Với sự đa dạng và phong phú cũng như lợi ích mang lại, trò chơi dân gian là một hoạt động không thể thiếu dành cho trẻ em và mỗi gia đình Việt.

Bạn đang xem: Trò chơi nhân gian việt nam


1. Trò chơi dân gian là gì?

Trò chơi dân gian là những trò chơi từ thời xa xưa được truyền qua nhiều thế hệ nhằm giúp cho trẻ nhỏ và cả người lớn có những giây phút giải trí thư giãn và gắn kết bạn bè, hội nhóm, làng xã. 

Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 1992 viết: "Trò có nghĩa là một hình thức mua vui, bày ra trước mắt chúng ta, chơi có nghĩa là các hoạt động của lúc con người chúng ta nhàn rỗi. Trò chơi nghĩa là những hoạt động của con người mang tính chất giải trí mua vui làm quên đi những mệt mỏi, những lo toan của cuộc sống".

Trò chơi dân gian có sự thay đổi, biến tấu theo thời gian, phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử và có cả những biến thể phù hợp với các không gian văn hóa khác nhau. 

2. Nguồn gốc của trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian là nét đẹp văn hóa được lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử. Từ hoạt động văn hóa, tinh thần của cha ông, hoạt động ngày được truyền tay, truyền miệng... qua từng thế hệ và được hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. 

Hiện chưa có một nghiên cứu chính xác nào về thời điểm ra đời các trò chơi dân gian.

3. Đặc điểm của trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian phù hợp với đa dạng lứa tuổi trẻ con, người lớn, phụ nữ, đàn ông, chơi nhóm hay chơi cá nhân...

Các hoạt động của trò chơi dân gian không cầu kì tốn kém, chỉ với những chất liệu dễ kiếm như (hòn đá, hòn bi, đoạn dây...) mọi người có thể lập được trò chơi. Dù mỗi trò chơi đều mang màu sắc nhưng đâu đó chúng đề cao sự phán đoán suy luận, khéo léo, rèn luyện thể lực... quan trọng hơn cả là gắn kết các thành viên với nhau.

Trò chơi dân gian chia làm nhiều thể loại. Có trò chơi chuyên về thể lực, sức mạnh cơ bắp. Có trò chơi chuyên về sự khéo léo, dẻo dai. Có trò chơi chỉ rèn trí tuệ. Có trò chơi kết hợp giữa vận động và trí tuệ, óc phán đoán, sự thông minh nhanh nhạy. Có trò chơi lại thuần túy là vui vẻ, đề cao sự gắn kết tập thể, tinh thần tương hỗ lẫn nhau.

Nhiều trò chơi dân gian Việt Nam còn kết hợp cả phần lời. Người chơi vừa vận động, vừa đọc đồng dao, hò vè khiến trò chơi trở nên ồn ã, sôi động, vui vẻ.

4. 100 trò chơi dân gian Việt Nam

4.1 Trò chơi "Rồng rắn lên mây"

4.1.1 Người chơi

"Rồng rắn lên mây" là trò chơi tập thể không giới hạn số người tham gia. Tuy nhiên để hiệu quả và để quản trò thuận tiện theo dõi, số người tham gia vào trò này trong một lần chơi thông thường khoảng 6 - 12 người.

4.1.2 Dụng cụ, địa điểm

"Rồng rắn lên mây" không yêu cầu bất cứ dụng cụ gì. Tuy nhiên người chơi cần phải thuộc bài đồng dao để có thể tham gia cùng mọi người.

Địa điểm diễn ra trò chơi nên rộng rãi, bằng phẳng phù hợp với việc vận động. Tránh những nơi có vật cản sắc nhọn, gây nguy hiểm.

Rồng rắn lên mây.

4.1.3 Cách chơi "Rồng rắn lên mây"

Tham gia vào trò chơi này, mọi người phải phân vai theo quy định có sẵn gồm một người đứng ra riêng làm thầy thuốc, những người còn lại xếp thành một hàng dọc người sau nắm vào vạt áo hoặc vào vai người đứng trước.

Cả đoàn rồng rắn sẽ đi qua đi lại trước mặt thầy thuốc và đọc bài đồng dao: "Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nác/ Có nhà điểm binh/ Hỏi thăm thầy thuốc/ Có nhà hay không?".

Khi nghe được câu hỏi, người đóng vai thầy thuốc sẽ trả lời: "Thầy thuốc đi vắng (đang ngủ, đi thăm gia đình…)". Cả đoàn rồng rắn lại tiếp tục vừa đi vừa đọc bài đồng dao cho đến khi thầy thuốc trả lời "Có" thì cuộc đối thoại tiếp theo được bắt đầu.

Thầy thuốc: Mẹ con rồng rắn đi đâu?

Người đứng làm đầu của đoàn rồng rắn: Đi lấy thuốc chữa bệnh cho con

Thầy thuốc: Con lên mấy?

Người đứng đầu đoàn rồng rắn:Con lên một,...

Thầy thuốc hỏi: Cho tôi xin khúc đầu

Người đứng đầu đoàn rồng rắn: Đầy xương cùng xẩu

Thầy thuốc: Cho tôi xin khúc giữa

Người đứng đầu đoàn rồng rắn: Đầy máu cùng me

Thầy thuốc: Cho tôi xin khúc đuôi

Người đứng đầu đoàn rồng rắn: Tha hồ thầy đuổi

Đến đây, nhiệm vụ của đoàn rồng rắn là phối hợp nhịp nhàng cùng nhau không để cho thầy thuốc tiếp cận được người cuối cùng. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng trong hàng thì người đó phải đứng ra làm thầy thuốc. Trong quá trình luồn lách, uốn éo người nào bị tách ra khỏi hàng cũng coi như bị loại.

4.2. Trò chơi "Bịt mắt bắt dê"

4.2.1 Người chơi

"Bịt mắt bắt dê" là hoạt động tập thể. Trò chơi dân gian này không giới hạn số người chơi. Tuy nhiên để đảm bảo chật tự và thời gian diễn ra, số người tham gia lý tưởng là 3 - 15 người.

4.2.2 Dụng cụ, địa điểm

Để có thể tham gia "bịt mắt bắt dê" mọi người cần chuẩn bị cho mình một vật có thể che mắt (ví dụ: mảnh vải tối màu...)

