1. Phần giải thích

Một trong những đề tài và cảm hứng lớn của Thơ mới (1932 - 1945) là thiên nhiên. Nhìn chung, đó là một thiên nhiên đẹp nhưng buồn. Vì sao vậy?

a) Vì sao thiên nhiên trong Thơ mới đẹp?

Vì thiên nhiên thực ở ngoài đời vốn đẹp (đất nước ta cây cối xanh tươi quanh năm, ánh nắng chan hòa bốn mùa: Việt Nam đất nắng chan hòa - Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh - Nguyễn Đình Thi): thiên nhiên đẹp đó lại được lọc qua tâm hồn nghệ sĩ của các nhà thơ lãng mạn vốn rất tinh tế và nhạy cảm nên lại càng lung linh rực rỡ. Đó là cái đẹp của nghệ thuật chứ không phải cái đẹp trong cuộc đời. Một "chiếc áo mơ phai dệt lá vàng" của Xuân Diệu, một "vườn ai mướt quá xanh như ngọc" của Hàn Mặc Tử, một con hổ "say mồi đứng uống ánh trăng tan" của Thế Lữ... là những vẻ đẹp như thế.

b) Nhưng vì sao thiên nhiên đẹp đó lại buồn?

Vì lòng nhà thơ buồn nên nỗi buồn đã thấm vào cảnh vật làm cho thiên nhiên cũng đượm buồn. Lòng nhà thơ buồn vì họ đều là thế hệ thi nhân mất nước sống trong cảnh đời nô lệ, lại mang cái "Tôi" bé nhỏ, cô đơn của các nhà thơ lãng mạn. Vì thế, mà nhìn trời đẹp. Xuân Diệu thấy buồn:

Hôm nay trời nhẹ lên cao

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.

nghe mưa rơi, lòng Huy Cận dâng lên một "nỗi sầu vạn cổ":

Tai nương nước giọt mái nhà

Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.

c) Cái buồn và cái đẹp ở đây hài hòa gắn bó với nhau trong quan diểm thẩm mĩ của các nhà thơ lãng mạn thời kì 1932 -1945:

Trong cái buồn có cái đẹp và trong cái đẹp lại thường chứa đựng cái buồn. Quan điểm này chắc chắn có phần ảnh hưởng của các nhà thơ lãng mạn phương Tây lúc bấy giờ, đặc biệt là các nhà thơ lãng mạn Pháp như Rim-bô, Véc-len, Bô-đờ-le..., và trong màu sắc lãng mạn của nó, ta vẫn có thể tìm thấy ít nhiều cái ý nghĩa nhân văn, cái tình người trong đó.

Những điều trên đây đã được biểu hiện khá rõ qua một bức tranh thiên nhiên tiêu biểu của Thơ mới: Tràng Giang của Huy Cận.

2. Phần chứng minh bằng bài thơ "Tràng Giang" của Huy Cận

Tràng Giang là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ lãng mạn Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám, cũng là một trong những bài thơ quen thuộc và nổi tiếng nhất của phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Đó là hình ảnh một con sông đẹp và buồn được khúc xạ qua nỗi lòng Huy Cận - một thi nhân mất nước đang sống bơ vơ giữa cuộc đời, chưa tìm được hướng đi cho mình trong cảnh đời nô lệ ấy. Hai nét dẹp và buồn kết hợp hài hòa, xuyên thấm vào nhau trong từng hình ảnh, chi tiết, từng câu thơ, chữ thơ, trong cả bài thơ để tạo nêri một Tràng Giang vừa cổ điển vừa hiện đại - một Tràng Giang "mang mang thiên cổ sầu" của hồn Huy Cận.

a) Tràng Giang - một con sông đẹp

Đất nước ta có nhiều dòng sông đẹp. Nhưng đã mấy ai đưa được nhừng dòng sông đẹp đó vào thơ. Phải có cảm nhận tinh tế, phải có con mắt nhìn của thi nhân thì vẻ đẹp đó mới hiện hình lên từng dòng chừ thành bức tranh thơ. Tràng Giang của Huy Cận là một bức tranh thơ như thế.

