Dòng tiền chiết khấu DCF là phương pháp định giá có thể tính được giá trị của một khoản đầu tư dựa trên dòng tiền tương lai của nó. Mô hình DCF là thước đo ước tính giá trị nội tại, định giá chính xác của một dự án hoặc doanh nghiệp.

Bạn đang xem: Công thức chiết khấu dòng tiền


*

Copy link


Một trong những phương pháp định giá cổ phiếu có thể áp dụng theo nhiều cách mà các nhà phân tích rất hay dùng chính là phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF. Bên cạnh đó, mô hình này cũng có thể đánh giá được mức độ hấp dẫn của một cơ hội đầu tư. Vậy chiết khấu dòng tiền là gì?

1. DCF là gì?

Dòng tiền chiết khấu hay chiết khấu dòng tiền (tiếng Anh: Discounted Cash Flow, viết tắt DCF) là một phương pháp định giá để tính giá trị một khoản đầu tư dựa trên dòng tiền trong tương lai của nó, khoản đầu tư đó có thể là tiền tệ, doanh nghiệp hoặc tài sản…

Về bản chất, mô hình dòng tiền chiết khấu được sử dụng nhằm xác định giá trị của một công ty dựa trên những dự đoán về mức độ sinh lời của nó trong tương lai.

*

Tìm hiểu về dòng tiên chiết khấu trong đầu tư

2. Đặc điểm của dòng tiền chiết khấu DCF

Ưu điểm:

DCF là thước đo ước tính giá trị nội tại, định giá chính xác của một dự án hoặc doanh nghiệp, là căn cứ đưa ra quyết định của nhà đầu tư. Dựa trên các yếu tố: tỷ suất lợi nhuận, tăng trưởng doanh số bán hàng trong tương lai, giá trị theo thời gian của tiền.

Nắm bắt được các động lực cơ bản của một doanh nghiệp, như: chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí vốn bình quân gia quyền, tỷ lệ tái đầu tư hay tốc độ tăng trưởng…

DCF hoạt động dựa vào dòng tiền tự do, cho nên kể cả những khoản chi tiền mặt được phân loại là chi phí hoạt động trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc được vốn hóa thành một tài sản trên bảng cân đối kế toán, thì DCF vẫn có thể chỉ ra rõ ràng, giúp doanh nghiệp có thể loại bỏ được các chính sách kế toán chủ quan và thay đổi các khoản báo cáo thu nhập.

Cho phép các nhà đầu tư đưa các thay đổi quan trọng của chiến lược kinh doanh vào mô hình định giá.

Mô hình DCF sẽ cho doanh nghiệp biết cổ phiếu của họ đang được định giá cao hay thấp, giá cả có hợp lý so với mặt bằng thị trường không.

*

Đặc điểm của dòng tiền chiết khấu
DCF

Nhược điểm:

Vô cùng nhạy cảm với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng vĩnh viễn. Chỉ một chênh lệch nhỏ cũng khiến dòng tiền DCF bị dao động mạnh và giá trị tạo ra không chính xác.

Dễ bị lỗi nếu các đầu vào không đúng, chỉ hoạt động tốt khi dòng tiền trong tương lai có mức độ tin cậy cao. Việc dự đoán doanh thu, chi phí hoạt động và vốn đầu tư sẽ rất khó khăn nếu như không rõ ràng các hoạt động của công ty.

Mô hình dòng tiền chiết khấu có giá trị đầu và cuối chiếm phần trăm quá lớn trong tổng giá trị (trong khoản 65 - 75%). Chỉ cần một thay đổi cực nhỏ trong giả định về năm cuối kỳ cũng tác động rất lớn tới việc định giá cuối cùng.

Đòi hỏi người tính toán phải sửa đổi các mục tiêu liên tục, chỉ cần kỳ vọng của doanh nghiệp thay đổi thì giá trị tạo ra cũng thay đổi theo.

Không phù hợp với đầu tư ngắn hạn vì phương pháp DCF tập trung vào việc tạo ra giá trị trong lâu dài.

3. Ý nghĩa của mô hình chiết khấu dòng tiền DCF

Mô hình chiết khấu dòng tiền DCF được dùng để xác định giá trị của một doanh nghiệp bất kỳ.

Đại diện cho giá trị khoản vốn mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra. Nếu giá trị nhà đầu tư bỏ ra nhỏ hơn giá trị dòng tiền DCF tính được thì tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn tỷ lệ hoàn vốn và ngược lại.

Hỗ trợ việc định giá cổ phiếu của doanh nghiệp so với mặt bằng thị trường, là cao hay thấp.

Thể hiện việc công ty có sẵn bao nhiêu tiền để chi trả chi phí hoạt động trước khi thanh toán các nghĩa vụ tài chính.

