GD&TĐ - Được thành lập từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, trường học ban đêm tại Nhật Bản dành cho nạn nhân của chiến tranh hoặc những người gặp vấn đề tài chính nhưng “khát chữ”.

Bạn đang xem: Đêm ở trường học


Hầu hết học sinh hiện nay là công dân nước ngoài.

Tồn tại để gắn kết


Chăm chỉ lên lớp 5 buổi một tuần, em Batoor bày tỏ: “Em từng rất sợ tiếng Nhật vì không hiểu nhưng nhờ ngôi trường đặc biệt này, mọi chuyện đã thay đổi. Em muốn học tiếng Nhật thật tốt rồi trở thành giáo viên dạy ngôn ngữ cho trẻ em”.

Trong những năm trở lại đây, Nhật Bản ghi nhận lượng lớn công dân nước ngoài đến học tập và làm việc. Ban đầu là người dân Hàn Quốc, Trung Quốc di tản sau chiến tranh rồi mở rộng ra là người châu Á, châu Phi...

Do đó, chính quyền các địa phương đã và đang cố gắng xây dựng nhiều trường học ban đêm ở mọi tỉnh, thành trên khắp cả nước nhằm hỗ trợ công dân nước ngoài học tiếng Nhật.

Trường học ban đêm tại Trường THCS Mitsukaido, nơi em Batoor đang theo học, là một ví dụ. Trong khi nhiều địa phương thờ ơ với trường học ban đêm, chính quyền thành phố Joso quyết định xây dựng lại mô hình này từ năm 2020.

Lý do là thành phố có số lượng công dân nước ngoài, chủ yếu là người Brazil, sinh sống, cao hàng đầu tỉnh.

Được học tiếng Nhật không chỉ là nhu cầu của người nước ngoài, mà còn là mục tiêu của chính quyền thành phố trong việc xây dựng cộng đồng gắn kết, đa văn hóa và hòa nhập.

Trường học ban đêm tại Trường THCS Mitsukaido có 17 giáo viên với mục tiêu đảm bảo “không ai bị bỏ lại phía sau”. Nguyên tắc cơ bản của trường là giảng dạy theo nhóm với 3 - 4 giáo viên trong một lớp học. Giáo viên ứng dụng nhiều phần mềm dịch ngôn ngữ, dịch âm thanh, kết hợp các nguồn học liệu sinh động như hình ảnh, video khi giao tiếp với học viên.

Thầy giáo Hiroyuki Onozawa, giáo viên môn Toán, cho biết: “Mỗi ngày, chúng tôi đều cố gắng nghĩ ra cách khiến lớp học trở nên thú vị hơn. Với khởi đầu hào hứng, học viên sẽ tăng thêm động lực học tập. Tôi rất vui khi thấy lớp học trở thành môi trường để học viên gắn kết, trải nghiệm và trau dồi sự tự tin”.

Tuy nhiên, các trường học ban đêm đối mặt với không ít thách thức. Không giống trường phổ thông công lập, tỷ lệ nhập học trường ban đêm là không chắc chắn, đơn lẻ.

Trong khi nguồn chi phí vận hành trường không hề nhỏ. Hiện nay, hầu hết các trường vẫn phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ chính quyền địa phương hoặc sự giúp đỡ của các mạnh thường quân.

Thách thức đặt ra hiện nay cho các cơ quan chức năng là tuyên truyền, phổ biến về hoạt động của trường nhằm thu hút các đối tượng đặc biệt theo học. Từ đó, tạo môi trường học tập gắn kết, bền vững trong khu vực.

“Chắc hẳn còn nhiều người ngoài kia cần đến trường học ban đêm nhưng họ không hề biết rằng một nơi như vậy đang tồn tại. Chúng tôi hy vọng có thể cùng các cấp chính quyền địa phương giúp đỡ nhiều người hơn nữa”, thầy giáo Onozawa bày tỏ.