Ở bài Tràng Giang, thiên nhiên tạo vật trở thành cổ điển nhưng lại được thi nhân cảm nhận bằng một con mắt nhìn mới mẻ và tinh tế.

- Có cái đẹp của màu sắc hài hòa bên sông:

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Một nét đẹp quen thuộc, giản dị mà ta thường gặp ở những dòng sông quê hương, nhưng đi vào câu thơ vẫn có gì như êm dịu, mượt mà hơn.

- Có cái đẹp của dòng sông mênh mang giữa đất trời bao la vô tận:

Nắng xuống, trời lèn sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Đây là vẻ đẹp mới mẻ, có giá trị phát hiện của thi nhân. Huy Cận đã đem đến cho người đọc một vẻ đẹp mới của dòng sồng, của bầu trời trong cái không gian ba chiều rộng mênh mông và sâu thăm thẳm. Thiên nhiên được mở rộng đến không cùng trong cảm hứng vũ trụ, vốn là một cảm hứng rất riêng và cùng rất đặc sắc của Huy Cận.

- Lại có cái đẹp như trong một bức tranh cổ điển:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Cảnh chiều tà được vẽ lên thật đẹp: một cánh chim chiều chao liệng trên nền mây bạc, đôi cánh hút lấy nắng hoàng hôn như cùng chim sa xuống lấp lánh phía chân trời. Hai nét vẽ chấm phá của nhà nghệ sĩ - một nét hùng vĩ, một nét cô đơn - mà như thu được linh hồn của tạo vật vào bức tranh thơ. Và cánh chim chiều của Huy Cận gợi nhớ những cánh chim chiều trong thơ xưa:

Chim hôm thoi thót về rừng

(Nguyễn Du)

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

(Bà Huyện Thanh Quan)

Tóm lại, Tràng Giang là một bài thơ sông nước mang vẻ đẹp trang trọng, cổ kính nhưng lại mới mẻ, hiện đại.

b) Tràng Giang - một con sông buồn

- Con sông đẹp đó lại là một con sông buồn mênh mang, thấm thìa bởi lòng nhà thơ buồn nên nỗi buồn đã thấm sâu vào cảnh vật:

Người buồn cảnh có vui dâu bao giờ.

(Nguyễn Du)

Đúng như Lê Dy đã nhận xét:

Là "Tràng Giang", cáu thơ nào củng dập dềnh sóng nước Là tâm trạng, khổ tlĩơ nào củng lặng lẽ u buồn. trong bài thơ, khổ nào, câu nào, hình ảnh nào, cho đến từng chi tiết, từng chữ thơ cùng đều buồn da diết. Cảnh buồn, người buồn, cho đến cả âm điệu và nhạc điệu thơ cũng buồn mênh mang, sâu lắng. Đó là nỗi buồn mang cảm hứng sông núi, vũ trụ mà thi nhân đã cô đúc lại trong lời để từ:

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

- Đi vào bài thơ, khổ thơ nào cùng buồn. Khổ 1 là cảnh trên sông với con sóng "buồn điệp điệp", dòng nước "sầu trăm ngả" và một cành củi khô bơ vơ lạc lõng. Khổ 2 là cảnh xung quanh sông với cái không gian ba chiều rộng mênh mông, sâu thăm thẳm càng làm cho cảnh vật thêm bé nhỏ, hiu hắt, cô đơn: cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu, cảnh vãn chợ chiều và bến cô liêu. Đến khổ 3, hiện ra trước mắt ta một con sông không bóng người, không sự sông (mênh mông không một chuyến dò ngang - không cầu gợi chút niềm thản mật) mà chỉ còn lại nhừng cụm bèo trôi giạt trôn sông hay chính là hinh ảnh những cuộc đời chìm nổi, bơ vơ trong chế độ cũ. ơ khổ 4, nỗi buồn dâng lên trong cảnh hoàng hôn trên sông và biến thành nỗi nhớ nhà sâu thăm thẩm trong lòng tác giẩ. Bài thơ khép lại rồi mà nỗi buồn nhớ nhà vẫn mênh mang không dứt như sóng nước vẫn dập dềnh trên Tràng Giang:

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

- Cảnh buồn chính vì người buồn. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy không xuất hiện nhưng vẫn hiện lên rất rõ qua bài thơ. Đó là Huy Cận với nổi buồn sông núi của một thi nhân mất nước. Đứng trước Tràng Giang mênh mang, đất trời bao la, thi nhân cảm thấy "rợn ngợp": con người thì bé nhỏ, hũu hạn còn vũ trụ thì vô tận vô cùng. Cái cảm giác cô đơn, trống vắng, chông chênh đó đã tạo nên nét buồn riêng của Huy Cận trong Tràng Giang và nỗi buồn đó đã dẫn đến cảm nhận về "cái không" của thi sĩ trước dòng sông hoang vắng:

- Không tiếng: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

- Không đò: Mênh mông không một chuyến đò ngang

- Không cầu: Không cầu gợi chút niềm thân mật

- Không khói: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Tóm lại, không âm thanh của cuộc sông, không sự vật của con người, không biểu tượng của gia đình, quê hương... không có gì cả! Trong tâm trạng như thế, thi sĩ chỉ còn là một cành củi khô, một cụm bèo trôi giạt trên sông, một cánh chim chiều nhỏ bé đang sa xuống tận phía cuối trời xa. Một thi nhân mất nước chưa tìm được hướng đi cho mình, lại mẫn cảm trước thiên nhiên và cuộc đời, làm sao lại không có nỗi buồn như thế được? Người đọc ngày hôm nay hiểu nỗi lòng Huy Cận, trân trọng "nỗi buồn thế hệ" của ông, vì đằng sau nỗi buồn ấy là một tâm sự yêu nước thầm kín, một tình người yêu quê, nhớ nhà thăm thẳm.

Welcome to Chat


Bạn đang xem: Thiên nhiên trong thơ mới đẹp nhưng buồn

GPT! We are excited to have you here. We have a team of Chat
GPT experts ready to answer any questions you may have. Feel free to explore our services and enjoy your stay. Thank you for choosing us! Let"s get started!
*

