Nếu bạn là một fan của thể loại tiểu thuyết kiếm hiệp thì chắc hẳn không thể không biết đến Võ lâm ngũ bá nổi tiếng trong tiểu thuyết của Kim Dung. Sau đây là chế bản vô cùng hài hước về các nhân vật này.

Bạn đang xem: Đông tà, tây độc


Hồi 4: Đoàn Trí Hưng

Đoàn
Trí Hưng, đại gia số một của ngũ bá.

Không cần cướp đất tự xưng đảo chúa như Đông Tà, cũng không phải buôn lậu để lập đại bản doanh như Tây Độc, càng không cần dấy binh phản loạn như Vương Trùng Dương,Đoàn Trí Hưng sinh ra đã là đại gia, thuộc hàng con ông cháu cha ăn trên ngồi trốc thiên hạ. Biệt hiệu Đế của ông ta đã nói lên tất cả, dù chỉ là đế của xứ Đại Lý nhỏ nhoi phía Nam.

Dòng họ Đoàn là một dòng họ nổi tiếng trong truyện Kim Dung, đặc điểm chung của dòng họ này là rất mực phong lưu, thường xuyên bỏ đi lang thang khắp nơi, tỉ võ tán gái, không có thú ăn chơi nào không làm. Đặc biệt hơn là về cuối đời, Đoàn thị đều bỏ vào chùa để tu, không biết để làm gì.Võ công của Đoàn gia cũng khắc hoạ rõ nét hình ảnh một vị đại gia, đứng một chổ chỉ tay năm ngón, sai phái thiên hạ dân đen. Bốn đệ của Nam đế le lói hoành tráng không kém, tự xưng là Ngư Tiều Canh Độc, nắm giữ bốn ngành công nghiệp nặng chủ yếu của quốc gia. Chính vì vậy họ Đoàn ăn tiêu như nước, những loại đại gia lìu tìu cỡ Đông tà cướp đất hay Tây độc buôn lậu tất nhiên không để vào mắt, còn loại cùng đinh áo rách cỡ Bắc cái lại càng không coi ra gì.

Thế nhưng do tại vị quá lâu, Đại Lý bé tẹo chả có gì để chơi, đi ra đi vào nhìn mặt mấy thằng đệ mãi cũng bực, Nam Đế liền xách đít lên Hoa Sơn coi luận kiếm. Ban đầu định là cưỡi ngựa xem hoa thôi, nhưng sau thấy mấy ông kia múa may mãi chẳng ra bài vở gì, ngứa nghề nhảy phắt vào chỉ đạo. Ai ngờ sự thể xoay vần, vớ luôn được cái danh một trong ngũ bá. Và tệ hơn, quen biết phải chú Vương Trùng Dương. Xưa thường hay nói chọn bạn mà chơi, Nam đế chọn bạn thế nào không biết, dắt ngay chú Vương về nhà, hai chú suốt ngày rượu chè cờ bạc, bàn luận giải ngoại hạng Anh, rảnh rổi thì đi thả diều bắt bướm, để đến nổi đệ của họ Vương là chú Châu Bá Thông nhảy thẳng vào cấm cung tòm tèm bà quý phi, lòi ngay ra một thằng con. Đầu Nam đế cũng tự dưng mọc lên một cái sừng to tướng, còn hoành tráng hơn cả Quá nhi.

Thế nhưng Nam đế khí độ kém hơn hẳn Quá nhi (cũng có thể do Tiểu Long Nữ không có con), đã trơ mắt dòm hài nhi của Châu Bá Thông lăn quay ra chết mà không thèm cứu, để dành công lực lên Hoa Sơn chơi lần hai. Đến nổi vợ yêu chịu không nổi phải ly khai cung cấm. Nói thêm là hầu như bà vợ nào của họ Đoàn cũng ly khai cung cấm, đi kiếm tình nhân hết thảy, cho đáng đời mấy thằng phong lưu.

Sau này lại ân hận, Nam đế bèn theo đúng thủ đoạn tổ tiên truyền lại, xuống tóc đi tu, ngõ hầu mượn cửa Phật giải toả bức xúc tâm lý. Giải toả đâu chưa thấy, chỉ thấy thu thập thêm một thằng đệ ác tăng nữa là Cừu Thiên Nhận, anh trai của bà lão Cừu Thiên Xích, người luôn có mặt trong top ten ác phụ Kim Dung. Hai thầy trò này dắt díu nhau đi lang thang khắp nơi, gặp ai cũng bắt gọi mình là Nam tăng.Đến mức cuối bộ Thần Điu, chịu không nổi sự mè nheo của Nam đế, tất cả đành phải thống nhất gọi ông ta là Nam tăng.

