Đây là các bức ảnh ghi lại dấu ấn cả một thời đại hoặc tố cáo tội ác kinh hoàng của chiến tranh, được tờ Telegraph đánh giá là đã có tác động làm thay đổi thế giới của chúng ta.

Bạn đang xem: Những bức ảnh ý nghĩa nhất thế giới

Việc bình chọn được thực hiện nhân kỷ niệm 170 năm ngày ra đời công nghệ chụp ảnh. Dưới đây là một số hình ảnh trong tập hợp mà tạp chí trên đưa ra.

1. Cảnh nhìn từ cửa sổ ở Le Gras - 1826 của Joseph Niépce

S6v
ZGklhs9v
VP3C-w" alt="*">

Một tấm ảnh không có gì nhiều: Một bức tường, một mái nhà, một ống khói. Nhưng ý nghĩa nó tạo ra lại vô cùng lớn. Bức ảnh đánh dấu lần đầu tiên, con người ghi lại được hình ảnh thực của thế giới.

Để chụp được hình ảnh này, Joseph Niépce - một sĩ quan, thị trưởng của Nice, Pháp - đã sử dụng quy trình gọi là heliography (thuật khắc bằng ánh sáng mặt trời) với 8 giờ phơi sáng. Đây là cơ sở để năm 1839, Louis Daguerre - nhà hóa học người Pháp - phát minh ra quy trình chụp hình thực tiễn.

2. Thung lũng chết chóc - 1855 của Roger Fenton

JHb5t
XVptw" alt="*">

Fenton được coi là nhiếp ảnh gia chiến tranh đầu tiên của thế giới. Năm 1855, do yêu cầu thời gian phơi sáng quá nhiều của máy móc thời bấy giờ, Fenton không chụp được các bức ảnh về những trận chiến. Ông đành ghi lại hình ảnh một dải đất vắng bóng người nhưng đầy rẫy những quả đạn đại bác.

Bức hình gần như trống không một cách kỳ lạ và đầy tính ẩn dụ này là minh chứng rằng nhiếp ảnh cũng có thể đầy triết lý và có ảnh hưởng như những bài thơ, ngay cả khi chủ đề của nó là về chiến địa.

3. Nagasaki - 1945 do Không quân Mỹ chụp

ZEECC86z0yq
A" alt="*">

Một minh chứng cho thấy sức hủy diệt kinh khủng của con người. Đám mây hình nấm trên bầu trời Nagasaki, Nhật năm 1945 này đã giết chết 80.000 người và đến nay vẫn là nỗi ám ảnh cho hòa bình nhân loại.

4. Hans Conrad Schumann nhảy sang Tây Berlin - 1961, của Peter Leibing

N19y
Zy
MDx
Q" alt="*">

Bức ảnh chớp được khoảnh khắc một người lính liều mình nhảy qua hàng rào dây thép gai chia cắt Đông và Tây Berlin. Ảnh lột tả mức độ căng thẳng của Chiến tranh Lạnh vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước.

5. Kim Phúc trong trận bom napalm của Mỹ ở Việt Nam - 1972, của Nick Ut

IGk
Dio
Aw
Usjl
XUL7dp
Aw" alt="*">

Hình ảnh 5 đứa trẻ Việt Nam vẻ mặt khiếp đảm chạy trốn một cuộc bỏ bom napalm. Đáng thương nhất là cô bé giữa khuôn hình - Kim Phúc - trần truồng, gào khóc với cánh tay gầy gò xương xẩu. Bức ảnh chạm đến trái tim của những người yêu hòa bình trên khắp thế giới. Tấm ảnh này đã góp phần thay đổi nhận thức của nhiều người về cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam, khiến phong trào phản chiến thêm mạnh mẽ.

6. Kền kền chờ đợi - 1994 của Kevin Carter

Asrgv
Hr
UVNPas7lw" alt="*">

Được trao giải Pulitzer 1994, bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một em bé ở Sudan sắp chết đói đang cố lết về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc cách đó khoảng một km. Cách đó không xa, một con kền kền đang chờ em bé chết để ăn thịt. Bức ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng.

Không ai biết điều gì xảy ra với em bé sau đó. Cả nhiếp ảnh gia cũng không biết bởi anh rời đi sau khi chụp ảnh. Nhiều người lên án sự lạnh lùng sau ống kính của tác giả. Ba tháng sau khi chụp bức ảnh này, nhà nhiếp ảnh Kevin Carter đã tự tử vì trầm cảm.

