“Flatliners” được làm lại từ tác phẩm điện ảnh cùng tên năm 1990. Sở hữu dàn sao tài năng mà dẫn đầu là Ellen Page, nhưng bộ phim mới chưa thể tạo ra sự khác biệt cần thiết.

Bạn đang xem: Trải nghiệm điểm chết 1990


Trailer bộ phim "Trải nghiệm điểm chết" Phiên bản làm lại của bộ phim năm 1990 về một nhóm sinh viên y khoa thử nghiệm chết lâm sàng nhằm khám phá thế giới cõi âm.

Thể loại: Giật gân, kinh dịĐạo diễn: Niels Arden OplevDiễn viên chính: Ellen Page, Nina Dobrev, Diego LunaZing.vn đánh giá: 6/10

Flatliners theo chân một nhóm sinh viên trường y mang tham vọng muốn biết điều gì sẽ xảy ra sau khi con nguời ta qua đời. Dẫn đầu bởi nữ sinh ưu tú Courtney (Ellen Page), họ quyết định thực hiện chuỗi thí nghiệm điên rồ: sử dụng máy móc để ngừng tim và đẩy đối tượng vào trạng thái chết lâm sàng, rồi những người còn lại sẽ nỗ lực cứu sống bạn mình trước khi quá muộn.

*
Flatliners được làm lại từ bộ phim cùng tên năm 1990.

Ban đầu, thí nghiệm đem tới trải nghiệm đột phá cho nhóm nhân vật. Song, sau khi trở lại thế giới hiện tại, từng người trong số họ dường như bị thế lực ma quái bám đuổi.

Rốt cuộc, chuyến phiêu lưu ngông cuồng đã khiến nhóm năm người bạn sinh viên phải đối mặt với tận cùng tội lỗi mà họ từng gây ra trong quá khứ. Tất cả nay tìm mọi cách để thoát khỏi những nỗi ám ảnh do chính mình tạo ra.

Bắt nguồn từ tác phẩm năm 1990

Năm 1990, bộ phim kinh dị - giật gân Flatliners sau khi ra mắt được khán giả khắp nơi đón nhận. Và tác phẩm trở thành cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của nhiều gương mặt danh giá sau này như Kiefer Sutherland, Julia Roberts hay Kevin Bacon.

27 năm sau, hãng Columbia quyết định hồi sinh thương hiệu với dàn diễn viên hoàn toàn mới. Tuy được các nhà sản xuất coi như phần tiếp theo, nhưng bộ phim mới ra mắt thực tế vẫn là phim làm lại (remake) với những tình tiết gần như trùng khớp với nguyên tác.

*
Bộ phim không có nhiều tình tiết mới so với phiên bản gốc năm 1990.

Điều này có lẽ là điểm trừ đối với fan của bộ phim cũ. Ngay cả những trường đoạn quan trọng, Flatliners cũng như “xào nấu” lại phiên bản phim 1990. Thứ gỡ gạc duy nhất chính là hiệu ứng kỹ xảo đẹp mắt, đặc biệt là trường đoạn Courtney “chết lâm sàng” và đi qua con đường ngập tràn ánh sáng như tinh vân.

Sức hút chỉ ở mức vừa phải

Đối với những ai chưa theo dõi bộ phim cũ, Flatliners ban đầu vẫn có sức thu hút nhất định nhờ cách khai thác đề tài cái chết mới mẻ, gây nhiều tò mò. Không đơn thuần thuộc thể loại kinh dị, bộ phim tập trung nhiều hơn vào các tình tiết ám ảnh tâm lý dai dẳng.

Do đó, nhịp độ bộ phim tương đối từ tốn. Chuỗi chi tiết rùng rợn chỉ bắt đầu xuất hiện sau khi nhóm nhân vật chính “chết thử”. Họ bắt đầu nhìn thấy những hình ảnh ma mị, liên quan trực tiếp đến tội lỗi của bản thân trong quá khứ.

Tuy nhiên, mô-típ bóng người bất chợt xuất hiện trong màn đêm cứ thế lặp đi lặp lại với từng nhân vật khiến các pha hù dọa của Flatliners càng về sau càng trở nên nhàm chán. Tính bất ngờ của tác phẩm từ đây cũng dần mất đi.

*
Các pha hù dọa trong Flatliners dần tỏ ra nhàm chán, và Ellen Page không chứng tỏ được phẩm chất ngôi sao trong phim.

Nhiệm vụ gây sợ hãi cho khán giả rốt cuộc đổ dồn cho phần nghe do Brad Dawe đảm nhận. Đây là người dàn dựng âm thanh cho bom tấn kinh dị IT (2017) trong thời gian qua. Ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tạo ra bầu không khí bất an trong Flatliners và giúp bộ phim gỡ gạc được đôi chút.