Địa điểm diễn ra trò chơi nên là không gian rộng vừa đủ, không có vách ngăn để đảm bảo an toàn cho người chơi.

4.2.3 Cách chơi "Bịt mắt bắt dê"

Trước khi bắt đầu trò chơi, mọi người oẳn tù tì hoặc bằng cách nào đó để chọn ra người bị bịt mắt. Những người còn lại mặc định là dê sẽ làm vòng tròn đi xung quanh, liên tục kêu "be be" đánh lạc hướng và không để cho người bịt mắt bắt được mình.

Khi người bị mắt bắt được ai đó, họ sẽ dựa vào phán đoán (chiều cao, cân nặng, đặc điểm đặc biệt...) để gọi tên người đang làm dê. Nếu gọi tên đúng thì người đó sẽ vào thế vị trí người đang bị bịt mắt.

Bịt mắt bắt dê.

4.3. Trò chơi "Nhảy dây"

4.3.1 Người chơi

"Nhảy dây" là trò chơi phù hợp theo cá nhân hoặc theo nhóm. 

4.3.2 Dụng cụ, địa điểm

Để tham gia trò chơi nhảy dây, người chơi cần chuẩn bị một đoạn dây với độ dài vừa đủ, phù hợp với mục đích nhảy đơn hay nhảy dây nhiều người.

Địa điểm diễn ra trò chơi cần rộng rãi, không vướng vật cản.

4.3.3 Cách chơi "Nhảy dây"

Nhảy dây đơn

Người chơi cầm trước hai đầu dây sau đó quất dây nhịp nhàng sao cho đoạn dây không vướng vào chân. Người chơi hoặc người đứng ngoài sẽ là người đếm, lần lượt thi đấu qua lại nếu người nào được số lượt nhảy cao hơn là người đó thắng.

Nhảy dây nhóm (nhảy nhiều người)

Đối với nhảy dây nhóm, hai người theo phân công sẽ đứng cầm hai đầu sợi dây và quất nhịp nhàng từ dưới lên trên. Những người còn lại nhảy trong vòng quay sao cho chân không vấp vào sợi dây.

Nếu người chơi vấp vào sợi dây sẽ phải thế chỗ cho người quất dây.

4.4. Trò chơi "Ô ăn quan"

4.4.1 Người chơi

Ô ăn quan là trò chơi dành cho 2 người chơi hoặc 3 - 4 người chơi.

4.4.2 Dụng cụ, địa điểm

Ô ăn quan là trò chơi rèn luyện tính kiên trì, khả năng ghi nhớ... cho người chơi. Để tham gia trò chơi, người chơi cần chuẩn bị một viên phấn màu có thể vẽ ra mặt phẳng bên cạnh đó là cơ số sỏi (gạch, đá...) để làm quân chơi (phổ biến nhất là 50 quân).

Ngày nay, việc chuẩn bị chơi ô ăn quan đã dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều khi các nhà sản xuất bắt tay sản xuất công nghiệp.

Không gian chơi ô ăn quan không cần quá rộng, chỉ cần mặt phẳng không quá dốc.

4.4.3 Cách chơi "Ô ăn quan"

Những người chơi Ô ăn quan sẽ ngồi phía ngoài (cạnh dài hơn của hình chữ nhật). Người chơi lần lượt di chuyển số sỏi có trong ô. Bắt đầu một lần rải quân, khi đến quân cuối cùng, nếu ô kế tiếp ô đó còn sỏi thì lấy số sỏi đó lên và rải tiếp. Nếu ô kế tiếp là ô trống thì được ăn số sỏi của ô tiếp theo.

Lượt chơi tiếp tục cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Phân thắng thua theo số lượng của các viên sỏi có được.

4.5. Trò chơi "Kéo co"

4.5.1 Người chơi

Kéo co là trò chơi mang tính tập thể không giới hạn số người tham gia.

4.5.2 Dụng cụ, địa điểm

Dây thừng: 7 - 15m tùy số lượng người tham gia.

Không gian tổ chức kéo co cần rộng rãi

Lưu ý: dây thừng sử dụng trong kéo co cần được đánh dấu vạch ở giữa

4.5.3 Cách chơi "Kéo co"

Hai đội với số người chơi quy định đứng xen kẽ, theo chiến thuật riêng của đội mình. Khi trọng tài hô bắt đầu, các đội dùng hết sức kéo dây thừng về phía mình. Đội nào kéo được vần vạch trên dây thừng về phía đội mình là dành chiến thắng.

Kéo co.

4.6. Trò chơi "Mèo đuổi chuột"

4.6.1 Người chơi

Mèo đuổi chuột là trò chơi tập thể, không giới hạn số người tham gia. Tuy nhiên để thuận tiện cho công tác tổ chức, mỗi lượt chơi nên giới hạn từ 7 - 20 người.

4.6.2 Dụng cụ, địa điểm

Trò chơi dân gian này không yêu cầu đặc biệt về dụng cụ tham gia. Điều bạn cần duy nhất là một khoảng không rộng, không vướng các vật cản, vật nguy hiểm.

4.6.3 Cách chơi "Mèo đuổi chuột"

Những người tham gia trò chơi được phân ra người đóng vai mèo và người đóng vai chuột, những người còn lại đóng vai trò làm hang.

Khi quản trò hô bắt đầu, những người làm hang sẽ đứng thành vòng tròn nắm tay cùng hô vang bài đồng dao:

“Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Mèo chạy đằng sau

Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo

Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột”.

Khi này người đóng vai mèo sẽ đuổi theo người đóng vai chuột. Kết thúc bài hát người đóng vai mèo không bắt được chuột là người thua cuộc.

4.7. Trò chơi "Cá sấu lên bờ"

4.7.1 Người chơi

Cá sấu lên bờ là trò chơi tập thể, không giới hạn số lượng người tham gia. Tuy nhiên, để thuận tiện số lượng người chơi nên giới hạn từ 8 - 10 người. Nếu đông hơn có thể chia ra thành nhiều nhóm chơi

4.7.2 Dụng cụ, địa điểm

Cá sấu lên bờ không yêu cầu cụ thể gì về dụng cụ cần thiết. Địa điểm chơi rộng rãi, sạch sẽ, bằng phẳng làm song, có kẻ vạch làm hai bờ (cách nhau khoảng 3m).