7. Tra tấn tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib

VSwr
Vtsdkv
V70Gh
C13Q" alt="*">

Một trong một loạt hình ảnh về các biện pháp tra tấn và nhục hình đối với tù nhân Iraq mà quân đội Mỹ thực hiện tại nhà tù Abu Ghraib. Việc công bố các hình ảnh như thế này là kết quả của cuộc điều tra do cơ quan điều tra tội phạm thuộc quân đội Mỹ tiến hành năm 2004.

Phía sau những bức ảnh ấn tượng ấy lại là những câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa, đậm tính nhân văn mà ít ai biết đến.


*

Tòa nhà sụp đổ trong vụ khủng bố 11/9: Đó là khoảnh khắc tòa nhà sụp đổ trong vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/9 được
Bill Biggart ghi lại. Tuy nhiên, chỉ vài giây sau khi chụp bức ảnh này, nhiếp ảnh gia 54 đã qua đời khi tòa tháp thứ 2 sụp đổ và các mảnh vỡ đè lên người ông. Thi thể và thiết bị chụp ảnh của ông đã được tìm thấy trong các mảnh vỡ của trung tâm thương mại 4 ngày sau đó.
*

*

Lao động trẻ em ở Bangladesh: Bộ ảnh củanhiếp ảnh gia người Bangladesh Shehzad Noorani, ghi lại hình ảnh ở vùng ngoại ô Dhaka, nơi có hàng trăm nhà máy và xưởng sản xuất pin tái chế. Nguồn lao động chính ở khu vực này là phụ nữ và trẻ em. Môi trường làm việc tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
*

Cuộc gặp gỡ của Jane Goodall và chú tinh tinh tên Flint:Jane Goodall làmột nhà động vật linh trưởng nổi tiếng thế giới. Trong bức ảnh, cô chỉ kéo cánh tay gần chú tinh tinh
Flint để tránh sự nghi ngờ của tinh tinh mẹ rằng cô có thể gây hại. Jane Goodall cũng đã phát hiện ra rằng tinh tinh sử dụng các chi như con người. Điều thú vị của nhà nghiên cứu linh trưởng này là cô không có bằng đại học nhưng được học luôn tiến sĩ nhờ nghiên cứu đột phá và những thành tựu mà cô đạt được.
*

“Bước nhảy vào tự do”: Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Peter Leibing, ghi lại khoảnh khắc người lính Đông Đức 19 tuổi Conrad Schumann vượt qua hàng rào thép gai tại phố Bernauer nhảy sang phía Tây Đức. Nơi có hàng rào thép gai sau này được xây thành Bức tường Berlin lịch sử.
Ca cấy ghép tim đầu tiên trên thế giới: Ca phẫu thuật tim thành công đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Ba Lan, các bác sĩ phải làm việc vất vả trong suốt 23 giờ. Đây là một bước tiến lớn trong ngành y học thế giới, do đó vào năm 1987, bức ảnh này đã được giải là "bức ảnh đẹp nhất” của tạp chí National Geographic và trở nên vô cùng nổi tiếng.
Yoina:Yoina là một đứa trẻ mồ côi 11 tuổi sống cùng cô của mình trong cộng đồng Machiguenga ở Công viên quốc gia Manu, Peru. Charlie Hamilton James, nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc này nhớ rằng cô gái "không quan tâm nhiều đến việc chụp ảnh cô ấy". Một bài báo đăng trên tạp chí National Geographic cho biết, cuộc đời của Yoina đã xảy ra nhiều biến cố sau đó: mẹ cô qua đời sau khi sinh đứa con thứ 9 và con khỉ đáng thương của cô cũng bị tử nạn.

Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách đặt tính theo cột dọc trong word đều và điều chỉnh khoảng


"Chiến tranh là địa ngục" là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất của nhiếp ảnh gia người Đức Horst Fass, được ghi lại năm 1965 trong chiến tranh ở Việt Nam. Trong một thời gian dài, danh tính của người trong bức ảnh không được tiết lộ, đến năm 2012 bà Morrison, vợ của người lính, tình cờ nhìn thấy bức ảnh trong cuốn sách tại một cửa hàng ở trung tâm mua sắm và tuyên bố người trong ảnh là người chồng quá cố của bà, Larry Wayne Chaffin. Ông phục vụ trong lữ đoàn 173 ở Việt Nam, từ tháng 5/1965. Tấm ảnh được chụp khi Chaffin 19 tuổi. Ông qua đời năm 1985, khi mới 39 tuổi, vì biến chứng bệnh tiểu đường.