TPO - Vật vạ, đợi chờ cả 10 tiếng đồng hồ từ đêm hôm trước đến gần trưa hôm sau để mong giành được một suất nộp hồ sơ vào lớp 10 cho con,… là một thực tế trong mùa tuyển sinh năm nay ở Hà Nội.

Đi từ nửa đêm mong giành suất học cho con

Từ 21h tối ngày 4/7, hơn chục phụ huynh ngồi bên ngoài cổng Trường THPT Hoàng Cầu mong giành được một suất nộp hồ sơ vào lớp 10 cho con.

Có phụ huynh rủ theo cả chị em, mang theo ghế nhựa và nước uống, xuyên đêm xếp "lốt" chờ trời sáng để nộp hồ sơ cho con cháu.

Nhiều phụ huynh đợi chờ nộp hồ sơ cho con từ 21 giờ tối 4/7 tại trường THPT Hoàng Cầu. Ảnh: Như Ý

*

Sáng nay, nhiều phụ huynh được gọi vào làm thủ tục cho con

*

Cảnh đợi chờ trong nắng nóng ở bên ngoài cổng trường

*

Đến 10h sáng 5/7, đã có hơn 500 hồ sơ "ghi danh" để nộp hồ sơ cho con.

Một phụ huynh cho biết, có hơn chục phụ huynh vào được bên trong trường từ chiều tối và cứ đợi chờ bên ngoài cổng trường mong là những người đầu tiên ghi danh vào danh sách để sáng mai được nộp hồ sơ cho con.

Một số phụ huynh quá mỏi mệt nhờ người nhà mang chiếu cói ra trải xuống nền đường, xỏ tất chân để nằm chợp mắt.

Bộ phận văn phòng của nhà trường dường như cũng không rời trường. Thậm chí, nhà trường còn thuê nhiều quạt hơi nước để phục vụ phụ huynh. Một thành viên trong ban tuyển sinh hài hước cho biết, họ vừa thương phụ huynh nhưng cũng vừa “sợ’ cổng trường bị đạp đổ khi lượng phụ huynh đến ngày càng một đông.

Các phụ huynh truyền tay nhau những tờ giấy tự phát, ghi danh sách tên con, ngày tháng năm sinh của con, theo thứ tự người đến trước để sáng hôm sau làm "bằng chứng xếp hàng" gửi trường.

Một vị phụ huynh cho biết, chị và cô em đợi từ 3h sáng ngày 5/7 để mong được một suất đăng ký hồ sơ cho con. Dù đến từ mờ sáng như vậy nhưng số thứ tự của chị là 78. Đến 10h30 sáng nay, chị đã toại nguyện vì đã nộp được hồ sơ cho con.

*

Bảo vệ, những người trong ban tuyển sinh của trường gọi 10 phụ huynh vào một lần dựa trên những tờ giấy tự phát, ghi danh sách tên con, ngày tháng năm sinh của con

Chị Nguyễn Thị Minh Huyền nhà ở phố Bích Câu kể rằng, do không biết nhiều phụ huynh đến sớm, nên 6h sáng chị mới đến và được số thứ tự 304.

Em Đỗ Hà Anh và Nguyễn Hà Vy (học sinh trường THCS An Dương) chia sẻ về việc đi từ sáng mong sẽ may mắn có suất học ở ngôi trường này. Video: Đỗ Hợp

Có mặt từ 7h sáng nay, em Đỗ Hà Anh và Nguyễn Hà Vy (học sinh trường THCS An Dương) cho biết, hai em năm nay đều không đủ điểm đỗ vào trường THPT Tây Hồ và THPT Thạch Bàn nên quyết tâm nộp hồ sơ sang trường THPT Hoàng Cầu.

“Khi chúng em đến đã ở số thứ tự hơn 400 mà nhà trường chỉ có 495 chỉ tiêu nên cũng lo lắm vì rất nhiều bạn khác điểm cao hơn bọn em nhiều. Em cầu mong mình may mắn”- những học sinh này chia sẻ.