4.7.3 Cách chơi "Cá sấu lên bờ"

Nhóm chơi thống nhất chọn ra người làm cá sấu. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người này sẽ đi lại ở giữa hai vạch quy định. Những người đứng trên bờ sẽ nhảy ra khỏi vạch đi lại giữa hai bên bờ để trọc tức cá sấu. Nếu để người làm cá sấu bắt được thì bạn là người thua cuộc.

Lưu ý:

- Người chơi qua sông thì không được đi nửa chừng rồi quay lại

- Người đóng vai cá sấu không được dùng tay kéo người chơi trên bờ xuống sông nếu như họ không thò chân xuống sông hoặc di chuyển dưới sông.

4.8. Trò chơi "Nu na nu nống"

4.8.1 Người chơi

"Nu na nu nống" là trò chơi tập thể không giới hạn số lượng người chơi.

4.8.2 Dụng cụ, địa điểm

Trò chơi "Nu na nu nống" không có yêu cầu đặc biệt về dụng cụ. Địa điểm chơi cũng không cần quá rộng rãi.

4.8.3 Cách chơi "Nu na nu nống"

Những người tham gia trò chơi lần lượt ngồi xuống thành một hàng, duỗi thẳng hai chân. Vừa dùng nhịp tay vừa đồng thanh bài đồng dao:

“Nu na nu nống

Cái cống nằm trong

Cái ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Bụt ngồi bụt khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Bà mụ thổi xôi

Nhà tôi nấu chè

Tè he chân rút.”Hoặc:

“Nu na nu nống

Cái cống nằm trong

Đá rạng đôi bên

Đá lên đá xuống

Đá ruộng bồ câu

Đá đầu con voi

Đá xoi đá xỉa

Đá nửa cành sung

Đá ung trứng gà

Đá ra đường cái

Gặp gái giữa đường

Gặp phường trống quân

Có chân thì rụt"

Đến từ cuối cùng chỉ đến chân của ai thì người đó co chân lên. Cứ thế lần lượt người nào co hết chân lên trước là người thắng cuộc.

4.9. Trốn tìm

4.9.1 Người chơi

Trốn tìm là trò chơi tập thể, không giới hạn về số lượng người chơi. Tuy nhiên để đảm bảo thuận tiện về thời gian số lượng người chơi lý tưởng từ 8 - 10 người.

4.9.2 Dụng cụ, địa điểm

Trò chơi trốn tìm không có yêu cầu đặc biệt về dụng cụ để tổ chức trò chơi.

Về địa điểm, cần chọn những nơi có vật che khuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc trốn.

4.9.3 Cách chơi

Những người tham gia trò chơi sẽ thống nhất một người đóng vai người tìm, những người còn lại sẽ đi trốn. Khi trò chơi bắt đầu, người đi tìm sẽ hô "5, 10, 15... 100" sau đó bắt đầu đi tìm. Nhiệm vụ của người đi trốn là không được để người khác tìm thấy mình. Nếu như bị phát hiện bạn sẽ là người thua cuộc.

4.10. Trò chơi "Một hai ba"

4.10.1. Người chơi

Trò chơi Một hai ba là trò chơi tập thể, không giới hạn số lượng người tham gia.

4.10.2 Dụng cụ, địa điểm

Người chơi cần di chuyển tới địa điểm rộng rãi, không vướng vật cản.

4.10.3 Cách chơi "Một hai ba"

Những người chơi sẽ thống nhất chọn một người đứng ra là quản trò. Khi bắt đầu trò chơi, người này sẽ đứng quay lưng lại với những người còn lại và hô "Một, hai, ba". Trong lúc này những người còn lại được di chuyển, khi quản trò hô hết câu và quay lại thì người chơi phải đứng yên tại chỗ. Nếu di chuyển bị quản trò nhìn thấy là người thua cuộc.

Lần lượt như thế, nếu người chơi chạm được vào quản trò và không bị phát hiện là người dành chiến thắng.

4.11. Trò chơi "Tập tầm vông"

4.11.1 Người chơi

"Tập tầm vông" là trò chơi mang thiên hướng cá nhân. Thông thường sẽ có hai người chơi.

4.11.2 Dụng cụ, địa điểm

Trò chơi "Tập tầm vông" không có yêu cầu đặc biệt về dụng cụ và địa điểm diễn ra.

4.11.3 Cách chơi "Tập tầm vông"

Khi tham gia trò chơi, một người sẽ dùng viên sỏi, hạt đậu... bất cứ thứ gì có thể giấu trong tay mình. Sau đó đố người chơi:

"Tập tầm vông

Tay không tay có

Tập tầm vó 

Tay có tay không

Mời các bạn đoán sao cho trúng

Tay nào có tay nào không?"

Nhiệm vụ của người chơi là tìm ra được tay nào đang dấu món đồ bí ẩn. Nếu đoán đúng bạn là người thắng cuộc.

4.12. Trò chơi "Khiêng kiệu"

4.12.1 Người chơi

"Khiêng kiệu" là trò chơi tập thể, không giới hạn người chơi. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc di chuyển, mỗi đội chơi nên có ba người.

4.12.2 Dụng cụ, địa điểm

Chơi khiêng kiệu không có yêu cầu cụ thể về dụng cụ. Địa điểm chơi cần rộng rãi, tránh vật cản.

4.12.3 Cách chơi "Khiêng kiệu"

Chia làm 2 đội, mỗi đội có 3 người. Hai người chơi đứng đối mặt nhau: tay phải nắm vào cùi chỏ của tay trái và tay trái nắm vào tay phải của người đối diện sau đó người chơi còn lại sẽ ngồi lên trên kiệu.

Trong quá trình di chuyển người làm kiệu bị tuột hoặc những người chơi ngồi trên kiệu bị rơi xuống bị tính là thua cuộc.

4.13. Trò chơi "Cướp cờ"

4.13.1 Người chơi

Cướp cờ là trò chơi tập thể, không giới hạn số người tham gia.

