– Toàn tỉnh hiện có 224 trường có cấp THCS và 29 trường có cấp THPT với gần 20.000 học sinh khối 9 và khối 12. Mặc dù dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục tác động đến các hoạt động giáo dục nhưng với tinh thần chủ động, các trường đang tích cực triển khai dạy học, ôn tập kiến thức cho học sinh cuối cấp để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

Bạn đang xem: Học sinh cuối cấp tập 1

Ông Đặng Hồng Cường, Trưởng Phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT cho biết: Để đảm bảo kiến thức cho học sinh cuối cấp, từ đầu năm học, phòng đã tham mưu cho lãnh đạo sở yêu cầu các nhà trường lập kế hoạch cho việc giảng dạy, ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và thi tuyển sinh vào 10 (bao gồm kế hoạch chung của trường, kế hoạch của các tổ chuyên môn) phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm thời lượng, nội dung cốt lõi, căn bản, khung thời gian năm học; ưu tiên các môn học có trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh vào 10. Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, phòng cũng tham mưu sở yêu cầu các trường triển khai chặt chẽ, đồng bộ các phương án dạy, ôn tập cho học sinh cuối cấp trên tinh thần vừa đảm bảo an toàn về sức khỏe của giáo viên, học sinh vừa đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức để học sinh sẵn sàng bước vào các kỳ thi.

Giờ ôn tập của học sinh khối 12 Trường THPT Tràng Định, huyện Tràng Định

Trên cơ sở đó, thời gian qua, các trường đã điều chỉnh kế hoạch ôn tập cho học sinh. Trong đó, đối với cấp THPT, ngoài tập trung dạy học theo nội dung chương trình tinh giản thì đã dành nhiều thời gian cho ôn tập, củng cố kiến thức 3 môn thi chính (Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh); phân công giáo viên dạy khối 12 nhiệt tình, có chuyên môn vững và kinh nghiệm giảng dạy phụ trách ôn tập cho học sinh. Đối với các lớp phải tổ chức dạy, ôn tập trực tuyến, hình thức dạy và ôn tập trực tuyến cũng rất đa dạng, tiếp tục thông qua các ứng dụng hỗ trợ học tập trên mạng Internet và các bài học trên truyền hình đã phát sóng…

Tại Trường THPT Việt Bắc, thành phố Lạng Sơn những ngày đầu học kỳ II, việc dạy học trực tiếp và trực tuyến được nhà trường tổ chức linh hoạt. Nhà trường còn tăng thời lượng chương trình học các môn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022. Cô Trần Thị Thu Huyền, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học này, trường có 11 lớp với 430 học sinh khối 12. Không chỉ cử giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, nhà trường còn tăng thêm 3 buổi học/tuần vào chương trình chính khoá đối với học sinh lớp 12. Đối với học sinh lớp 12 phải cách ly do dịch COVID-19, nhà trường phân công giáo viên hỗ trợ dạy, hướng dẫn ôn tập trực tuyến vào các buổi chiều, tối để các em nắm bắt kịp thời, đầy đủ kiến thức.

Tại các trường cấp THCS, công tác ôn tập được triển khai theo kế hoạch từ đầu năm gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ đầu học kỳ I đến khi kiểm tra hết học kỳ II. Nội dung ôn tập chủ yếu là kiến thức cốt lõi và bám sát vào cấu trúc của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Trong quá trình ôn tập, giáo viên đặc biệt quan tâm sự tiến bộ của từng học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu. Cùng đó, thời điểm bước vào học kỳ II, nhiều trường đã tổ chức dạy vừa củng cố kiến thức, vừa dạy bài mới theo chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT; đồng thời, tổ chức tiết bám sát ở 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) với 1 tiết/tuần/môn. Giai đoạn 2 (sau khi kiểm tra học kỳ II), tổ chức ôn tập theo chủ đề, chủ điểm và đề thi minh hoạ của Sở GD&ĐT.

Tại Trường THCS Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, cô Hoàng Thị Nguyệt, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường đang tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 9 (3 lớp với 72 học sinh) song song với chương trình chính khóa, với phương châm “học tới đâu chắc tới đó”. Trong đó, dành nhiều thời gian ôn tập theo nhóm, học theo chủ đề ở trên lớp nhằm giảm tải áp lực tâm lý giai đoạn cận thi cho học sinh. Ngay khi kết thúc kỳ thi học kỳ II, các em sẽ được tập trung ôn tập về phương pháp làm bài theo ma trận đề của Sở GD&ĐT.