*

Dòng tiền chiết khấu có vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp

4. Cách tính dòng tiền chiết khấu DCF

Trước khi tính DCF thì nhà đầu tư cần lưu ý:

Để định giá một cổ phiếu, các nhà phân tích đang sử dụng 03 phương pháp chiết khấu dòng tiền: phương pháp dòng tiền cổ tức (Dividend discount model - DDM), phương pháp dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu (Free cash flow to equity - FCFE) và phương pháp dòng tiền tự do của công ty (Free cash flow to firm - FCFF).

Phải dự tính được dòng tiền tương lai mà khoản đầu tư có khả năng tạo ra trước khi thực hiện chiết khấu dòng tiền từ tương lai về giá trị hiện tại.

Nếu đã xác định được giá trị hiện tại, cần phải đánh giá được khả năng sinh lời của khoản đầu tư ấy.

Hãy áp dụng công thức tính dòng tiền chiết khấu DCF:

DCF = CF(1 + r)1 + CF(1 + r)2 + CF(1 + r)3 + … + CF(1 + r)n

Trong đó:

CF là dòng tiền trong kỳ: thể hiện các khoản thanh toán mà nhà đầu tư phải trả để có thể nắm giữ tài sản nào đó trong một thời gian nhất định;

r là lãi suất chiết khấu chính bằng chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) của doanh nghiệp;

n là số kỳ - có thể là tháng, quý, năm. Các khoảng thời gian có thể giống nhau hoặc khác nhau. Nếu khác nhau thì phải quy về dạng số thập phân.

*

Cách tính DCF nhanh chóng và chính xác

5. Những lưu ý khi sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền DCF

Muốn sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền DCF thật chính xác thì nhà đầu tư cần sử dụng kết hợp 03 mô hình khác, đó là: mô hình công ty chứng khoán công cộng, phân tích dòng tiền chiết khấu DCF và mô hình doanh nghiệp tư nhân.

Mô hình DCF sẽ cho ta thấy mất bao lâu thì tạo ra một mức lợi nhuận, giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc hơn về tâm lý thị trường.

Muốn định giá đúng về giá trị của một công ty tư nhân thì phải phân tích kỹ về dòng vốn đổ vào toàn bộ dự án đầu tư mạo hiểm, vốn cổ phần tư nhân và bối cảnh mua bán và sáp nhập, thêm cả thị trường đại chúng nữa. Quá trình này có thể chiếm dụng nhiều thời gian của nhà đầu tư. Nếu công ty bạn nghiên cứu còn sử dụng nhiều công cụ và dữ liệu trên nhiều nền tảng, hệ thống thì còn mất thì giờ hơn nữa.

Như vậy, phương pháp DCF là một “cánh tay đắc lực” của nhà phân tích để có thể tính toán giá trị nội tại của một dự án đầu tư hay cả một doanh nghiệp. Để có được kết quả chính xác nhất, các bạn cũng cần quan tâm đến các yếu tố như tỷ lệ chiết khấu, các nhân tố ảnh hưởng vào tỷ lệ lãi suất phi rủi ro, chi phí huy động vốn v.v… Mong rằng những thông tin mà TOPI mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Trong kinh doanh, thuật ngữ dòng tiền chiết khấu (discounted cash flow) được rất nhiều người sử dụng nhằm mục đích xác định xem giá trị của khoản đầu tư vào một dự án hay doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận cho họ hay không. Vậy khái niệm Discounted cash flow là gì?

Cùng các chuyên gia eivonline.edu.vn tìm hiểu ưu nhược điểm và giá trị mà dòng tiền chiết khấu (Discounted cash flow) mang lại cho doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo nội dung này tại đây.

Discounted cash flow là gì?

Discounted cash flow hay dòng tiền chiết khấu được hiểu là một phương pháp được các nhà đầu tư sử dụng để định giá một khoản đầu tư vào doanh nghiệp hay dự án nào đó. Các khoản đầu tư có thể là tài sản, tiền hay là chính công ty được đánh giá…dựa trên dòng tiền tương lai của nó. Hiểu đơn giản thì dòng tiền chiết khấu được sử dụng để xác định giá trị của một doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại dựa trên dự đoán về mức độ sinh lời của công ty đó trong tương lai.

*

Discounted cash flow là gì?

Dòng tiền chiết khấu sẽ đánh giá về giá trị nội tại của một doanh nghiệp (giá trị hiện tại của dòng tiền mà doanh nghiệp dự kiến chi trả cho cổ đông) dựa trên các nguyên tắc cơ bản. Nếu như giá trị về doanh nghiệp đạt được thông qua dòng tiền chiết khấu cao hơn giá trị đầu tư ở thời điểm hiện tại thì đây là một cơ hội đầu tư sinh lời tốt.

Tìm hiểu thêm: Dòng tiền là gì và cách quản lý dòng tiền hiệu quả trong kinh doanh

Cách tính dòng tiền chiết khấu discounted cash flow

Một dòng tiền chiết khấu bao gồm 3 phương pháp:

Dòng tiền cổ tức -DDM (Dividend discount model)Dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu - FCFE (Free cash flow to equity)Dòng tiền tự do của công ty - FCFF (Free cash flow to firm).