4.13.2 Dụng cụ, địa điểm

Để tham gia trò chơi, người chơi cần chuẩn bị một không gian đủ rộng, có vạch làm vòng tròn đặt cờ.

4.13.3 Cách chơi "Cướp cờ"

Chuẩn bị một vòng tròn trong một khoảnh khắc quy định, trong vòng có một vật được chọn làm cờ theo quy định. Chia mỗi đội chơi với số người bằng nhau, đánh số từ 1, 2, 3... cho đến hết. 

Trọng tài sẽ gọi số nào thì người ở số đó ở các đội sẽ chạy thật nhanh đến vòng tròn và cướp cờ mang về.

Lưu ý:

Nếu trong quá trình chạy về vị trí người chơi bị đội đối thủ chạm vào người thì ngay lập tức bị loại.

4.14. Trò chơi "Nhảy lò cò"

4.14.1 Người chơi

Nhảy lò cò là trò chơi tập thể không giới hạn số người tham gia.

4.14.2 Dụng cụ, địa điểm

Không gian tổ chức trò chơi "Nhảy lò cò" cần rộng rãi, bằng phẳng, dễ dàng vẽ ô để chơi.

4.14.3 Cách chơi "Nhảy lò cò"

Để có thể tham gia trò chơi "Nhảy lò cò", người chơi cần chuẩn chuẩn bị ô chơi gồm 10 ô vuông, diện tích mỗi ô vuông đủ rộng rãi để có thể đứng vừa hai chân bên trong.

Người chơi lựa chọn một vật làm chì/chàm (hòn đá, viên sỏi....). Đến lượt chơi, người tham gia sẽ tung chàm vào ô bất kì. Quy tắc là không được tung ra ngoài, không được chạm vào vạch kẻ ô. 

Lưu ý: những ô đơn người chơi phải co một chân, với những ô đôi, người chơi được đặt hai chân trong hai ô đó

4.15. Trò chơi "Nhảy bao bố"

Người chơi chia làm nhiều đội với số lượng người bằng nhau. Khi có hiệu lệnh chuẩn bị của người quản trò, người đầu tiên của mỗi đội sẽ bước vào trong bao bố. Lần lượt thành viên của các đội sẽ nhảy thật nhanh cho đến đích. Đội nào các thành viên về đích trước là đội thắng cuộc.

Lưu ý: trong khi tham gia trò chơi, người nào xuất phát trước khi thành viên khác trên đội chưa đến đích bị tính là phạm luật. Người nào nhảy chưa đến vạch đích đã bước ra khỏi bao bố cũng không được tính điểm.

4.16. Trò chơi "Chuyền"

Người chơi chuẩn bị một bộ dụng cụ gồm 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (thường là quả bóng nhỏ).

Người chơi dải sẵn que nhỏ trên mặt đất sau đó tung quả nặng lên không trung. Nhiệm vụ của người chơi là bắt được quả nặng và số que nhỏ yêu cầu của mỗi lượt. Bàn 1 (lấy một que một lần tung), bàn 2 (lấy hai que một lần tung)... lần lượt cho đến hết số que nhỏ trên bàn là người thắng cuộc.

Nếu người chơi để bị rơi quả nặng hoặc không lấy được số que nhỏ theo yêu cầu thì bị tính mất lượt.

4.17. Trò chơi "Lộn cầu vồng"

Hai người chơi đứng quay lưng lại với nhau. Cả hai nắm tay và đồng thanh bài đồng dao:

“Lộn cầu vồng

Nước trong nước chảy

Có cô mười bảy

Có chị mười ba

Hai chị em ta cùng lộn cầu vồng”

Khi đọc hết bài cả hai cùng nhau xoay lại theo một chiều để lộn cầu vồng. Các bạn chơi tiếp tục hát bài đồng dao để quay lại vị trí cũ.

4.18. Trò chơi "U"

Chơi "U" là trò chơi tập thể rèn luyện sự dẻo dai, sức bền của người tham gia. Người chơi được phân chia thành hai đội với số thành viên tương đương. Mỗi đội chọn cho mình không gian tương đương được đánh dấu ngăn cách bằng các vật dụng theo thỏa thuận.

Khi trò chơi bắt đầu, người chơi của từng đội sẽ lần lượt bước sang đội đối phương và liên tục phát âm chữ "U". Khi chạm vào bất kì thành viên nào đó thành viên đó sẽ trở thành tù binh. Trong khi đó thành viên trong đội sẽ có nhiệm vụ không để người chơi chạm vào mình hoặc không thể trở về đội.

4.19. Trò chơi "Thả diều sáo"

Diều sáo là hình ảnh quen thuộc với nhiều người, nhất là những đứa trẻ trưởng thành ở vùng thôn quê. Thi diều sáo người ta chấm theo nhiều yếu tố: diều có lên bổng, lúc lên dây diều căng hay võng, ở trên không trung có lắc lư chao đảo hay không. Bên cạnh đó, người chấm còn căn cứ vào tiếng sáo trên diều để cho điểm.

Việt Nam có nhiều trò chơi dân gian thú vị, mang đến thời gian vui chơi thoải mái cho người tham gia. Với các bé mầm non, những trò chơi này vừa giúp các bé nô đùa vừa rèn luyện thêm nhiều kỹ năng khác cho bé như kỹ năng làm việc nhóm, sự tập trung, khả năng phản xạ, phát triển thể chất,… Tham khảo ngay 27 trò chơi dân gian thú vị, bổ ích cho thiếu nhi do eivonline.edu.vn eivonline.edu.vn tổng hợp sau. 


1. Chi chi chành chành

Chi chi chành chành là một trong các trò chơi dân gian khá phổ biến. Trò chơi này có cách chơi rất đơn giản và rèn luyện phản xạ nhanh, sự tinh ý cho người chơi.

Chuẩn bị

Nhóm trẻ gồm 3 người.

Cách chơi

Chọn một bé đứng ra và xòe bàn tay, những bé khác sẽ đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay đó.Bé xòe bàn tay đọc to bài đồng dao được dạy.Khi đọc hết bài, bé nhanh chóng nắm tay lại, những bé khác phải nhanh chóng rút tay ra. Ai bị nắm trúng thì được tính là thua và phải làm người xòe tay trong ván kế tiếp.Trong trường hợp hợp, có nhiều người bị nắm trúng thì chơi oẳn tù tì để phân định người thua.
*
Các bé tham gia trò chơi chi chi chành chành

2. Cướp cờ

Cướp cờ là một những trò chơi dân gian giúp rèn luyện thể chất, sự phản xạ. Khi chơi trò này, bé phải chạy thật nhanh để cướp được cờ. Nếu không cướp được thì phải chặn người cướp được để giật cờ lại.

