*
Cha Henri Caffarel
(1903-1996) là Linh Mục người Pháp. Trước đệ nhị thế chiến 1939-1945 khi tháp tùng các bạn trẻ Cha ý thức sâu xa rằng các bạn trẻ cần được huấn luyện về việc cầu nguyện .. Các bạn trẻ này khi lập gia đình liền có ước muốn biến cuộc sống hôn nhân thành nơi chốn tiến về con đường nên thánh. Thế là vào năm 1939, cùng với 3 cặp vợ chồng Công Giáo trẻ - lúc ấy gọi là ”Nhóm Tổ Ấm” - Cha Henri Caffarel thành lập phong trào Các Nhóm Đức Bà. Khi đệ nhị thế chiến chấm dứt ”Các Nhóm Đức Bà” phát triển mạnh. Hiện nay phong trào có 55 ngàn cặp vợ chồng họp thành 10 ngàn Nhóm sống rải rác trong 70 quốc gia. Mục đích của ”Các Nhóm Đức Bà” là tiến bước với Đức Chúa GIÊSU KITÔ - vừa riêng vừa chung - để sống mỗi ngày bí tích hôn phối và mang lại hoa trái. Châm ngôn của phong trào là ”Sống Lứa Đôi Trong Đức Tin”. Mỗi ”Nhóm Đức Bà” gồm tối đa 5 cặp vợ chồng và được một Linh Mục tháp tùng gọi là Vị Cố Vấn Thiêng Liêng. Mỗi Nhóm gặp nhau mỗi tháng một lần luân phiên nơi một trong các Mái Ấm, chung quanh một bữa ăn thanh đạm. Xin nhường lời cho ông bà Corinne và Marc nói về Các Nhóm Đức Bà. Phong trào ”Các Nhóm Đức Bà” có linh đạo thánh mẫu cống hiến cho các cặp vợ chồng - thuộc mọi lứa tuổi - một trợ giúp để tiến bước trên hành trình thiêng liêng. Trên hành trình này mỗi người đi theo vận tốc của mình, có lúc nhanh lúc chậm, lúc lên lúc xuống nhưng với niềm ước muốn là cả hai vợ chồng cùng tiến về một Đức Tin đồng nhất. Chính với đà tiến này mà vợ chồng chúng tôi có được niềm vui sống trong Nhóm Đức Bà từ 8 năm qua. Chúng tôi khởi đầu cuộc sống trong Nhóm với những người mà ngày qua ngày trở thành bạn hữu và hơn thế nữa, trở thành anh chị em. Các chia sẻ chúng tôi trao cho nhau mỗi tháng một lần vào mỗi buổi tối giúp mở rộng tầm nhìn và cho phép chúng tôi bộc lộ các niềm vui nỗi khổ. Mỗi cuộc gặp gỡ luôn bắt đầu bằng một thời gian dành cho việc cầu nguyện. Cầu nguyện chung giữa hai vợ chồng không luôn luôn là điều dễ dàng, nhưng có được niềm ước muốn đã là điểm tích cực đầu tiên. Giờ đây cầu nguyện chung trong Nhóm, bổ túc cho chiều kích theo lời Đức Chúa GIÊSU phán: ”Khi hai hay ba người họp nhau vì danh Thầy thì Thầy ở giữa họ” (Mátthêu 18,20). Vì thế cuộc họp của Nhóm được đặt dưới cái nhìn của THIÊN CHÚA cho đến khi hát Kinh Mangificat kết thúc buổi gặp gỡ. Mỗi lần họp, chúng tôi chia sẻ về một đề tài, được chọn từ đầu năm. Cái nhìn của THIÊN CHÚA, Tình Yêu vô điều kiện cũng như lòng lân tuất vô biên của Người đặt chúng tôi trong một tư thế hoàn toàn tin tưởng và cởi mở đối với tha nhân. Trong bầu khí thân thiện ấy chúng tôi có thể đơn sơ chia sẻ và trao đổi các cảm nghĩ cũng như những nghi vấn của chúng tôi. Lời giải đáp của mỗi người đóng góp, làm phong phú trái tim, mở rộng tâm trí và nuôi dưỡng Đức Tin của chúng tôi. Buổi họp Nhóm tiếp tục với việc chia sẻ kinh nghiệm sống. Tình hyunh đệ được diễn tả trong niềm kính trọng và lắng nghe người khác. Rồi chúng tôi cầu nguyện cho nhau, cho mỗi cặp vợ chồng và cho từng mái ấm gia đình. Thời gian chia sẻ này cống hiến cho chúng tôi món quà quý giá: đó là thinh lặng lắng nghe và tâm tình tri kỷ. Phong trào ”Các Nhóm Đức Bà” đề nghị với chúng tôi các phương thế cho phép làm tăng trưởng các ước nguyện về THIÊN CHÚA như: lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện riêng, cầu nguyện chung giữa hai vợ chồng và nếu có thể thì nên cầu nguyện chung trong gia đình. Ngoài ra chúng tôi phải dành thời giờ để hai vợ chồng cùng ngồi xuống đối thoại và tham dự các buổi tĩnh tâm hàng năm. Phong trào ”Các Nhóm Đức Bà” đối với chúng tôi là suối nguồn niềm vui, an bình và tình huynh đệ. Các nâng đỡ chúng tôi trao cho nhau được tìm thấy trong cầu nguyện và trong việc lắng nghe lẫn nhau. Đời sống của Nhóm là thành phần cuộc sống thường nhật của vợ chồng chúng tôi. Nhóm nâng đỡ chúng tôi trong các khó khăn. Nhóm mở rộng lòng chúng tôi tháp tùng các đau khổ của người khác. Nhóm cũng làm lớn mạnh niềm ước muốn cởi mở và vun trồng niềm vui nội tâm. Nhóm mời gọi chúng tôi cầu nguyện cùng THIÊN CHÚA và làm cho THIÊN CHÚA được hiện diện trong cuộc sống thường nhật của chúng tôi. Ước gì chúng tôi có thể đưa vào cuộc sống mỗi ngày của chúng tôi cái định nghĩa về gia đình mà Đấng sáng lập ”các Nhóm Đức Bà” là Cha Henri Caffarel từng nói: - Tổ Ấm Công Giáo chính là gương mặt tươi cười và hiền dịu của Hội Thánh.