Mô hình chiết khấu dòng tiền được xây dựng dựa trên yếu tố về giá trị thời gian của dòng tiền và mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Trong đó, công thức tính dòng tiền chiết khấu discounted cash flow là: Discounted cash flow = (CF/(1+r)^1) +(CF/(1+r)^2) +(CF/(1+r)^3) + … + (CF/(1+r)^n). 

Trong đó:

CF = Dòng tiền trong kỳ: Thể hiện các khoản thanh toán mà nhà đầu tư nhận được để sở hữu tài sản đảm bảo nào đó trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ: cổ phiếu, trái phiếu... r = Lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất: Tỷ suất chiết khấu r được xác định bằng chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Đây là yếu tố để nhà đầu tư nắm bắt rõ ràng tỷ lệ lợi nhuận mà họ đạt được khi đầu tư vào một doanh nghiệp. n = số kỳ: Khoảng thời gian nhất định mà dòng tiền liên kết đến, có thể được tính theo tháng, quý hoặc năm.

*

Cách tích dòng tiền chiết khấu discounted cash flow

Dựa vào công thức tính dòng tiền chiết khấu bên trên, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức độ tiềm năng của việc đầu tư dựa theo giá trị thời gian của đồng tiền hoặc tỷ lệ hoàn vốn mong muốn đạt được. Ngoài ra, khi sử dụng công thức này, mọi người cũng sẽ phán đoán được tính khả thi của từng dự án, nhận định được khả năng sinh lời, hòa vốn hay lỗ vốn nếu đầu tư.

Bên cạnh đó, khi tính toán giá trị dòng tiền chiết khấu (DCF) cũng đại diện cho giá trị khoản vốn mà các nhà đầu tư sẵn lòng bổ ra một cách chính xác. Nếu như giá trị mà nhà đầu tư bỏ ra ít hơn giá trị mà dòng tiền Discounted cash flow tính ra thì tỷ lệ hoàn vốn sẽ cao hơn tỷ lệ chiết khấu và ngược lại.

Ưu và nhược điểm của discounted cash flow

Bất kể một phương pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, với việc sử dụng dòng tiền chiết khấu (discounted cash flow) để xác định giá trị khoản đầu tư cũng không ngoại lệ. Sau đây là những điểm mạnh cũng như điểm yếu của phương pháp này.

Ưu điểm của discounted cash flow

Đầu tiên, dòng tiền chiết khấu (DCF) được xem là phương pháp tốt nhất để có thể xác định giá trị của một khoản đầu tư. Dựa vào các yếu tố như doanh số bán hàng tăng trưởng trong tương lai, tỷ suất lợi nhuận hay giá trị thời gian của dòng tiền, tất cả phục vụ cho mục đích định giá chính xác giá trị một dự án hoặc doanh nghiệp từ đó đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Bên cạnh việc giúp xác định động lực kinh doanh liên quan, dòng tiền chiết khấu (DCF) còn cho phép các nhà đầu tư kết hợp mô hình giá vào các chiến lược kinh doanh. So với việc sử dụng các phương pháp định giá khác với công thức dễ tính toán hơn nhưng độ tin cậy trở nên đáng nghi ngờ khi thị trường định giá quá cao hoặc quá thấp thì DCF đưa ra dự đoán thị trường với giá trị nội tại tốt nhất.

*

Ưu và nhược điểm của discounted cash flow

Nhược điểm của discounted cash flow

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì việc sử dụng dòng tiền chiết khấu (DCF) cũng còn rất nhiều hạn chế, điển hình phải nhắc đến đó là phương pháp này cực kỳ nhạy cảm với các giả định liên quan đến tỷ lệ chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng vĩnh viễn của doanh nghiệp. Bất kỳ một sự điều chỉnh nhỏ nào cũng khiến cho DCF giao động mạnh mẽ và giá trị sẽ không còn chính xác.

Phương pháp sử dụng dòng tiền chiết khấu chỉ được diễn ra thuận lợi khi mà mức độ tin cậy về dòng tiền tương lai. Trong trường hợp các doanh nghiệp cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí hoạt động hay khoản đầu tư vốn không được minh bạch sẽ khiến cho khả năng dự đoán của nhà đầu tư không chính xác.

Xem thêm: Review khu du lịch thác giang điền đồng nai new 2023 cực kỳ hot

Một vấn đề nữa mà nhiều chuyên gia cho rằng là yếu điểm chính của DCF đó là giá trị đầu cuối chiếm nhiều hơn so với tổng giá trị. Điều này khiến cho việc thay đổi nhỏ trong các giả định về năm cuối kỳ cũng khiến cho việc định giá cuối cùng bị tác động đáng kể. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về dòng tiền chiết khấu discounted cash flow và những giá trị mà phương pháp này mang lại cho các nhà đầu tư trong việc xác định giá trị nội tại của khoản đầu tư hay doanh nghiệp. Với nội dung bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về dòng tiền chiết khấu này.

Kiến thức liên quan: Chiết khấu là gì? Công thức và cách tính chiết khấu trong kinh doanh