cao, da thú, gạo… Sử dụng hóa tệ không kim có nhiều bất tiện như: mau hư hỏng, khó phân chia hoặc khó gộp lại, vì vậy hóa tệ không kim chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương chứ không được công nhận trong phạm vi cả nước và phạm vi quốc tế, chính vì lý do này mà tất cả các hóa tệ không kim loại đều bị loại bỏ và được thay thế bởi hóa tệ bằng kim loại.Hóa tệ bằng kim: Hóa tệ bằng kim hay còn gọi là kim tệ là sử dụng một thứ kim loại nào đó làm vật ngang giá, người ta dùng kim loại làm nguyên liệu đúc tiền, như: đồng, bạc, vàng.

4.2. Chỉ tệ (hay còn gọi là tín tệ)

Chỉ tệ là hình thái tiền tệ mà trong đó giá trị nội tại của tiền không phù hợp với giá trị danh nghĩa, hay nói cách khác chỉ tệ là loại tiền tệ mà bản thân tiền tệ không có giá trị, nhưng nhờ sự tín nhiệm của con người mà nó được lưu thông nên còn gọi là tín tệ.Chỉ tệ là một loại vật chất được con người gán cho hay chỉ định cho nó có một giá trị nhất định để đóng vai trò tiền tệ, bởi vậy tuy chỉ tệ không có giá trị nội tại nhưng nó vẫn lưu thông được do sự tín nhiệm của con người hoặc do quy định của Pháp luật Nhà nước nên có giá trị lưu thông.Có hai loại chỉ tệ điển hình:Tiền kim loại (coin): Là tiền được làm bằng các kim loại kém giá như: Chì (Pb), Nhôm (Al), Kèm (Zn) . và được sử dụng làm tiền xu, tiền lẻ để giao dịch những khoản hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ hoặc dùng để trả lại. Trong hình thái chỉ tệ kim loại, mệnh giá của tiền tệ (giá trị ghi trên mặt đồng tiến) là do con người định đoạt cho nó một giả trị nào cũng được. Thông thường giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của tín tệ kim loại cao hơn giá trị thực của nó rất nhiều.Tiền giấy (paper): Là tiền được làm bằng giấy do ngân hàng trung ương của các nước độc quyền phát hành. Tiền giấy gồm hai lại sau đây:– Tiền giấy khả hoán: Tiền giấy khả hoán là tiền giấy được lưu hành trên cơ sở thay thế cho tiền vàng hay tiền bằng bạc mà người ta ký gửi ở ngân hàng.Tiền giấy khả hoán là tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng với bất kỳ khối lượng nào theo đúng tiêu chuẩn giá cả. Điều đó có nghĩa là ai có tiền giấy khả hoán, thì bất cứ lúc nào cũng có quyền đến ngân hàng để đổi lấy một số vàng hay bạc mà nó làm đại biểu theo đúng tiêu chuẩn giá cả hoặc ngược lại.Tiền giấy khả hoán ngày nay không còn nước nào trên thế giới lưu thông nữa.– Tiền giấy bất khả hoán: Tiền giấy bất khả hoán là tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng. Khi sử dụng tiền giấy bất khả hoán, dân cư không có quyền đem đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc.Ngày nay, tiền giấy bất khả hoán là loại tiền được lưu hành phổ biến ở tất cả các nước, tiền giấy bất khả hoán không được đổi lấy vàng hay bạc, nên dễ bị mất giá, lưu thông không ổn định, dễ có lạm phát và thiểu phát.Trong lịch sử lưu hành tiền giấy bất khả hoán. Trung Quốc là một trong những quốc gia sáng chế ra tiền giấy bất khả hoán sớm nhất vào thế kỷ thứ IX. Ở Mỹ tiền giấy xuất hiện vào năm 1690.Lịch sử lưu hành tiền tệ Việt Nam, trong các triều đại phong kiến chủ yếu lưu thông tiến đúc bằng đồng, nhưng có một hiện tượng thật độc đáo, là tiền giấy xuất hiện khá sớm vào năm 1396, sớm hơn các nước phương Tây. Người có sáng kiến phát hành tiến giấy ở Việt Nam là Hồ Quý Ly, ông là người đầu tiên đưa ra một số chế độ cải cách trong triều Trần, trong đó có chế độ cải cách tiền tệ với nội dung phát hành tiền giấy để thay thế cho tiến đúc bằng đồng. Nhưng chế độ tiến giấy và lưu hành tiền giấy cũng chỉ tồn tại ba năm cùng thời gian Hồ Quý Ly trị vì đất nước. Tiền giấy dưới triều đại Hồ Quý Ly được mang danh là “Thông Bảo Hội Sao”.