Chuẩn bị

Chia trẻ thành 2 đội, mỗi thành viên trong đội tương ứng với một con số.Một lá cờ.

Cách chơi

2 đội đứng thành hàng ngay ngay tại vạch xuất phát. Lá cờ được đặt ở vạch đích.Quản trò đọc số nào thì người chơi mang số đó của mỗi đội sẽ chạy về phía vạch đích để cướp cờ. Quản trò có thể đọc nhiều số cùng một lúc.Người chơi cướp được cờ phải mau chóng cầm cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình và tránh để đội khác giật được cờ. Các thành viên khác của đội cướp được cờ có thể chuyền tay nhau lá cờ để chạy về đích.

3. Dung dăng dung dẻ

Dung dăng dung dẻ là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thường thường được tổ chức ở trường học. Trò chơi rèn luyện sự tinh ý và phản xạ cho trẻ.

Chuẩn bị

Cho các bé xếp thành đội hình hình tròn.Vẽ sẵn các vòng tròn trên mặt đất, số lượng vòng tròn nhỏ hơn số người chơi 1 đơn vị (có thể lớn hơn nếu cần loại nhiều người trong một lượt chơi).Dạy bé bài đồng dao: “Dung dăng dung dẻ – Dắt trẻ đi chơi – Đến cổng nhà trời gặp cậu gặp mợ – Cho cháu về quê – Cho dê đi học – Cho cóc ở nhà – Cho gà bới bếp – Ngồi xẹp xuống đây.”

Cách chơi

Các bé nắm tay nhau di chuyển theo hình tròn quanh các ô tròn đã vẽ, vừa đi vừa hát bài đồng dao được dạy.Khi bài đồng dao kết thúc thì các bé nhanh chóng tìm vòng tròn để ngồi vào. Bé nào không có chỗ ngồi thì sẽ bị loại.Trò chơi tiếp tục với số vòng tròn và số người giảm dần cho đến khi còn một người thắng cuộc.
*
Bé nào không ngồi vào vòng tròn sẽ bị loại

4. Kéo co

Kéo co là trò chơi dân gian quen thuộc và được tổ chức mỗi khi có hoạt động tập thể của nhiều độ tuổi. Trò chơi này đòi hỏi người tham gia phải có sức mạnh và sức bền cao.

Chuẩn bị

Một sợi dây dài.Chia người chơi thành hai đội.Kẻ vạch ngăn cách giữa hai đội.

Cách chơi

Hai đội chơi nắm hai bên sợi dây.Khi quản trò ra hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, hai đội ra sức kéo, bên nào kéo được phía đối thủ vượt qua vạch ngăn cách thì sẽ giành chiến thắng.

5. Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian ngày xưa thân quen với nhiều người Việt Nam. Ba mẹ có thể dạy con trò này để chơi cùng bạn bè đồng trang lứa.

Chuẩn bị

Một chiếc khăn bịt mắt, đảm bảo khăn kín, không thể nhìn xuyên qua.

Cách chơi

Người chơi thua trò oẳn tù tì được chọn làm người bị bịt mắt. Những người còn lại đứng xung quanh người bị bịt mắt.Người bị bịt mắt sẽ mò mẫm để bắt những người chơi khác. Người chơi phải cố tránh để không bị bắt và luôn tạo tiếng động để đánh lạc hướng người bị bị mắt. Người nào bị bắt sẽ phải bịt mắt trong lượt chơi kế tiếp.Để đảm bảo tính công bằng cần quy định phạm vi chạy trốn không quá rộng hoặc quá nhỏ. Người chơi nào vượt khỏi phạm vi sẽ bị xử thua.
*
Đảm bảo bé bị bịt mắt không thể nhìn thấy xung quanh

6. Đua thuyền trên cạn

Đua thuyền trên cạn là trò được sáng tạo dựa trên trò chơi đua thuyền truyền thống. Thay vì đua thuyền dưới nước thì các người chơi phải tự tạo thuyền và đua với nhau trên cạn. Đây là một trò chơi dân gian thú vị, giúp tăng tính đoàn kết trong các đội nhóm.

Chuẩn bị

Chia người chơi thành nhiều đội, với số lượng thành viên mỗi đội bằng nhau.

Cách chơi

Các bé ngồi thành hàng dọc theo từng đội. Người ngồi sau cặp chân vào bụng của người trước. Mỗi đội sẽ tạo thành một chiếc thuyền đua.Khi nghe hiệu lệnh của quản trò, tất cả các bé dừng sức chống tay để tạo đà di chuyển cơ thể nhanh về phía trước. Đội nào di chuyển về đích trước thì đội đó giành chiến thắng.

7. Chơi chuyền

Chơi chuyền là trò chơi dân gian Việt Nam giúp rèn luyện sự nhanh nhẹn, đồng thời giáo dục về đếm số. Để chơi trò này, các bé phải nhanh tay, nhanh mắt để bắt được que và quả bóng. Bên cạnh đó, bé cũng phải học đếm để ghi nhớ số lượng que cần bắt của mỗi màn.

Chuẩn bị

10 que đũa.1 quả bóng nhỏ.

Cách chơi

Dùng trò oẳn tù tì để xác định thứ tự lượt chơi.Đầu tiên người chơi tung bó đũa lên, sau khi bó đũa rơi hết xuống đất thì người chơi bắt đầu tung quả bóng len, vừa tung vừa nhanh tay nhặt que đũa. Khi quả bóng rơi xuống, người chơi phải vừa bắt được bóng vừa nắm được quy đũa. Nếu quả bóng rơi xuống mà không bắt được từ người chơi mất lượt.Số que đũa phải bắt được quy định như sau, màn 1 lấy 1 que một lần, màn 2 lấy hai que một lần,… và cứ tiếp tục cho đến khi lấy đủ 10 que.Người chơi nào hoàn thành hết tất cả các màn trong lượt chơi của mình sẽ giành chiến thắng.
*
Chơi chuyền là trò chơi dân gian quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người

8. Nhảy cóc

Nhảy cóc là trò chơi tạo nên không khí sôi nổi, vui nhộn. Không những thế nó còn rất tốt cho việc rèn luyện thể lực.