Đạt được ước nguyện cả đời của mình, Nam tăng cười tươi như hoa nở, tung tăng chạy xuống núi, từ đó chẳng thấy đâu nữa. Họ Đoàn cũng coi như biến mất khỏi giang hồ từ đấy. Họ Đoàn là danh gia vọng tộc, chỉ có điều ngoài phong lưu hào hiệp, chưa thấy bản chất của danh gia vọng tộc ở chổ nào, lại chỉ toàn sản sinh ra một lò mê chơi. Đoàn Nam đế cũng không ngoại lệ, cũng vì một lần sa chân thời trai trẻ, cho đến cuối đời vẫn cứ phải loanh quanh tìm đường giải thoát. Nương nhờ cửa Phật, nhưng cửa Phật xưa nay đâu phải chốn giải thoát cho số phận con người, nên chỉ thấy Nam đế cứ phải đi mãi đi mãi trong con đường nhân gian.

Đây là câu hỏi mà không ít người đặt ra: Sau khi Vương Trùng Dương chết, ai là cao thủ mạnh nhất trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của Kim Dung?


1. Đông Tà - Hoàng Dược Sư

*

Đông Tà Hoàng Dược Sư có thể nói là đệ nhất kỳ tài thông minh tuyệt đỉnh, không chỉ văn võ song toàn, mà còn kiêm thông cầm kỳ thư họa, y bốc tinh tường, toán số thao lược, ngũ hành kỳ môn.

Tuy nhiên ông là người có tính tình cổ quái, cô độc, chỉ làm việc theo ý của mình, thường chê bai cổ nhân, và chống lại triều đình, đối với ông, thiên tử cũng chẳng là gì.

Ông từng làm một đôi câu đối về võ công của mình: "Đào hoa ảnh lạc phi thần kiếm - Bích hải triểu sinh trỗi ngọc tiêu", ý nói võ thuật của ông kỳ ảo, lấy nhu thắng cương và vô cùng đẹp mắt, tao nhã.

Võ lâm trung nguyên trong Anh hùng xạ điêu đã từng náo loạn bởi 2 trong 6 đệ tử của Đông Tà là Mai Siêu Phong và Trần Huyền Phong (Hắc Phong Song Sát), đủ để thấy bản lĩnh siêu phàm của ông.

Chiêu thức sở trường: Đạn chỉ thần công - chiêu thức có tính linh hoạt và tấn công xa rất tốt.

Clip Hoàng Dược Sư sử dụng đạn chỉ thần công phá Bắc Đẩu thất tinh trận:


Tuy nhiên, ở cuối bộ Anh Hùng Xạ Điêu, Hoàng Dược Sư đã không tiến bộ thêm được nhiều về võ công và sớm bị Quách Tĩnh đuổi kịp, ông cũng không hạn chế được Âu Dương Phong khi ông này luyện xong "cửu âm chân kinh".

Đánh giá của chúng tôi: Vị trí số 4.

2. Tây Độc - Âu Dương Phong

*

Âu Dương Phong là chủ nhân của Bạch Đà sơn ở Tây Vực. Là người có tính tình ác độc, nhiều mưu mô thủ đoạn. Âu Dương Phong có võ công rất cao, thường dùng một cây đàn có thả hai con rắn độc ở đầu làm vũ khí.

Do là số 1 thiên hạ về điều chế chất độc và còn bởi tính tình độc địa, hiểm ác nên ông mới có biệt hiệu là Tây Độc.

Vương Trùng Dương thời điểm sau Hoa Sơn luận kiếm đã từng đánh giá Tây Độc là nguy hiểm nhất trong "tứ tuyệt" còn lại.

Sau đó, Vương Trùng Dương đã đến Đại Lý để trao đổi võ học với Nam Đế - Đoàn Trí Hưng, cốt là để dạy tuyệt kỹ "tiên thiên thần công" cho Nam Đế để có người có thể khắc chế được Âu Dương Phong khi ông qua đời.