Bạn đang xem: Ví như chúa chẳng xây nhà

... ”Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công. Thành kia mà Chúa không phòng giữ, uổng công người trấn thủ canh đêm. Bạn có thức khuya hay dậy sớm, khó nhọc làm ăn cũng hoài công. Còn kẻ được Chúa thương dầu có ngủ, Người vẫn ban cho đủ tiêu dùng. Này con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban. Bầy con sinh hạ thời son trẻ tựa nắm tên người dũng sĩ cầm tay. Hạnh phúc thay người nào đeo ống đầy loại tên như thế! Họ sẽ không nhục nhã khi phải đến cửa công tranh tụng với địch thù” (Thánh Vịnh 127(126). (”Église en Lozère”, Diocèse de Mende, 142è Année, Mensuel, 3 Février 2014, trang 15-16) Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

NẾU MÀCHÚA CHẲNG XÂY NHÀ

(CHÚA NHẬT XVI THƯỜNGNIÊN, NĂM C)

 (Linh Mục Anphong
Trần Đức Phương)

*

Chúa Nhật hôm nay nói đến đời sống Cầu Nguyệnvà Hoạt Động; đồng thời cũng nói đến những thử thách đức tin trong việc phục vụ
Chúa và tha nhân. Bài Đọc I (Sáng
Thế 18:1-10): Abraham là tổ phụ của nhữngngười đặt niềm tin tuyệt đối nơi Thiên Chúa và vâng theo thánh ý Chúa trong mọisự. Thiên Chúa đã cho bà Sara được thụ thai trong tuổi già và sinh ra một ngườicon trai (Isaac) để nối dõi dòng giống của ông Abraham. Bài Đọc II (Colossê 1:24-28): Thánh Phaolô tỏra Ngài luôn sẵn sàng chịu mọi đau khổ trong việc phục vụ Chúa và mọi người.Ngài mời gọi chúng ta sống hoàn hảo hơn để làm đẹp lòng Thiên Chúa. Bài Phúc Âm(Luca 10:38-42): Bà Matta đã phục vụ Chúa bằng việc làm và Bà Maria phục vụ
Chúa bằng cả tấm lòng yêu mến và được Chúa Giêsu khen ngợi.

 Sống kếthiệp với Chúa bằng đời sống cầu nguyện là điều rất quan trọng, vì mọi việcchúng ta làm đều hoàn toàn nhờ vào ơn Chúa giúp và cũng nhờ lời cầu nguyệnmà chúng ta luôn vui vẻ giúp đỡ mọingười chỉ do lòng yêu mến Chúa và yêu thương nhau.