Cách chơi

Đầu tiên, hai bé cùng nhau ngồi ở vạch xuất phát và tiến hành oẳn tù tì để quyết định ai là người đi trước.Bé nào thắng sẽ được nhảy cóc về phía trước 1 nhịp. Khi nhảy, bé phải chụm 2 chân, có thể nhảy ngắn hoặc dài tùy theo sức của mình. Nhưng không được chống tay xuống đất. Nếu chống tay thì phải trở về vị trí cũ trước khi nhảy.Nhảy xong nhịp này, 2 bé lại oẳn tù tì tiếp, người thắng sẽ được nhảy tiếp 1 bước. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi có một người về đích, đó là người thắng cuộc.

9. Ô ăn quan

Ô ăn quan là một trong các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp rèn luyện tư duy logic và khả năng tính toán.

Chuẩn bị

Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài, mỗi bên chia thành 5 ô nhỏ đối xứng nhau, tổng cộng là 10 ô. Mỗi ô đặt 5 viên dân. Mỗi đầu hình chữ nhật vẽ hình vòng cung, mỗi đầu đặt 1 viên quan.50 viên đá nhỏ làm dân, 2 viên đá lớn làm quan.

Cách chơi

Người đi đầu tiên sẽ dùng quân trong một ô dân bất kỳ nằm ở phía mình để rải đều từng viên một vào các ô trong bàn cờ. Nếu đã rải hết quân và gặp một ô trống, thì người đi sẽ ăn hết quân ở ô sau ô trống đó, trường hợp sau ô trống là một ô trống thì người chơi không ăn được quân. Lượt chơi của người này kết thúc. Nếu gặp một ô có quân thì dùng quân trong ô đó rải tiếp cho đến khi gặp ô trống như trường hợp trên.Cả hai người chơi thay phiên nhau rải quân cho đến khi ô quan bị ăn hết hoặc ô dân của một trong hai người bị ăn hết. Người nào có số lượng quân nhiều hơn thì giành chiến thắng.
*
Trò chơi rèn luyện khả năng tính toán nhanh cho trẻ

10. Mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột là một trong những trò chơi dân gian ngày xưa được trẻ em yêu thích. Đây là trò chơi tập thể, tạo nên bầu không khí vui nhộn, náo nhiệt.

Chuẩn bị

Dạy trẻ bài hát: “Mèo đuổi chuột – Mời bạn ra đây – Tay nắm chặt tay – Đứng thành vòng rộng – Chuột luồn lỗ hổng – Mèo chạy đằng sau”.Chọn một người chơi làm chuột và một người làm mèo.

Cách chơi

Ngoài chuột và mèo thì các bé còn lại đứng thành hình vòng tròn, nắm tay và giơ cao qua đầu.Mèo và chuột sẽ đứng ở giữa vòng tròn và quay lưng về phía nhau.Các bé cùng nhau hát bài hát được dạy. Khi bài hát kết thúc, chuột phải chạy luồn lách qua những kẽ hở mà các bạn khác tạo ra. Mèo phải chạy theo đúng đường chạy của chuột. Chuột chạy hết một vòng mà không bị bắt thì chuột thắng. Mèo chạy đuổi bắt được chuột thì mèo thắng.

11. Kéo cưa lừa xẻ

Kéo cưa lừa xẻ là trò chơi dân chơi phổ biến với trẻ nhỏ. Trò chơi sử dụng bài hát có âm điệu, ngôn ngữ đơn giản nhưng cuốn hút khiến các bé thích thú khi chơi trò này.

Chuẩn bị

Dạy trẻ bài hát “Kéo cưa lừa xẻ – Ông thợ nào khỏe – Về ăn cơm vua – Ông thợ nào thua – Về bú tí mẹ.”

Cách chơi

Cho hai bé ngồi đối diện nhau, tay của bé nắm lấy nhau.Khi quản trò ra hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, hai bé sẽ vừa hát vừa kéo – đẩy tay nhau theo nhịp điệu bài. Trò chơi kết thúc khi bài hát ngừng lại.
*
Kéo cưa lừa xẻ là trò chơi vận động trong nhà nhẹ nhàng cho trẻ

12. Ném lon

Ném lon là trò chơi dân gian giúp các bé rèn luyện sự khéo léo, biết các vận dụng lực sao cho phù hợp.

Chuẩn bị

Lon nước rỗng.Bóng ném.

Cách chơi

Sắp xếp các lon theo hình ngang, hình vuông, hình tháp tùy theo sở thích của các bé.Kẻ một đường vạch cách dãy lon một khoảng cố định để làm nơi đứng ném lon cho người chơi.Các bé đứng tại vạch và bắt đầu ném bóng về phía dãy lon. Bé nào ném nhiều lon nhất sẽ giành chiến thắng. Nếu bé đứng quá vạch chuẩn để ném banh thì thành tích của lượt đó không được tính.

13. Cá sấu lên bờ

Cá sấu lên bờ là trò chơi dành cho các bé mầm non đòi hỏi các bé phải tinh ý và nhanh nhẹn để trở thành người thắng cuộc.

Chuẩn bị

Kẻ vạch phân cách chia khu vực chơi thành khu nước và khu trên bờ.

Cách chơi

Bé nào thua trong trò oẳn tù tì thì sẽ làm cá sấu. Người đóng vai cá sấu chỉ được hoạt động dưới nước.Các bé còn lại đứng trên bờ. Các bé thỉnh thoảng phải xuống nước để chọc tức cá sấu.Khi cá sấu chạy đến thì phải chạy lên bờ, nếu bị bắt thì bị tính là thua và phải làm cá sấu ở lượt chơi tiếp.
*
Trò cá sấu lên bờ cần chia cách hai khu vực bờ – nước rõ ràng

14. Một hai ba

Một hai ba là trò chơi giúp các bé rèn luyện thính giác nhanh nhạy và các bước di chuyển nhanh nhẹn, linh hoạt.