Trong dự án Flatliners, Ellen Page là gương mặt diễn viên đáng chú ý nhất khi cô từng tham gia nhiều bộ phim đình đám của Hollywood như X-Men: The Last Stand (2006), Juno (2007), Inception (2010)… Song, ngôi sao đồng tính tỏ ra khá nhạt nhòa trong vị trí dẫn dắt, và thậm chí còn diễn khô khan hơn cả một số đồng nghiệp như Diego Luna hay Nina Dobrev.

Tại thị trường Bắc Mỹ, Flatliners sau khi ra rạp bị giới phê bình quay lưng và vấp phải thất bại thảm hại khi tới nay mới đạt doanh thu trên 16 triệu USD. Do chỉ tốn khoản ngân sách 19 triệu USD, bộ phim có thể đạt mức hòa vốn sau khi phát hành thêm qua định dạng băng đĩa và truyền hình trả tiền.

Có lẽ sai lầm lớn nhất khiến phiên bản 2017 không thể vượt qua cái bóng của phiên bản 1990 là sử dụng lại quá nhiều chất liệu từ nguyên tác, trong đó có cả những chi tiết giờ đã trở nên lỗi thời đối với khán giả hiện đại.

Phim đang được trình chiếu trên toàn quốc dưới tựa Trải nghiệm điểm chết.


‘Truy lùng cổ vật’: Khi Orlando Bloom lặn lội tới Trung Quốc đóng phim

“S.M.A.R.T. Chase” mang tới cho khán giả hình ảnh Orlando Bloom bụi bặm, bất cần đời, cùng những pha hành động theo kiểu “Đông Tây kết hợp”.


*

Mỹ nhân mới nước Anh tham gia phim điệp viên của Park Chan-wook

0

Nhà làm phim nổi tiếng người Hàn Quốc chọn Florence Pugh cho series truyền hình mới mà ông thực hiện cho kênh BBC của nước Anh.

*

X-Men, Bộ tứ Siêu đẳng ‘sáng cửa’ gia nhập Avengers trên màn ảnh

0

Tập đoàn Fox có thể bán 21st Century Fox cho Disney, qua đó giúp “Nhà Chuột” thâu tóm hàng loạt thương hiệu điện ảnh ăn khách.

*

‘Thor: Ragnarok’ sớm vượt mốc 400 triệu USD toàn cầu

0

Thành tích 121 triệu USD trong ba ngày cuối tuần qua tại quê nhà Bắc Mỹ giúp thành tích tổng của bom tấn “Thor: Ragnarok” sớm leo cao.

Flatliners là phiên bản làm lại hướng đến yếu tố kinh dị từ phim cùng tên năm 1990, nhưng lại không tạo được sự hấp dẫn như mong đợi. Phim có tựa tiếng Việt là Trải nghiệm điểm chết.

Flatliners là bộ phim xoay quanh một nhóm thực tập sinh y khoa muốn trải nghiệm điều gì sẽ xảy ra sau cái chết bằng cách đưa cơ thể vào tình trạng chết lâm sàng. Thế nhưng sau khi nhận thấy lợi ích trước mắt, nhóm thực tập sinh đã vô tình đẩy mọi chuyện đi xa hơn và vướng vào một hậu quả không thể ngờ tới. Từ khi trải nghiệm điểm chết, cuộc sống của từng người dần biến thành cơn ác mộng ám ảnh.

*

Nếu có gì đáng chú ý, có lẽ phải kể đến nhân vật Marlo (Nina Dobrev) nhưng không phải vì diễn xuất, mà là cô nàng gợi cảm nhất trong đám. Nhiều cảnh diễn xuất của nhân vật này khiến tôi có chút thắc mắc về quy định của thực tập sinh ngành y ở nước ngoài có vẻ quá thoải mái. Nó hình như sai sai so với quy định trang phục rất cụ thể và chi tiết trong ngành y ở nước ta. Tuy nhiên, sự gợi cảm của nhân vật cũng chỉ thể hiện trong một số phân cảnh vì vai của Nina không có nhiều đất diễn như Ellen Page.

“Khác người” nhất và cũng là kẻ chân thành nhất là Ray (Diego Luna). Cảm giác của tôi về nhân vật này là anh ta có vẻ già hơn các nhân vật khác khá nhiều. Mà ngoài đời quả là vậy thật. Ray thể hiện là một kẻ rất khôn ngoan và biết đâu là điểm dừng cho mọi chuyện. Thế nhưng cũng chính nhân vật này sẽ khiến bạn cảm thấy khó hiểu không rõ lý do anh chàng cứ giúp đỡ cả nhóm làm thí nghiệm. Ngay cả về sau, khi phim hé lộ lý do gần như có thể đoán được thì tôi vẫn cảm thấy thiếu thuyết phục. Trong khi đó, nhân vật cuối cùng trong nhóm là Jamie (James Norton) thì thực chất chẳng có điểm gì đặc biệt, chỉ như bao nhân vật nhà giàu đầy đủ điều kiện nhưng học không giỏi bằng mọi người.