Trong Kinh Thánh Cựu Ước, chúng ta thấy cónhiều câu chuyện thuật lại chứng tỏ các Tổ Phụ thời xưa đã luôn biết đặt niềmtin nơi Chúa qua việc cầu nguyện để thành công trong mọi việc thật khó khăn,vượt qua mọi khả năng của con người. Vì thế thánh vịnh 127 đã nói đến mỗi việc làm được thành công làchỉ do ơn Chúa: “Nếu mà Chúa chẳngxây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổngcông…”

Mẹ Maria, Thánh Giuse đã sống âm thầm cầunguyện kết hiệp với Chúa để có thể chu toàn những nhiệm vụ rất khó khăn trongcuộc sống . Thánh Gioan Tẩy giả đã “vào sa mạc” rồi mới bắt đầu ra đi rao giảng(Matthêu 3:1-3). Chúa Giêsu đã mở đầuđời sống công khai bằng việc vào sa mạc ăn chay cầu nguyện suốt 40 đêm ngày(Luca 4:1-2), và trong đời sống rao giảng thật bận rộn, nhưng Chúa Giêsu luôndành thời giờ “cầu nguyện với Đức Chúa Cha.” Trước khi chọn 12 tông đồ Chúa
Giêsu đã “thức suốt đêm để cầu nguyện.” (Luca 6:12). Trước khi “nộp mình chịukhổ hình” Chúa Giêsu đã tha thiết cầu nguyện với Đức Chúa Cha trong phòng Tiệc
Ly (Gioan 17:1-26), rồi tại Núi Ô-liu (Luca 22:39-45).

Sau khi Chúa Giêsu đã về trời, trong khi chờđợi Chúa Thánh Thần ngự đến như Chúa Giêsu đã báo trước, các Tông đồ đã “cùngtụ họp cầu nguyện chung với nhau cùngvới Mẹ Maria và một số người khác” (Công Vụ 1:13-14). Chúa Giêsu đã luôn nhắcnhở các môn đệ “phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn.” (Luca 21:34-36).

Giáo Hội qua các thời đại vẫn lo hoạt động baocông việc từ thiện, xã hội và văn hóa đểphục vụ nhân loại ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên Giáo Hội cũng vẫn đặttrọng tâm vào việc cầu nguyện, đặc biệt là Thánh lễ. Cầu nguyện để kết hiệp với
Chúa là điều quan trọng đầu tiên.Trong Giáo Hội thường có những người được Chúachọn đặc biệt để sống đời ăn chay cầu nguyện trong các Dòng Tu mà chúng tathường gọi là “những dòng tu kín.” Trong đó, các Linh Mục, Tu Sĩ dâng cả cuộc đời sống âm thầm trong các Tu Viện xahẵn thế gian để chuyển tâm vào việc ăn chay, cầu nguyện, thờ phượng Chúa và yểmtrợ các nhà truyền giáo hoạt động ở các nơi bằng lời cầu nguyện và hy sinh hãmmình.

Tuy nhiên những “Dòng Tu hoạt động” hay những“Tu Hội Đời” cũng vẫn đặt trọng tâm vào việc cầu nguyện và dành nhiều thời giờvào việc cầu nguyện trong việc kết hiệp với Chúa qua Thánh Lễ hằng ngày, quacác giờ Kinh Phụng Vụ và những giờ chầu Thánh thể, tràng chuỗi Mân Côi. Vì mỗithành công trong các hoạt động truyền giáo, xã hội và văn hóa đều là nhờ ơn
Chúa. “Không có Thầy chúng con không thể làm được gì.”

Cầu nguyện là tôn thờ Chúa là Cha chúng ta(Kinh Lạy Cha), là luôn sống kết hiệp với Chúa, nói chuyện với Chúa như Maria,là đặt trọn niềm tin nơi Chúa toàn năng và sự quan phòng kỳ diệu của Chúa vượtqua mọi hiểu biết của con người.

 Cầunguyện giúp chúng ta luôn được sống kết hiệp với Chúa là Cha và sống hòa hợpvới nhau, nâng đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Cầu nguyện và hãmmình giúp chúng ta đủ ơn Chúa để thắng vượt mọi cám dỗ, dù nặng nề nhất (Luca21:34…). Cầu nguyện chung để kết hiệpvới Chúa là phương thế duy nhất giúp gia đình chúng ta có thể vượt qua mọi khókhăn thử thách, để luôn yêu thương, tha thứ và sống hòa thuận với nhau. “Giađình nào biết cầu nguyện chung với nhau, gia đình đó sẽ hòa hợp với nhau.” Đólà lời của Cha Patrick Peyton, vị tông đồ đã hy sinh cả cuộc đời để giúp cácgia đình biết sống hòa hợp và yêu thương nhau.

Xem thêm: Có Nên Tiếp Tục Theo Đuổi Khi Bị Từ Chối Có Nên Tiếp Tục Theo Đuổi Không?

Như các Tông Đồ ngày xưa, chúng ta hãy xin Chúadạy chúng ta biết cầu nguyện, cho chúngta biết hăng hái hoạt động để phục vụ Chúa và nhân loại như Matta, trong khivẫn biết dành thời giờ để sống kết hiệp với Chúa như Maria; cả hai đều được tônkính như các vị Thánh trong Giáo Hội.