Chuẩn bị

Kẻ một vạch đích, một vạch xuất phát. Khoảng cách giữa hai vạch không quá xa cũng không quá gần.

Cách chơi

Người chơi oẳn tù tì thua phải đứng tại vạch đích và quay lại lưng lại với những người chơi khác. Những người còn lại thì đứng ở vạch xuất phát.Người đứng ở vạch đích đọc to câu “Một – hai – ba”, những người khác phải di chuyển thật nhanh về phía vạch đích.Sau khi đọc xong câu nói, người đứng ở vạch đích quay lưng lại, nếu có người nào đó đang di chuyển hoặc động đậy thì người đó bị loại.Những người còn lại tiếp tục chơi như trên. Nếu có người thành công chạm vào vai người đứng ở vạch đích thì những người khác phải nhanh chóng quay về vạch xuất phát. Người đứng ở vạch đích sẽ đuổi theo, người nào bị bắt thì sẽ làm người đi bắt ở lượt tiếp theo.

15. Bong bóng nước

Bong bóng nước là trò chơi được các bé yêu thích chơi trong những ngày hè nóng nực.

Chuẩn bị

Các bong bóng chứa đầy nước.

Cách chơi

Các bé đứng thành vòng tròn và lần lượt chuyền bóng cho nhau. Người nhận bóng phải chụp được bóng.Nếu làm bóng rớt thì bóng sẽ nổ và nước bắn tung tóe. Người làm rớt bóng bị loại khỏi cuộc chơi.
*
Các bong bóng dùng trong trò chơi

16. Tập tầm vông

Tập tầm vông là trò chơi dân chơi khá đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc rèn luyện sự tinh ý và tinh thần thép cho bé.

Chuẩn bị

Một đồ vật nhỏ có thể nắm gọn trong bàn tay.

Cách chơi

Oẳn tù tì để chọn ra người giấu đồ vật.Người giấu đồ vật sẽ đưa hai tay ra sau lưng để giấu đồ vào một trong hai tay. Vừa giấu vừa hát bài đồng dao. Sau khi bài đồng dao kết thúc thì đưa tay ra phía trước.Những người chơi còn lại phải đoán xem đồ vật được giấu trong tay nào. Nếu đoán đúng thì thắng, đoán sai là thua.

17. Nhảy dây tập thể

Nhảy dây tập thể là một trò chơi thử thách sức khỏe và tinh thần của người chơi.

Chuẩn bị

Một sợi dây thừng dài.

Cách chơi

Hai người nắm hai đầu dây vào quay vòng dây.Các thành viên của đội chơi lần lượt tiến vào vòng nhảy. Khi người cuối cùng của đội tiến vào thì bắt đầu đếm số lần cả đội cùng nhau nhảy thành công. Nếu có người vướng vào dây thì kết thúc lượt chơi.Đội nào nhảy được nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.
*
Trò chơi nhảy dây rèn luyện sức chịu đựng và tinh thần tập thể 

18. Đá gà

Trò chơi dân gian đá gà thử thách khả năng thăng bằng, thể lực và sự khéo léo của người chơi.

Cách chơi

2 bé đứng đối diện nhau, sau đó gập 1 chân của mình lại, chân còn lại giữ nguyên.Các bé sẽ nhảy lò cò và dùng chân gập lại của mình để đá được chân của đối thủ.Bé nào bị ngã trước, hoặc thả chân xuống trước do mất thăng bằng thì là người thua cuộc.

19. Nhảy bao bố

Nhảy bao bố là trò chơi dân gian yêu cầu các bé có thể lực cao để có thể nhảy bằng bao bố nhanh chóng. Đồng thời trò chơi này cũng dạy bé tinh thần đoàn kết và cách làm việc nhóm trong một trò chơi tập thể.

Chuẩn bị

Chia người chơi thành các đội có số lượng thành viên bằng nhau.Chuẩn bị bao bố bằng tổng số lượng người chơi.Vạch đường đích, đường xuất phát, đường chạy riêng của từng đội.

Cách chơi

Các đội xếp thành hàng dọc, bao bố để dưới chân của người chơi.Khi quản trò ra hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, người đứng đầu sẽ mang bao bố vào hai chân sau đó ra sức nhảy về phía vạch đích. Khi người thứ 1 đến đích, người thứ 2 của đội sẽ mang bao bố và nhảy tiếp. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi người cuối cùng về đích. Đội nào có toàn bộ thành viên về đích nhanh nhất thì giành chiến thắng.
*
Nhảy bao bố là hoạt động thể chất rất vui nhộn

20. Gắp cua

Gắp cua là trò chơi vận động rèn luyện sự linh hoạt và khéo léo của đôi bàn tay. Ngoài ra, gắp cua còn giúp các bé học đếm số trong phạm vi 10. Trò chơi này có thể tổ chức cả trong nhà và ngoài trời, không giới hạn địa điểm.

Chuẩn bị

10 viên sỏi, hoặc 10 đồ vật có dạng hình tròn nhỏ.

Cách chơi

Dùng trò chơi oẳn tù tì để xác định xem bé nào là người đi trước. Người đi trước sẽ rải đều 10 viên sỏi xuống đất.Sau đó, bé sẽ đan mười ngón tay vào nhau, chỉ để 2 ngón trỏ duỗi thẳng ra làm càng cua. Bé dùng hai ngón tay này để gắp từng viên sỏi, gắp được viên nào để để viên đó qua một bên.Lượt đầu tiên chỉ cần gắp 1 viên, lượt thứ 2 gắp 2 và lần lượt đến lượt thứ 10 thì cần gắp 10 viên. Trong quá trình gắp, tay của bé không được chạm phải các viên sỏi khác. Nếu chạm phải thì mất lượt và nhường cho người kế tiếp.Sau khi hoàn thành lượt gắp 10 viên, ai gắp được nhiều nhất thì người đó thắng.

21. Lùa vịt

Lùa vịt là trò chơi dân gian tập thể không yêu cầu không gian tổ chức quá lớn. Các bé sẽ có thời gian vận động vui vẻ với trò chơi này.

