Nếu bạn là người nước ngoài đang có nhu cầu học tiếng Việt, vậy thì chắc hẳn cách nói ngày tháng trong tiếng Việt là phần bạn cần phải ghi nhớ và luyện tập càng nhiều càng tốt vì bạn sẽ sử dụng thường xuyên khi nói chuyện với người bản xứ. Hãy cùng Jellyfish khám phá ngay cách nói ngày tháng của người Việt trong bài viết hôm nay nhé!


1. Các ngày trong tuần trong tiếng Việt

Các ngày trong 1 tuần như Thứ hai, Thứ ba,… sẽ được gọi là “Thứ”. Để nói các thứ trong tiếng Việt, bạn chỉ cần áp dụng quy tắc sau:

Thứ + Số đếm

Các bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

Tiếng ViệtTiếng Anh
Thứ 2/ Thứ haiMonday
Thứ 3/ Thứ baTuesday
Thứ 4/ Thứ tưWednesday
Thứ 5/ Thứ nămThursday
Thứ 6/ Thứ sáuFriday
Thứ 7/ Thứ bảySaturday
Chủ nhậtSunday

Lưu ý: 

Trong tiếng Việt, ngày cuối cùng trong tuần sẽ được gọi là “Chủ nhật” chứ không phải “Thứ Chủ nhật”.

Bạn đang xem: Cách ghi ngày tháng trong văn bản

Wednesday sẽ đọc là “Thứ tư” chứ không phải “Thứ bốn”.

2. Các ngày trong tháng trong tiếng Việt

Và giờ chúng ta hãy đến với hướng dẫn cách diễn đạt các ngày trong tháng bằng Tiếng Việt. “Ngày” trong tiếng Việt có thể được hiểu hay là “day of the month” hoặc “date”.

Để diễn tả “ngày” trong tiếng Việt, bạn có thể dễ dàng áp dụng công thức sau:

Ngày + số đếm trong tiếng Việt (bằng số hoặc bằng chữ)

*

Ví dụ:

Hôm nay là ngày 21/ ngày hai mươi mốt (Today is the 21th).Ngày 30/ Ngày ba mươi là ngày tôi đi du lịch nước ngoài (The 30th is the day which I travel abroad). 

Khi muốn hỏi về ngày trong tiếng Việt, chúng ta có thể sử dụng công thức:

“Ngày + mấy?” hoặc “Ngày + bao nhiêu?”

Ví dụ: 

Ngày bao nhiêu bạn đi Sài Gòn? (What day do you go to Saigon?)Hôm qua là ngày mấy thế? (What day was it yesterday?)

3. Các tháng trong năm trong tiếng Việt

Tương đương với “month” trong tiếng Anh thì trong tiếng Việt chính là “tháng”. Chúng ta có tất cả 12 tháng trong 1 năm, vậy bạn đã biết cách nói/ hỏi về tháng trong tiếng Việt chưa?

Để nói về tháng trong tiếng Việt, ta có một công thức vô cùng đơn giản như sau:

Tháng + số đếm trong tiếng Việt (bằng số hoặc bằng chữ)

Các bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

Tiếng ViệtTiếng Anh
Tháng 1/ Tháng mộtJanuary
Tháng 2/ Tháng haiFebruary
Tháng 3/ Tháng baMarch
Tháng 4/ Tháng tưApril
Tháng 5/ Tháng nămMay
Tháng 6/ Tháng sáuJune
Tháng 7/ Tháng bảyJuly
Tháng 8/ Tháng támAugust
Tháng 9/ Tháng chínSeptember
Tháng 10/ Tháng mườiOctober
Tháng 11/ Tháng mười mộtNovember
Tháng 12/ Tháng mười haiDecember

Lưu ý: Trong tiếng Việt, tháng 1(January), bạn có thể đọc theo 2 cách là “Tháng một” hoặc “Tháng giêng”.

Để hỏi về tháng trong năm, người Việt thường sử dụng cụm từ để hỏi “tháng mấy?”. Cụm từ này có thể được đặt ở cuối câu hoặc đầu câu mà không làm người nghe hiểu sai về mặt nội dung.

Ví dụ:

Tháng mấy anh đi Hà Nội? (What month do you go to Hanoi?).Đám cưới của họ sẽ được tổ chức vào tháng mấy? (In what month will their wedding be held?).

Tìm hiểu thêm các kiến thức tiếng Việt:

4. Cách nói năm trong tiếng Việt

Tương đương với từ “year” trong tiếng Anh, ta có từ “năm” trong tiếng Việt. Các bạn đừng nhầm lẫn với số 5 (năm) trong tiếng Việt nhé! Khi người Việt nói về một năm, thường sẽ chia ra làm 2 trường hợp:

4.1. Đếm số năm

Khi bạn cần đếm số năm cho một sự vật, sự việc nào đó, hãy áp dụng công thức dễ dàng dưới đây:

Số đếm trong tiếng Việt (bằng chữ hoặc bằng số) + năm

Ví dụ:

5 years: 5 năm/ năm năm10 years: 10 năm/ mười năm

4.2. Nói về một năm cụ thể

Để nói về một năm cụ thể trong tiếng Việt, với 2 số đầu, ta đọc từng số riêng lẻ và 2 số cuối được đọc như một số đếm có hai chữ số:

Năm + Số lẻ trong tiếng Việt + Số có 2 chữ số

Ví dụ: 

năm 2021: năm hai không hai mươi mốtnăm 1990: năm một chín chín mươi

5. Cách diễn đạt ngày – tháng – năm trong tiếng Việt

Thông thường, để diễn đạt đầy đủ ngày, tháng, năm trong văn nói hay văn viết tiếng Việt, chúng ta thường sử dụng công thức:

Thứ – Ngày – Tháng – Năm

(Day of the week – Day of the month – Month – Year)

Ví dụ:

Thứ 5, ngày 10 tháng 11 năm 2022 chính là ngày mà trường tôi tổ chức lễ tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối (Thursday, November 10, 2022 is the day that my school holds a graduation ceremony for final year students).Hôm nay là thứ 2, ngày 21 tháng 11 năm 2022 (Today is Monday, November 21, 2022).

Như vậy, trong bài viết hôm nay của Jellyfish chúng mình đã mang tới một hướng dẫn vô cùng đầy đủ mà ngay cả những người mới học tiếng Việt cũng có thể dễ dàng áp dụng. Để đạt hiệu quả nhất, bạn hãy luyện tập mỗi ngày để có thể tự tin giao tiếp với người Việt mọi lúc, mọi nơi nhé!

Nếu như bạn đang tìm một khóa học tiếng Việt toàn diện, giúp bạn giao tiếp với người bản xứ một cách tự nhiên và hiểu hơn về văn hóa Việt Nam. Hãy tham khảo ngay các khóa học đặc biệt tại Jellyfish:

Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.

Đa số mọi người đều viết ngày, tháng, năm theo thói quen, tuy nhiên, pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về cách viết ngày, tháng, năm (đặc biệt là trong trường hợp soạn thảo văn bản hành chính).


Cách viết ngày, tháng, năm

Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư số 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính yêu cầu ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải viết như sau:

- Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ;

- Các số chỉ ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả-rập;

- Đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước, từ tháng 3 trở đi ghi bình thường, cụ thể:

+ Ngày: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12...

+ Tháng: 01, 02, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.

Ví dụ:

- Ngày 01 tháng 01 năm 2020 (ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1 nên phải có số 0 ở trước);


- Ngày 02 tháng 3 năm 2020 (ngày nhỏ hơn 10 nên phải có số 0 ở trước, tháng 3 nên ghi bình thường);

- Ngày 23 tháng 8 năm 2020 (ngày lớn hơn 10, tháng 8 nên ghi bình thường).

Cách viết ngày, tháng, năm "đúng chuẩn" (Ảnh minh họa)

 

Lý do ghi thêm số 0 trước ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2

Việc ghi thêm số 0 trước những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 (từ ngày 01 - 09) và tháng 1, 2 là để hạn chế sai sót do cố ý/vô ý làm sai lệch ngày, tháng ban hành văn bản.

Có thể thấy, nếu thêm số 1, 2 vào trước ngày nhỏ hơn 10 hoặc tháng 1, 2 khi đó sẽ trở thành ngày 11 - 19 hoặc ngày từ 21 - 29 (thay vì ngày từ 01 – 09), tương tự với tháng 11, 12.

Và do không có tháng 13, 14, 15… nên sẽ không phải ghi thêm sô 0 phía trước các số chỉ tháng từ tháng 3 trở đi.

Xem thêm: Lich van nien 2023 - đổi ngày âm sang dương


Khi có thay sai khác về ngày, tháng, năm ban hành văn bản sẽ kéo theo những thay đổi về quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như trách nhiệm của các bên. 

Kỹ thuật trình bày ngày, tháng, năm

Không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu về cách viết mà khi trình bày ngày, tháng, năm ban hành văn bản cần tuân thủ kỹ thuật trình bày sau:

- Ngày, tháng, năm và địa danh ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4; 

- Bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 - 14, kiểu chữ nghiêng;

- Ngày, tháng, năm và địa danh được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu. 

eivonline.edu.vn


Luật Thừa kế đất đai mới nhất 2023: Cần biết gì để tránh tranh chấp trong gia đình?

Hiện nay, bị Covid có phải cách ly nữa không?

Xây nhà trên đất nông nghiệp trước năm 2013 có bị xử phạt không?

Một người được rút BHXH 1 lần bao nhiêu lần?

Chi phí chuyển mục đích sử dụng đất 2023 là bao nhiêu?


*

Bản quyền 2021 bởi eivonline.edu.vn. Chuyên trang hỏi đáp pháp luật của Luat
Vietnam.

Đơn vị chủ quản: Công ty CP truyền thông quốc tế Incom

eivonline.edu.vn

Chịu trách nhiệm: Ông Trần Văn Trí

Liên hệ quảng cáo: thuybt
incom.vn


12 cung hoàng đạo | Hướng dẫn làm seo web | Tử vi hàng ngày | Luật doanh nghiệp | Luật đất đai | Luật hình sự | KQ XSMB
X