Miêu tả thiên nhiên, ca ngợi núi sông hùng vĩ, thể hiện các đề tài “phong, hoa, tuyết, nguyệt” là di sản của thơ phương Đông. Còn hình ảnh thiên nhiên trong thơ mới đã góp phần tạo nên một thời đại trong thi ca. Bởi lòng yêu đời, ham sống, yêu người cá nhân – tập thể phổ vào trong đó. Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới là tìm hiểu vẻ đẹp có tính thời đại có một không hai này. Trước hết phải nói rằng viết về thiên nhiên, các nhà thơ mới đã gửi vào đó cái tôi cá nhân mang nỗi buồn của thế hệ sống dưới thời thuộc Pháp. Bất mãn với xã hội , các nhà thơ mới đến với thiên nhiên và họ tìm thấy ở đó người bạn tâm tình đáng tin cậy. Với Huy Cận, cảnh sông nước chiều tà gợi sự cô đơn, trống vắng trước thiên nhiên, con người trong thơ ông luôn cảm thấy lẻ loi: “Sóng gợn trang giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”(Tràng giang) Xuân Diệu cũng buồn, có khi còn đượm màu tử khí, tang thương: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng(Đây mùa thu tới) Tuy nhiên, sau đây mới là những điều chủ yếu khi ta đề cậ đến vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới. Khi viết về nhiên nhiên, cố nhân thường chuyên chú ở một số đề tài: tùng, cúc, trúc, mai. Thơ mới không tập trung vào miêu tả thiên nhiên theo 1 số đề tài nhất định, tuy thế, không phải là ko có đề tài chung. Hầu như các thi sĩ lãng mạn đều có thơ về trăng. Trăng vẫn là người bạn thanh cao, gần gũi, dễ sẻ chia tâm sự, trăng còn là một khách thể chứng kiến bao tình cảm thi nhân. Trăng trong thơ mới là cả 1 thế giới nghệ thuật huyền diệu tinh tế và đa dạng đến lạ kì. Trước đây, Tản Đà – Người gcahj nối với phong trào Thơ mới đến với trăng để thoát tục, chạy trốn cuộc đời mà ông thấy chán ngán: Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi (Muốn làm thằng Cuội) Tiếp nối Tản Đà, Hàn Mặc Tử là 1 thi nhân cháy bỏng với “Những mối tình khuấy mãi không thành khối” Tình cảm đó ông không chủ dành riêng cho cảm xúc thương yêu mà còn cho cả tạo vật, thiên nhiên. Trăng nằm sõng xoài trên cành liễu
Đợi gió đông về để lẻ loi (Bẽn lẽn) Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay (Đây thôn Vĩ Dạ) Với quan niệm tương giao, với tâm hồn tinh tế, Xuân Diệu tạo nên nhiều vần thơ trăng thật đẹp: Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Hớp bóng trăng đầy miệng nhỏ xinh (Nguyệt cầm) Trăng cuốn hút các thi nhân, với nàh thơ mới nhất trong làng thơ mới, điều đó càng rõ: Tình gió thổi màu yêu lên phơi phới
Em vui đi răng nở ánh trăng rằm
Từng mảng biếc hồn tôi trăng đã lấy
Gió đem buồn đi tận tháng năm nao Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ lãng mạn không chỉ có ánh trăng buồn mà còn những ánh trăng hoành tráng. Thế Lữ miêu tả trăng trong rừng thẳm với những cảm hững thật mãnh liệt: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng dưới anh trăng tan (Nhớ rừng) Không miêu tả “trăng mờ, trăng ngẩn ngơ” “trăng lả lơi” như 1 số thi nhân khác. Thế Lữ tả trăng ở chốn rừng núi thiêng. Dưới mắt độc giả, phong cảnh ấy thật hùng tráng bởi hình tượng “đêm vàng bên bờ suối” điểm tô. Nhắc đến thiên nhiên , “thơ mới” không thể không nhắc tới vẻ đẹp mùa xuân và mùa thu, Đây là 2 hiện tượng thiên nhiên thu hút khá nhiều cảm hứng thi nhân. Mùa xuân là bình minh của tuổi trẻ. Biết vậy, độc giả vẫn ngỡ ngàng trước tình cảm mà Xuân Diệu dành cho mùa xuân :“Của ong bướm này đây tuần tháng mật…Mỗi buổi sáng thần Vui hằng gõ cửa” (Vội vàng – Xuân Diệu) Anh Thơ cũng miêu tả cảnh xuân thật đẹp, đẹp bởi thiên nhiên thơ mộng, đẹp bởi màu sắc dân tộc thấm đẫm từng câu: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi Quán tranh đứng im lìm trong quán chợ
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời” (Chiều xuân – Anh Thơ) Các bức tranh xuân của Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân…thể hiện tinh thần dân chủ của thơ mới. Nếu Xuân Diệu yêu xuân, luyến tiếc khi xuân qua thì Chế Lan Viên lại nghĩ khác. Ông không dành tình cảm cho mùa xuân: “Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu” (Xuân – Chế Lan Viên) Không ai nỡ trách Chế Lan Viên, bởi vì mỗi thi nhân là 1 thế giới riếng. Chế Lan Viên yêu thu, từng reo lên khi thu sang: Chao ôi! Thu đã tới rồi sao