Cách chơi

Vẽ một vòng tròn đủ chứa nhóm đông người (theo số lượng người chơi).Chọn một bé làm người lùa vịt, đứng bên ngoài vòng tròn. Các bé còn lại làm vịt, đứng bên trong vòng tròn.Người lùa vịt có nhiệm vụ chạy xung quanh vòng tròn và tìm cách chạm vào người đứng bên trong. Người nào bị người lùa vịt chạm vào sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
*
Các bé mầm non tham gia trò chơi lùa vịt

22. Ném vòng

Ném vòng là một trò chơi dân gian thường thấy ở các dịp lễ hội. Trò chơi này rất đơn giản nên phù hợp với nhiều độ tuổi, trong đó có các bé mầm non.

Chuẩn bị

3 cái chai.12 cái vòng cỡ vừa được làm bằng tre hoặc bằng nhựa.

Cách chơi

Đặt 3 cái chai theo hàng ngang, cách nhau khoảng 50 đến 60 cm.3 bé đứng ở vạch xuất phát cách tầm khoảng 1 – 2 m.Người chơi sẽ dùng vòng để ném vào những cái chai này. Người chơi có số vòng ném thành công nhiều nhất là người thắng cuộc.

23. Lựa đậu

Lựa đậu là một trò chơi dành cho các bé thiếu nhi, giúp rèn luyện khả năng kiên nhẫn, nhanh nhẹn.

Chuẩn bị

4 túi đậu khác loại.Chia các bé thành nhóm 3-4 người.

Cách chơi

Quản trò trộn 4 loại đậu vào rổ của mỗi đội.Sau khi quản trò ra hiệu lệnh bắt đầu trò chơi thì các đội sẽ nhặt đậu và phân loại chúng vào từng chén khác nhau.Trong thời gian cố định, đội nào phân loại đúng nhiều nhất và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
*
Chuẩn bị cho trò chơi lựa đậu

254 Chim bay cò bay

Chim bay cò bay là trò chơi dân gian thử thách sự tập trung và phản xạ của các bé mầm non.

Cách chơi

Cho các bé đứng theo hình vòng tròn. Người quản trò đứng giữa tâm vòng tròn.Khi người quản trò hô to chim bay và làm động tác nhảy lên, vẫy hai tay thì các bé phải làm theo. Bé nào không làm theo sẽ bị loại.Khi người quản trò hô to ghế bay, bàn bay hoặc các đồ vật không thể bay khác và làm động tác bay giả mà có bé nào làm theo thì cũng sẽ bị loại.Các bé bị loại được tính là thua và bị xử phạt như nhảy lò cò 10 cái hoặc làm mặt xấu,…

25. Trốn tìm

Trốn tìm là trò chơi quen thuộc với nhiều trẻ em Việt Nam. Trò chơi này vừa giúp các em vận động vừa dạy các em về những số đếm đơn giản trong phạm vi 100.

Cách chơi

Oẳn tù tì để chọn ra người đi tìm.Người đi tìm phải nhắm mắt úp mặt vào tường và đếm số 5, 10, 15, 20,… đến 100. Những người chơi khác tản ra xung quanh và tìm chỗ trốn.Sau khi đếm xong, người đi tìm mở mắt và bắt đầu đi tìm các người chơi đi trốn.Trong khoảng thời gian quy định, ai bị tìm thấy sẽ thua cuộc. Người chơi nào có thể chạy về phía vách tường nơi người đi tìm đứng lúc ban đầu mà không bị phát hiện được tính là thắng cuộc.Nếu người đi tìm không tìm thấy bất kỳ ai thì tính là thua cuộc.
*
Trò chơi trốn tìm rất quen thuộc và được trẻ nhỏ yêu thích

26. Trồng nụ trồng hoa

Trồng nụ trồng hoa là một trò chơi vận động đơn giản cho các bé, có thể tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời.

Cách chơi

Hai bé ngồi đối diện nhau, duỗi thẳng hai chân, lòng bàn chân của hai bé dựng đứng và chạm vào nhau. Các bé khác nhảy qua rồi nhảy về.Sau đó, một bé tiếp tục chồng nắm tay lên chân của người còn lại để trồng nụ. Các bé nhảy như lượt trước. Cứ lần lượt chồng tay và nhảy như thế cho đến khi có người nhảy chạm vào nụ và hoa.Người nhảy chạm vào sẽ phải thế chỗ cho một trong hai bạn trồng nụ trồng hoa.

27. Cáo và Thỏ

Cáo và Thỏ là trò chơi vận động vui nhộn, giúp các bé rèn luyện thể lực.

Cách chơi

Chọn một bé làm Cáo, 2-3 bé làm Thỏ, các bé còn lại làm chuồng thỏ. Chuồng thỏ cách vị trí đứng của Cáo và Thỏ một khoảng xa.Khi trò chơi bắt đầu, các bé Thỏ vừa nhảy vừa hát bài: “Trên bãi cỏ – Chú thỏ con – Tìm rau ăn – Rất vui vẻ – Thỏ nhớ nhé – Có cáo gian – Đang rình đấy – Thỏ nhớ nhé -Chạy cho nhanh – Kẻo cáo gian – Tha đi mất.”Khi bài hát kết thúc, Cáo sẽ xuất hiện và đuổi theo Thỏ. Các bé Thỏ phải nhanh chóng chạy về chuồng thỏ. Bé Thỏ nào bị bắt thì thua cuộc.

Xem thêm: Top 8 Phần Mềm Học Tiếng Anh Trẻ Em Hay Nhất, Monkey Junior Bé Học Tiếng Anh Trên App Store

*
Thỏ có nhiệm vụ chạy trốn, Cáo có nhiệm vụ bắt Thỏ

Tham khảo thêm một số trò chơi khác: https://eivonline.edu.vn/playlist/tro-choi-tuoi-tho-5de4d73611e9cb003d3a1c31

Trên đây là 27 trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi mầm non. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ tìm được trò chơi phù hợp để tổ chức cho các bé chơi trong những giờ sinh hoạt tập thể.

Ngoài ra, để biết cách hát các bài đồng dao khi tổ chức các trò chơi, mời bạn xem trong link sau nhé: https://eivonline.edu.vn/playlist/nhung-bai-hat-dan-gian-5de4dc4a3e0e95d384f3e948