Để việc ôn tập hiệu quả, thời gian tới, Sở GD&ĐT yêu cầu các trường thực hiện khảo sát, đánh giá năng lực học sinh, từ đó, xây dựng kế hoạch dạy học và ôn tập cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh; chú trọng luyện đề với học sinh khá, giỏi; tập trung củng cố kiến thức cơ bản, rèn kỹ năng cho học sinh có học lực yếu; hướng dẫn các em các kỹ năng làm bài thi đối với từng bộ môn. Đồng thời, căn cứ vào sức học của từng học sinh để tư vấn, phân luồng, giúp các em có sự lựa chọn vào các trường THPT hoặc thi tuyển sinh cao đẳng, đại học phù hợp…

Với sự chủ động, tích cực trên đây trong điều kiện thích ứng, an toàn với dịch COVID-19, tin tưởng rằng, học sinh cuối cấp THCS, THPT trong tỉnh được đảm bảo về sức khỏe, trang bị đầy đủ kiến thức để sẵn sàng tham gia kỳ thi vào 10 và tốt nghiệp THPT quốc gia 2022 và sẽ gặt hái nhiều kết quả cao

Không có tâm lí nghỉ xả hơi sau học kỳ đầy căng thẳng, các học sinh cuối cấp lên kế hoạch cho việc học tập trong suốt thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.


Nhiều học sinh cuối cấp lên phương án học xuyên Tết. Ảnh: Hải Nguyễn

Lên kế hoạch tự học

Những tiết học cuối cùng của năm cũ khép lại, số bài tập về nhà không nhiều, nhưng Nguyễn Thị Tường Huy - học sinh lớp 9, Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã vạch ra kế hoạch ôn tập trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 8 ngày sắp tới.

Cách đây khoảng 1 tuần, Tường Huy cùng các học sinh trong trường được tham gia trải nghiệm không khí Tết ngay tại sân trường. Cô nữ sinh vô cùng háo hức vì được trực tiếp gói những chiếc bánh trưng nhỏ xinh ngay tại sân trường, được tham gia các gian hàng hội chợ đa dạng, hấp dẫn. 

Lê Đức Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng nói rằng, Tết năm nay, em sẽ ở nhà để ôn bài.

"Mọi năm, Tết em thường hay đi chơi cùng gia đình nhưng năm nay, em sẽ ở nhà học bài nhiều hơn là đi chơi. Ngoài kiến thức vừa được học trên lớp, em sẽ hệ thống lại những kiến thức đã học để biết mình còn yếu kém chỗ nào. Từ đó bổ sung kiến thức, học lại bài kỹ hơn, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi vào lớp 10" - Đức Minh chia sẻ. 

Lật giở phần bài tập về nhà thầy cô giáo đã giao, Lê Phương Uyên, học sinh lớp 12, Trường Hữu Nghị T78 (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) nhận xét, khối lượng bài tập Tết như vậy không quá nhiều với một học sinh cuối cấp.

Em nói, những bài tập thầy cô giao cho chủ yếu vào 3 môn: Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Nữ sinh dự định, sẽ xây dựng thời gian biểu thật hợp lí để hoàn thành số bài tập này và ôn tập thêm các phần kiến thức khác trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán. 

"Mỗi ngày em sẽ dành khoảng 4 tiếng để giải quyết các bài tập thầy cô giao trên lớp và luyện viết văn. Thời gian còn lại, em sẽ nghỉ xả hơi và làm những công việc khác".

Là học sinh cuối cấp, Phương Uyên ý thức thời gian này, em cần tăng tốc để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

"Em nghĩ nếu mình biết cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi thì việc ôn thi sẽ đạt hiệu quả hơn rất nhiều" - Phương Uyên chia sẻ.

Không gây áp lực cho học trò

Với nhiều học sinh cuối cấp, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sẽ là khoảng thời gian thích hợp để ôn tập, hệ thống lại những kiến thức đã học, chuẩn bị tâm thế cho các kỳ thi quan trọng sau Tết. 

Còn phía các nhà trường, việc giao bài tập Tết cũng hạn chế nhằm tránh gây áp lực, tâm lý đến học trò. Riêng với học sinh cuối cấp, thầy cô vẫn giao 1 lượng bài tập để các em duy trì việc tự học trong suốt thời gian nghỉ lễ.

Xem thêm:

"Mỗi thầy cô, mỗi nhà trường đều đã có kế hoạch dài hơi cho học sinh ôn thi. Do đó, cha mẹ hay bản thân các em học sinh không nên quá lo lắng. 

Bên cạnh việc học, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các em cũng nên cân đối thời gian để tham gia các hoạt động vui chơi, giải toả căng thẳng. Như vậy, việc tiếp thu kiến thức sẽ rất dễ dàng" - cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh, giáo viên Trường THCS Bế Văn Đàn dành lời khuyên đến học sinh cũng như các bậc phụ huynh.