*

Mỗi nhân vật đều có bí mật chôn giấu của bản thân. Và vì lý do chưa thể lý giải nào đó, cuộc thí nghiệm đã gây tác động khác thường đến mọi người. Họ bắt đầu thấy những hình ảnh lẽ ra không nên thấy, và dẫn đến rơi vào những trạng thái hoảng loạn, căng thẳng. Vậy mà mỗi khi các diễn viên thể hiện những cảm giác đó, tôi lại chẳng cảm nhận được điều gì rõ ràng trên nét biểu cảm của họ. Tuy nhiên, tôi cũng không dám khẳng định đây là lỗi của diễn viên hay là do phim có vấn đề từ khâu kịch bản. Nửa đầu phim được xây dựng khá tốt. Nhưng càng về sau, khi mọi chuyện bắt đầu căng thẳng thì mạch phim có phần lộn xộn, không tạo sự gắn kết liền mạch với nhau.

Ít nhất thì phim cũng có điểm đáng khen về ánh sáng, âm thanh và cả nhạc nữa. Cả ba yếu tố này đều được vận dụng hợp lý, khiến cuộc trải nghiệm điểm chết của các nhân vật khá hấp dẫn. Thế giới đó được lên hình rất đẹp. Ngay cả những phân đoạn căng thẳng cũng vậy, nhà làm phim đã tạo dựng được cảm giác u ám bằng những chất liệu ánh sáng và âm nhạc khá tăm tối. Phần âm thanh cũng được sử dụng đúng nơi đúng chỗ, tạo những khoảnh khắc khiến người xem giật thót rất bất ngờ. Tôi chỉ khá ngạc nhiên khi những cảnh tăm tối thì dàn diễn viên lại diễn xuất rất khá, tạo được cảm giác nặng nề mà những nhân vật đang phải đối mặt.

*

Dù vậy, vấn đề lớn nhất của Flatliners là phim không hề có chút đáng sợ nào như cái mác kinh dị của nó. Mặc dù nội dung phim mang nặng yếu tố tâm linh siêu nhiên, nhưng phim lại làm rất kém phần này, khiến tôi cảm thấy hơi thất vọng. Nếu đã từng xem bản phim gốc, bạn cũng có thể nhận thấy phiên bản năm 2017 có thay đổi một số chi tiết, tập trung vào sự cạnh tranh về mặt chuyên môn y học của các nhân vật hơn. Phim vẫn giữ một số yếu tố từ phim cũ, chẳng hạn như phân biệt chủng tộc, bắt nạn, nhưng không thể hiện rõ ràng.

Mặc dù vậy, tôi vẫn cảm thấy kịch bản phim không tạo được sự hấp dẫn cho người xem. Thậm chí ngoài nhân vật chính Courtney, tôi hoàn toàn không có chút quan tâm nào đến số phận của các nhân vật còn lại. Cảm giác như nửa sau phim, đạo diễn không xác định rõ ràng được định hướng và bắt đầu để mọi thứ diễn ra lộn xộn và dẫn nhanh đến đến kết thúc. Chưa kể một số phân đoạn có hơi thừa, khiến tôi thỉnh thoảng vẫn tự vấn bản thân không hiểu chúng có ảnh hưởng gì đến nội dung phim mà phải đưa vào cho thêm dài dòng.

Xem thêm: Những loài động vật thời tiền sử khổng lồ đáng kinh ngạc từ trái đất cổ đại

*

Sau cuối, Flatliners không phải là một phim tệ và nó cũng không hề nhàm chán. Tuy nhiên, có vẻ như yếu tố kinh dị đã khiến phim trở thành điểm trừ lớn. Lẽ ra nhà làm phim nên có thêm các sự kiện nhằm tăng chiều sâu hơn cho phim và tạo kết thúc mang nhiều ý nghĩa hơn. Dù sao đây vẫn là điều đáng tiếc vì lẽ ra Flatliners đã có thể làm tốt hơn, vì hầu như phần lớn tiềm năng của phim vẫn chưa được nhà làm phim quan tâm đến. Nếu chưa từng xem phim gốc năm 1990, thì Flatliners phiên bản 2017 vẫn là phim thuộc dạng xem được nhưng không đáng tiền vé lắm. Phim có nhiều ý nghĩa về cuộc sống nhưng đáng tiếc lại không tạo được dấu ấn nào về những điều đó.