*
*

Những phụ huynh may mắn ngồi đợi bên ngoài phòng tuyển sinh

*

Nhiều phụ huynh đến 10h sáng mới nộp được hồ sơ cho con

Tại Trường THPT Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), từ 11 giờ đêm hôm trước một số phụ huynh đến xếp hàng đợi đến sáng hôm sau làm thủ tục nhập học.

*

Hơn 9 giờ sáng, phụ huynh vẫn xếp hàng đông đúc, kiên nhẫn chờ đợi đến lượt làm thủ tục nhập học lớp 10 cho con.

Sau đó nhiều phụ huynh hay tin cũng đến xếp hàng để chờ làm thủ tục cho con. Đến 10 giờ 30 sáng nay, nhà trường mới gọi tên đến số thứ tự gần 200 và những người có số phía sau được hẹn buổi chiều đến làm thủ tục khi đó tình hình đông đúc mới tạm lắng xuống.

*

Đến 10 giờ mới vãn dần số lượng phụ huynh. Ảnh: Trọng Tài

Em Quang Minh cho biết, sau khi thấy nhiều người xếp hàng ở Trường THPT Phan Huy Chú “tay trắng” ra về cả gia đình sốt ruột, lo lắng nên đã đến cổng trường Tạ Quang Bửu xếp hàng từ 11 giờ đêm hôm trước. Theo lời Minh, trường thông báo 8 giờ mới mở cửa nên cả nhà xếp ghế ngồi chờ trước cổng. Sau đó có một số phụ huynh khác cũng đến nên mọi người tự thống nhất ghi tên theo số thứ tự vào một tờ giấy. Đến 5 giờ sáng danh sách phụ huynh đã kéo dài nhiều mặt giấy.


*

Đầu giờ sáng hàng trăm phụ huynh xếp hàng kéo dài.

Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay Quang Minh được 38,5 điểm nhưng trượt cả 2 nguyện vọng gồm Trường THPT Trần Nhân Tông và THPT Đống Đa. Khi trượt tất cả các nguyện vọng em rất buồn, bố mẹ cũng mệt mỏi tuy nhiên giờ đây em vẫn vui vì đã xếp được số để đăng ký nhập học vào trường.

*

Bên trong, trường này bố trí nhiều bàn tiếp nhận hồ sơ

Chị Đặng Thị Luyến cũng là một trường hợp may mắn khác khi có số thứ tự nhập học cho con. Chị cho biết, 3 giờ sáng đã cùng chồng khăn áo ra khỏi nhà đến “canh” cổng trường. Con chị năm nay thi được 40 điểm nhưng do năm nay điểm chuẩn tăng vọt, trượt cả nguyện vọng 1 Lê Quý Đôn (Đống Đa) và nguyện vọng 3 Trần Hưng Đạo.

“Tôi nghĩ rằng, Hà Nội nên tính toán mở thêm trường lớp, tăng chỉ tiêu tuyển sinh để phụ huynh, học sinh đỡ khổ. Công sức các con nỗ lực 9 năm trời và đạt điểm số cao chứ không phải lười nhác, học kém vậy mà đổ sông đổ bể. Mấy ngày nay, cả mẹ và con đều suy sụp, mất ăn mất ngủ nhưng tôi phải gượng dậy động viên con và tìm kiếm trường tư có môi trường học tập tốt để con theo học”, chị Luyến nói.

Cũng theo chị Luyến, gia đình trước đó cũng đã tìm hiểu một số ngôi trường khác. Tất cả các vấn đề như: học phí, chất lượng dạy học, cơ sở vật chất, tính kỷ luật, kỷ cương, môi trường bạn bè… đều được gia đình đưa ra để cân nhắc.

*

Và cả trong phòng, những phụ huynh đủ điều kiện làm thủ tục nhập học.

*

Nhiều người đến từ sớm, chờ đợi kéo dài nên mệt mỏi.

*

Có em học sinh cùng gia đình đến từ 11 giờ đêm hôm trước.