Ở giữa bộ Anh hùng xạ điêu, Âu Dương Phong đã chiến thắng Hồng Thất Công nhờ vào tuyệt chiêu thả rắn, và ở cuối bộ, ông đã luyện thành cửu âm chân kinh và 1 lần nữa đánh bại Hồng Thất Công cũng như khắc chế được Hoàng Dược Sư.

Chiêu thức sở trường: Cáp Mô Công, chiêu thức nội công có sức mạnh ngang ngửa với hàng long thập bát chưởng của Cái Bang.

Chúng ta cùng xem lại clip chiến đấu trên thuyền giữa Âu Dương Phong và Hồng Thất Công:


Đánh giá của chúng tôi: Vị trí số 2.

3. Nam Đế - Đoàn Trí Hưng

Đoàn Trí Hưng là vua nước Đại Lý. Là người có tính tình khó phân biệt. Ông nguyên là cháu của Đoàn Chính Nghiêm (tức Đoàn Dự trong Thiên Long Bát Bộ). Về sau ông đi tu có pháp hiệu là "Nhất Đăng đại sư".

Ông là người rất đàng hoàng, trọng nghĩa khí, yêu thích võ công, sau khi đi tu thì ông là một nhà sư rất thương người và chuẩn mực trong cách sống.

Về võ công, sau cuộc Hoa Sơn luận kiếm, ông đã được Vương Trùng Dương truyền thụ tuyệt kỹ "Tiên Thiên Công" nên có thể nói, thời điểm đó ông là người mạnh nhất trong "tứ tuyệt".

Về cuối truyện, ông cũng đã học thêm được 1 số khẩu quyết trong cửu âm chân kinh để hoàn hảo thêm kho tàng võ công của mình, uy lực của ông thể hiện rõ nhất là lúc ông thu phục Cừu Thiên Nhận - cũng là 1 cao thủ võ công của thời điểm đó.

Chiêu thức sở trường: Nhất Dương Chỉ - tuyệt chiêu gia truyền của dòng họ vương gia Đại Lý, chiêu thức có phạm vi công phá nhỏ nhưng độ sát thương lại rất lớn, và có thể khắc chế nhiều chiêu thức mạnh mẽ khác.

Đánh giá của chúng tôi: Vị trí số 1.

4. Bắc Cái - Hồng Thất Công

*

Hồng Thất Cônglà bang chủ thứ mười tám của Cái Bang, tính ham ăn ham rượu. Cũng vì ham ăn nên ông đã không cứu kịp một người huynh đệ trong Cái Bang.

Vì ân hận nên ông tự chặt cụt một ngón tay để nhắc mình (Nên giang hồ gọi là
Cửu Chỉ Thần Cái).

Ham rượu thịt có lẽ là nhược điểm duy nhất của ông bởi những gì còn lại thuộc về ông là những việc làm đẹp nhất của một đời người, một bậc hào sảng, xứng danh là đại anh hùng, đại hiệp sĩ chủ trì công đạo trong thiên hạ.

Võ công của ông là sự kết hợp giữa chưởng pháp có sức tấn công mạnh nhất thời điểm đó là "Hàng Long Thập Bát Chưởng" và côn pháp dùng nhu thắng cương huyền thoại "Đả Cẩu Bổng Pháp".

Vào thời điểm Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, có lẽ Hồng Thất Công chỉ thua Vương Trùng Dương trong ngũ tuyệt, thế nhưng vào những thời điểm sau đó, ông đã bị Âu Dương Phong hạ gục qua trong 2 lần đối đầu.

Có thể nói Hồng Thất Công không hề thua kém Âu Dương Phong về các chiêu thức võ công, tuy nhiên ông thua Tây Độc về mưu mẹo và độ quái trong các chiêu thức.

Chiêu thức sở trường: Hàng Long Thập Bát Chưởng - bộ chưởng pháp có sức tấn công rộng và cực kỳ mạnh mẽ.

Xem thêm:

Đánh giá của chúng tôi: Vị trí số 3

Đó là đánh giá chủ quan của chúng tôi dựa trên những gì chúng ta đã biết qua Xạ điêu tam bộ khúc, còn các bạn, các bạn nghĩ thế nào?


Bạn chọn ai là người mạnh nhất trong "tứ tuyệt"?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.