Thu trước vừa qua mới độ nào Và hoài niệm thu ngay lúc xuân sắp đến: Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với của hoa tươi muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang (Xuân – Chế Lan Viên) Tiếng thu đã nhiều lần rạo rực, băn khoăn, mơ màng trong thơ Lưu Trọng Lư: Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức… Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô (Tiếng thu) Xuân Diệu được tôn vinh là thi nhân của xuân và tình những vẫn có nhiều bài thơ về thu. Đó là cảnh thu của Thăng Long ngàn năm văn hiến: Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng (Đây mùa thu tới – Xuân Diệu) Trong phong trào thơ mới có 1 tác giả thật sự bí ẩn tác phẩm của thi nhân ấy góp phần vào thơ thiên nhiên 1 phong cảnh thu thật buồn, thật đẹp và vương chút hoài niệm: Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh trăng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu thương (Hai sắc hoa Ti gôn) Mùa thu của TKKH là “mùa thu xa xôi” gắn liền với chuyện tình đầy xa xót vs những đóa hoa dáng như tim vỡ, tựa trái tim phai, tựa máu hồng. Trước vẻ đẹp thiên nhiên, cho dù buồn hay vui, người đọc chắc hẳn không sao cầm được rung động của con tim vốn dĩ hay thổn thức. Song song với việc mở rộng thế giới nội tâm con người, thế giới tự nhiên trong thơ mới cũng được mở rộng. Đó là nét đẹp mới của thiên nhiên thơ lãng mạn. “Lớp thi sĩ Tây học” đến với thiên nhiên để hưởng thụ chiêm ngưỡng, để thoát ra khỏi nỗi đau đời mà họ đang phải chịu đựng. Vì vậy, thiên nhiên đẹp và thơ mộng, linh thiêng và huyền ảo: Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi
Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng…Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu
Mây hồng ngừng lại sau đèo
Mình cây nắng nhuộm bóng chiều không đi” (Tiếng sao thiên thai – Thế Lữ) Tuy nhiên, hình tượng thơ thiên nhiên trong thơ mới vẫn có sắc thái địa phương, màu sắc dân tộc và dấu ấn của lịch sử. Đó là những cảnh sắc qurn thân , đáng yêu của quê hương, đất nước Việt không hề ước lệ àm cụ thể, sinh động, tươi nguyên: Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khói lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh (Mùa xuân xanh – Nguyễn Bính) Thơ Hàn Mặc Tử có nét bi quan chán nản của 1 kiếp người chưa biết đến niềm vui. Vậy mà thơ ông vẫn có những cảnh sắc rất đẹp về làng quê: Trong làn nắng ửng, khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lầm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang (Mùa xuân chín) Lưu Trọng Lư cũng mang tới cho vẻ đẹp thiên nhiên thơ mới những sắc màu dân tộc qua hình ảnh tiếng gà, giậu thưa: Mỗi lần nắng mới hát bên song
Xao xác gà trưa gáy não nùng…Mỗi lần nắng mới reo ngoài nộiÁo đỉ người đưa trước giậu phơi (Nắng mới – Lưu Trọng Lư) Các nhà Thơ mới, khi viết về thiên nhiên không chỉ tìm tòi, sáng tạo những cái mới mà họ còn quay về với thiên nhiên truyền thống. Qua hình ảnh thiên nhiên, các thi nhân ca ngợi vẻ đẹp của giang sơnn Tổ quốc, nói được nỗi đau con người thiếu quê hương ngay trên mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới không dừng lại ở cảnh đẹp , những sắc màu dân tộc. Nói đến thơ mới là nói đến dự cách tân thơ. Chính sự tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới đã đem lại cho thiên nhiên thơ mới vẻ đẹp đặc sắc chưa từng có ở cổ nhân. “Tràng giang” sử dụng khá nhiều thi liệu thơ xưa, cảnh “nước trời 1 sắc” trong “Tràng giang” tiếp nối sông nước Đường thi, Tống phú. Nhưng dựa vào những thi liệu cũ. Huy Cận đã tạo nên 1 tứ thơ mới. Chắc hẳn những ai yêu thơ đều đã quen thuộc với câu: Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sứ nhân sầu (Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu) Tứ thơ có khói sóng trên đây, Huy Cận tạo nên 2 câu thơ đối lập với cổ thi Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Tràng giang – Huy Cận) Xuân Diệu tuy có học tập văn học cổ Trung Hoa nhưng chủ yếu vẫn chịu ảnh hưởng thơ ca lãng mạn Pháp. Điều này mang đến cho thiên nhiên thơ mới vẻ đẹp hiện đại: Hơn 1 loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đã rũa màu xanh (Đây mùa thu tới- Xuân Diệu) Thiên nhiên trong thơ xưa thường là tín hiệu thẩm mĩ báo mùa (Sen tàn cúc lại nở hoa) phổ quát hơn, thiên nhiên trở thành 1 thứ ngôn ngữ nghệ thuật để nhà thơ phô diễn nội tâm. Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới hiện diện với mọi dáng hình mà thơ trung đại chưa hề biết đến. Gương mặt của 1 khách thể (phân biệt với chủ thể). Nếu không nhìn thiên nhiên như 1 sinh thể có hồn , tồn tại độc lập, Xuân Diệu không thể cảm thấy” Không gian như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu Với các nhà thơ mới, vẻ đẹp thiên nhiên chính là ở chỗ nó thường xuyên có cuộc sống riêng. Nhờ vậy mà cùng lúc Huy Cận nghe được 2 chữ “tiếng” Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư cũng không kém phần tinh tế , tài hoa khi các ông nghe được bản giao hưởng của trời đất sang thu: Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ (Đây mùa thu tới) Biết bao hoa đẹp trong kẽ núi
Đem gwti hương cho gió phũ phàng
Mất một đới thơm trong kẽ núi
Không ngưới du tử đến nhầm hang (Gửi hương cho gió) Sự khác nhau giữa thiên nhiên trong thơ trung đại là sự khác nhau giữa 2 nguyên tắc thẩm mĩ – thơ mới lấy vẻ đẹp con người làm chuẩn mực để thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên ; còn cổ thi thì ngược lại. Thật không ngờ sự bừng tỉnh của cái tôi cá nhân , sự ý thức sâu sắc vẻ khách thể đã đem đến cho thiên nhiên những cẻ đẹp tân kì đến vậy. Nhớ lại thời xa xưa, khi con người chưa ý thức đầy đủ về bản thân mình, còn đồng nhất mình với thiên nhiên, coi con người chỉ là 1 mảnh vỡ của tự nhiên, người yêu thơ sẽ càng trân trọng vẻ đẹp đáng yêu, đnags nhớ của các vần thơ thiên nhiên trong phong trào thơ mới. Vẻ đẹp ấy đã bao lần “sử nhân sầu” khiến cho thi nhân đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Điều này lí giải tại sao thiên nhiên thời tiền chiến hay có những câu cảm thán : Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông (Bích Khê – Tì bà) Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần (Nguyệt cầm – Xuân Diệu) Trời cao xanh ngắt ô kìa
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền (Thơ duyên – Xuân Diệu) Em không nghe mùa thu tới
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng có người phụ? (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư) Nếu Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư phân biệt được những âm sắc riêng của bản nhạc đệm thiên nhiên, thì tính khách thể của thiên nhiên trong thơ Chế Lan Viên vẫn thể hiện ở vẻ đẹp tự thân, không phụ thuộc vào tâm trạng con người. Nắng mai tươi vui, xuân về rộn rã, nhưng lòng người vẫn tối tăm, day dứt: …Xuân về trong nắng sớm
Mà lòng ta nóng, lạnh giá băng thôi Những dẫn chứng trên cho thấy thiên nhiên thơ mới đã đổi khác, thiên nhiên và con người không còn là 1 thể cộng sinh, nó đã được ý thức như 1 khách thể. Cố nhân chưa phân biệt được chủ thể vs khách thể , vì thế họ không vẽ cảnh thiên nhiên mà chỉ vẽ lòng mình (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ). Họ thiếu khả năng định giá tinh tế về đối tượng. Vì thế thiên nhiên trong thơ cổ có tính chất tĩnh vật vs dáng vẻ ngàn năm không thay đổi. Thiên nhiên trong thơ mới đã có vẻ đẹp khác. Với tinh thần thức nhọn giác quan , thi nhân có cơ hội quan sát, ngắm nhìn, đánh giá thiên nhiên và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó. Hơn nhiều lần Xuân Diệu nói thẳng những nhần xét đầy đủ đầy dấu ấn cá nhân. Hai con hạc trắng bay về bồng lai(Tiếng sáo thiên thai – Thế Lữ) Thơ mới đem lại cho thiên nhiên cách miêu tả mới: tả chân sự vật bằng trực cảm , bằng hợp giác giác quan thứ 6 của các nhà thơ, thiên nhiên cũng được sống lên từ cõi ấy. Hoài Thanh và một số thi nhân khác đã khẳng định lối tả chân chưa hề có trong thơ cổ điển. Thơ mới thường nhân vật hóa thiên nhiên, đem đến cho nó những tâm tư, tình cảm rất người. Thiên nhiên được các thi nhân nhìn nhận và miêu tả từ nhiều phía, phía nào cũng táo bạo. Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm…Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Đêm bâng khuâng đôi miếng lần trong cảnh (Tương tư chiều) Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc(Vội vàng) Hớp bóng trăng đầy miệng nhỏ xinh
Miệng thở ra hương, hương tỏa tình nồng Quan niệm mới về thiên nhiên đã thúc giục thi nhân đi tìm những thể thơ mới, tạo cho thơ những điệu nhạc lạ. Dường như, hầu hết các câu thơ toàn thanh bằng hoặc nhiều vần bằng của thi nhân thơ mới đều gắn liền với việc miêu tả thiên nhiên. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời


Xem thêm: Bỏ đường nét đứt trong excel

Tương tư nặng lòng lên chơi vơi (Nhị hồ - Xuân Diệu) Này đây hoa của đồng nội xanh rì(Vội vàng) Mênh mông không một chuyến đò ngang (Tràng giang) Viết về thiên nhiên, các thi nhân thường thể hiện quan hệ giữa chủ thể sáng tạo với cảnh vật. Quan hệ ấy thật phong phú đa dạng. Nó có thể là quan hệ tương đồng – đối lập, khởi hứng. Thiên nhiên trong Tràng giang gợi hứng cho lòng người nhớ về quê nhà, thèm khát một mái ấm để vợi bớt cô đơn. Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới thường gắn liền với tình yêu và thú đau thương. Con mắt tình yêu đã giúp cho thiên nhiên được lạ hóa trở thành một thế giới khách thể. Khi con người đã nhận rõ mình, có ý thức về bản thể thì đồng thời cũng có cái nhìn mới về thiên nhiên và các đối tượng thẩm mĩ khác nữa. Thiên nhiên thơ mới không thiếu vẻ đẹp huyền thoại lấp lánh giá trị nhân văn, nhân loại cao cả. Nó không chỉ là bức tranh xuân , thu khi đất nước chuyển mùa mà còn được nâng niu, trân trọng như là vẻ dẹp của di sản tinh thần do cha ông truyền lại cho con cháu. Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới là vẻ đẹp của tâm hồn thi nhân, tâm hồn Việt. Mỗi bức tranh thiên nhiên đẹp trong thơ mới là một chứng tích của lòng yêu nước thầm kín và mãnh liệt của thi nhân. Thiên nhiên trong thơ mới là một thế giới có không gian, thời gian, cấu trúc riêng. Đó là một biểu hiện sinh động và đầy hấp dẫn của một cái tôi trữ tình mới chưa từng có trong văn chương trung đại. Đó là vẻ đẹp không chỉ vang bóng một thời mà còn tồn tại mãi mãi trong thế giới văn chương, trong tâm linh con người cũng như trong lòng thời gian không ngừng xoay chuyển.