Video phụ huynh xếp hàng làm thủ tục nhập học cho con ở Trường THPT Tạ Quang Bửu sáng nay. Clip: Trọng Tài

Trường sẽ tính phương án thuận lợi cho phụ huynh

Liên quan đến sự việc hàng trăm phụ huynh xếp hàng chờ nộp hồ sơ sáng nay, đại diện Trường THPT Tạ Quang Bửu nói rằng, trước đó đã xây dựng các phương án để đón tiếp phụ huynh đến nhập học. Nhà trường thông báo trên trang website là đúng 8 giờ sẽ bắt đầu làm thủ tục tuyển sinh. Cụ thể đã xếp các dãy barie để phụ huynh xếp hàng theo thứ tự và có người hướng dẫn, đón tiếp và bố trí nhiều bàn làm thủ tục nhập học cho học sinh đủ điều kiện.

Năm nay, trường có chỉ tiêu 450 em, trong đó 131 em trúng tuyển theo hình thức xét học bạ. Số còn lại nhà trường đưa ra mức điểm chuẩn là 38,5.

Tuy nhiên, từ đêm hôm trước phụ huynh đến sớm xếp hàng và ghi danh theo số thứ tự vào giấy. “Đến sáng nay, khi trường mở cửa, họ yêu cầu trường ưu tiên những người đến sớm tuy nhiên chúng tôi không thể làm như vậy vì những người đến sau sẽ cho rằng đó là phương án không công bằng. Nếu ưu tiên những người đến xếp hàng từ đêm trước, có thể tạo tiền lệ cho năm sau họ đến sớm hơn. Mà điều này sẽ vất vả, áp lực cho phụ huynh”, đại diện nhà trường nói.

Cũng theo đại diện nhà trường, trong những năm tới, đơn vị sẽ tính toán, nghiên cứu để có hình thức đăng ký nhập học thuận lợi hơn cho phụ huynh, học sinh.

Lãnh đạo trường THPT Hoàng Cầu nói gì?

Bà Nguyễn Thị Lan Phương, hiệu phó trường THPT Hoàng Cầu chia sẻ, sáng nay bà đến trường từ sáng sớm và nhìn cảnh phụ huynh xếp hàng từ đêm qua thấy rất thương.

Bà Phương cho biết, từ năm ngoái nhà trường cũng có cảnh xếp hàng từ sớm nhưng không đến mức như năm nay và chỉ trong hai tiếng là giải quyết xong. Trong khi đó năm nay phụ huynh xếp hàng kỉ lục từ 9h hôm trước, một tình trạng “chưa từng có”.

Bà Phương cho biết, để giải tỏa áp lực cho phụ huynh, thay vì sẽ nhận hồ sơ bằng với chỉ tiêu nhà trường có thì từ sáng nhà trường xác định sẽ tiếp nhận hết hồ sơ cho phụ huynh đến nộp sau đó mới xét tuyển. Sau đó, nhà trường xét tuyển lấy từ cao xuống thấp cho đủ chỉ tiêu.

Tính đến 10h sáng nay, đã có hơn 500 học sinh được ghi danh và đợi nhà trường gọi vào: “Nếu phụ huynh còn đến thì bộ phận tuyển sinh của trường vẫn sẽ làm xuyên trưa không dám ngơi nghỉ. Rất may, đến thời điểm này dù đông phụ huynh đến nhưng quá trình nộp hồ sơ vẫn diễn ra rất quy củ”- vị hiệu Phó này cho hay.

Xem thêm: Cách Xóa Lịch Sử Tìm Kiếm Google Map S, Xoá Đường Đi Và Địa Điểm Khỏi Lịch Sử Hoạt Động


Trước đó, ngày 4/7, Trường THPT Phan Huy Chú cũng có tình trạng phụ huynh đợi cổng trường từ 3h sáng. Khoảng 5h30, trường này đã hết số thứ tự và rất căng thẳng.