4.3. Bút tệ

Bút tệ – tiền tệ ngân hàng hay còn gọi là tiền tài khoản hoặc tiền trương mục.Bút tệ là loại tiền tệ vô hình được tạo lập qua các bút toán, nó tồn tại trên sổ sách kế toán của ngân hàng nên còn gọi là tiền ngân hàng.Thực chất đây là tiền gửi của khách hàng thể hiện ở số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán nên còn có tên gọi là tiền trương mục hay tiền gửi giao dịch.

4.4. Các phương tiện tiền tệ điện tử

Tiền tệ điện tử tồn tại dưới dạng thẻ (cards): Các loại thẻ phổ biến như: Visa card, credit card, payment card.Lưu ý: Ngày nay toàn thế giới lưu hành các dấu hiệu giá trị, mà các dấu hiệu giá trị không có giá trị nội tại, nên không thực hiện được đầy đủ năm chức năng của tiền tệ mà chỉ thực hiện được các chức năng không cần đòi hỏi phải có của tiền vàng, như:– Chức năng phương tiện biểu hiện giá cả hàng hóa.Tiền tệ được sử dụng để tính toán hao phí sản xuất hàng hóa, trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm và xác định giá bán.– Chức năng phương tiện trao đổi
Tiến tệ được sử dụng để làm phương tiện mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ và các khoản khác. Trong chức năng này có thể tiền mặt vận động, có thể tiến chuyển khoản vận động, đảm bảo sự vận động ngược chiều của hàng hóa, dịch vụ, các khoản khác.– Chức năng phương tiện dự trữ giá trị
Tiền tệ được sử dụng để tích lũy, để dành, tiết kiệm bằng nhiều cách: gửi tiết kiệm, dự trữ các tài sản tài chính, các giấy tờ có giá trị khác, — việc dự trữ giá trị của các chủ thể trong nền kinh tế với mục đích chính là để nhắm đến khả năng sinh lời của đồng tiền.

Ý nghĩa: Tóm lại, ở bất cứ nền kinh tế nào hay dù ở bất cứ mức độ phát triển nào cũng có tính chất đa dạng nhất định của nó. Do vậy, việc tồn tại nhiều hình thái tiền tệ để thỏa mãn tất cả những nhu cầu đa dạng của xã hội; của các cá nhân là điều tất nhiên.

5. 10 đơn vị tiền tệ được sử dụng phổ biến nhất thế giới

Đô la Mỹ
Đồng Euro.Bảng Anh.Yên Nhật.Đô la Canada.Đô la Úc.Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc.Đô la Singapore.Đô la Hồng Kông
Franc Thụy Sĩ

6. Các loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế

Tiền tệ quốc tế ( International currency)Là tiền tệ tập thể của các khu vực hoặc tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế

Ví dụ: đồng Euro của EC (European community) và đồng SDR của IMF ( International monetary fund)

Tiền tệ quốc gia (National currency)Là đồng tiền của từng quốc gia riêng biệt như USD của Mỹ, JPY của Nhật, VND của Việt Nam,.. trong cơ chế tỉ giá thả nổi, tiền quốc gia không ổn định, hoặc thường lên giá như: JPY, CHF,.. hoac ự thường xuống giá như: USD, GBP, VND…

Trong thời đại hiện nay, do đồng tiền quốc tế ít phổ biến trong thanh toán, vì vậy tiền tệ quốc gia của các nước công nghiệp phát triển được sử dụng rộng rãi trong thanh toán và tín dụng quốc tế theo nguyên tắc thỏa thuận giữa 2 bên hay nhiều bên, tùy theo thực lực kinh tế của mỗi nước trong thị trường thế giới

Tiền thanh toán (Payment currency)Là tiền tệ người mua dùng để trả cho người bán, con nợ dùng để trả cho chủ nợ

Thường trong thanh toán quốc tế người ta dùng ngoại tệ mạnh để thanh toán

Ví dụ: USD (Mỹ), GBP (Anh), JPY (Nhật), CAD ( Canada),…

Tiền tính toán (account currency)Là tiền tệ dùng để thể hiện giá cả, tính toán tổng giá trị của hợp đồng

Người bán và người mua có quyền tự mình lựa chọn và 2 bên cùng thống nhất với mình

Do sức mua cao và tương đối ổn định của USD, GBP, JPY… nên trong các hợp đồng người ta thường lựa chọn các loại tiền này làm tiền tính toán

7. Đơn vị tiền tệ của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đơn vị tiền tệ của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 33 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành như sau:

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy và tiền kim loại, theo mức được Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định. Đơn vị tiền tệ của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”.

Xem thêm: Sống không dũng cảm uổng thiếu niên, sống không dũng cảm uổng phí thanh xuân

Trên đây là nội dung quy định về đơn vị tiền tệ của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin