Từ một miếng đất sét bình thường, đứa trẻ có thể tự do tạo ra bất kỳ thứ gì mà chúng tưởng tượng được. Chẳng hạn một con rắn đang lắc lư, một chiếc bánh sừng bò “nóng hổi” hay một chú mèo đang mỉm cười… Trò chơi nặn đất sét thực sự là một phương pháp hữu ích cho sự phát triển của trẻ

 

Sự tự do thay đổi ý tưởng và tạo ra những sản phẩm mới là một trong những điều thú vị nhất, hấp dẫn nhất đối với các em bé khi chúng chơi trò nặn đất sét. Tuy nhiên, khi chơi với đất sét, trẻ không đơn giản chỉ là tham gia vào một trò chơi thông thường mà thông qua đó, rất nhiều kỹ năng của trẻ sẽ được phát triển:

Về mặt thể chất, khi trẻ nặn đất sét, các ngón tay của trẻ sẽ phải cầm, nắm, mở ra và co duỗi rất nhiều lần, nhờ vậy mà các khớp, cơ ngón tay và bàn tay sẽ trở nên linh hoạt hơn, giúp trẻ thực hiện tốt trong các công việc thao tác bằng tay.

Bạn đang xem: 403 forbidden

Về mặt xã hội, tham gia vào trò chơi này, trẻ sẽ học được cách hợp tác với nhau, và cùng nhau chia sẻ các ý tưởng. Ví dụ như chúng sẽ tìm mọi cách để gắn tất cả các khối đất sét mà chúng có để tạo ra một con voi khổng lồ, rồi lại cùng bàn bạc cách để giữ cho con vật ấy không trượt ra khỏi mặt bàn nhỏ của chúng. Nhờ đó sẽ tạo cho trẻ những nền tảng ban đầu cho các công viêc có tính tập thể cao mà chúng sẽ gặp phải trong cuộc sống sau này, đồng thời chúng cũng học hỏi được từ các bạn khác rất nhiều điều thú vị.

*
*

Về mặt cảm xúc, chơi với đất sét sẽ là một cơ hội tốt để trẻ thể hiện những cảm xúc của mình, đặc biệt là đối với những trẻ chưa biết nói. Chẳng hạn như khi trẻ đang tức giận, nỗi tức giận đó sẽ được chuyển hoá vào các thao tác ném, nhồi, vo viên đất sét, nên trẻ sẽ thấy thư giãn hơn.

Mặt khác, khi trẻ tạo ra các sản phẩm từ đất sét, có thể trẻ sẽ có những suy nghĩ về các tình huống cũng như những điều có thể xảy ra liên quan đến sản phẩm đó. Từ đó, trẻ sẽ có sự chuẩn bị trước đối với các sự việc mà trẻ gặp phải trong cuộc sống. Chẳng hạn, khi nặn một chú chó thì trẻ có thể sẽ tưởng tượng ra cảnh chú chó này chạy đuổi theo và cắn mình. Đứa trẻ sau đó sẽ nói với cô giáo về điều này, cô giáo sẽ chia sẻ những kinh nghiệm để trẻ phòng ngừa tình huống đó..

Về mặt nhận thức, trẻ sẽ biết thêm được nhiều khái niệm khoa học và toán học cũng như có thêm khả năng nhận thức thông qua trò chơi nặn đất sét. Trẻ sẽ thấy được sự thay đổi hình dạng của đất sét khi được thêm nước vào đất sét để làm cho đất sét dẻo hơn và dễ dính hơn. Khi trẻ quyết định chia nhỏ khối đất sét, thì chúng sẽ phải trao đổi với nhau xem nên làm như thế nào, điều đó giúp cho chúng tăng khả năng giải quyết vấn đề. Sự sáng tạo của trẻ cũng được phát huy trong quá trình chúng tạo ra các tác phẩm từ đất sét. Và sau đó, khi chúng sử dụng ngôn ngữ để miêu tả tác phẩm của mình và đếm lại xem mình đã tạo ra bao nhiêu tác phẩm thì khả năng ngôn ngữ và toán học của trẻ sẽ được nâng cao.

Đất nặn là một món đồ chơi không thể thiếu trong “bộ sưu tập” tuổi thơ của hầu hết các bạn nhỏ. Tuy lợi ích mà trò chơi với đất nặn mang lại rất nổi bật, nhưng vẫn có thắc mắc được đặt ra là: “Có nên cho trẻ chơi đất nặn?”. Ba mẹ nghĩ sao về điều này?

Có thể câu hỏi này xuất phát từ những sự cố thực tế là trẻ ăn phải đất nặn khi đang chơi. Trong bài viết này, eivonline.edu.vn sẽ cùng mẹ giải đáp thắc mắc trên và đưa ra cho ba mẹ những gợi ý khi dạy bé chơi trò chơi với nặn và cách làm đất nặn cho bé. Ba mẹ hãy đón đọc bài viết nhé!


MỤC LỤC

Có nên cho trẻ chơi đất nặn?

Nên cho bé chơi đất nặn khi nào?

Mua đất nặn cho bé ở đâu?

Kích thích óc sáng tạo của bé bằng trò chơi đất nặn


Có nên cho trẻ chơi đất nặn?

Trẻ mới biết đi luôn mang trong mình trí tò mò không giới hạn. Trẻ thích ngửi, nếm và chạm vào bất cứ thứ gì tồn tại xung quanh mình. Nếu được trải nghiệm những chất liệu đồ chơi thú vị và mới lạ như đất nặn cho trẻ em, bé sẽ có cơ hội cải thiện sự linh hoạt của bàn tay và các ngón tay.

Đất nặn là chất liệu vui chơi quen thuộc mà hầu như bé nào cũng có trong danh sách đồ chơi tuổi thơ của mình. Đất nặn hoàn toàn có thể gây nguy cơ hóc nghẹn cho bé nếu mẹ không giám sát cẩn thận. Tuy nhiên, nếu mẹ đảm bảo dành thời gian vui chơi cùng với con thì đất nặn sẽ mang đến cho bé rất nhiều lợi ích.

Nên cho bé chơi đất nặn khi nào?

Bé 18 tháng tuổi bắt đầu thích chơi với những chất liệu mềm và có thể nặn thành các hình dáng khác nhau. Đất nặn chính là chất liệu hoàn toàn phù hợp. Ở độ tuổi này, em bé chơi đất nặn với tinh thần khám phá là chính.

Bé chưa thể nặn đất thành những hình dáng rõ ràng và chỉ thực hiện được các thao tác đơn giản nhất như vỗ, ấn và bóp nhẹ mà thôi. Tuy nhiên, mẹ hãy khuyến khích bé chơi với đất nặn để rèn luyện kỹ năng vận động thô ở các ngón tay. Lớn hơn một chút, bé sẽ càng hào hứng hơn và sẽ sáng tạo ra những trò chơi đất nặn thú vị hơn.

*

Bé 18 tháng tuổi có thể thực hiện các thao tác đơn giản với đất nặn

Mua đất nặn cho bé ở đâu?

Đất nặn được bày bán nhiều ở các nhà sách và khu mua sắm cho trẻ em. Khi mua đất nặn, mẹ nhớ chọn những loại có mùi hương dịu nhẹ. Nếu mẹ có thời gian và muốn an toàn hơn cho con, mẹ có thể thể tự làm đất nặn cho bé bằng bột mì và các hương liệu tự nhiên. Mẹ sẽ không phải lo lắng nhiều khi con có lỡ ăn đất nặn.

Ba mẹ có thể tham khảo các video hướng dẫn làm đất nặn từ bột mì cũng như các đồ chơi giác quan khác trong chương trình eivonline.edu.vn ACTI 0-6tuổi.

Kích thích óc sáng tạo của bé bằng trò chơi đất nặn

Giờ chơi của bé sẽ an toàn hơn khi có mẹ ở bên cạnh. Mẹ có thể dạy bé chơi đất nặn hoặc chơi nặn bột, làm bánh cùng bé.

Khi chơi cùng con, mẹ đừng quá đặt nặng việc con phải tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh nào đó. Hãy nhớ rằng con đang trong quá trình học tập và các kỹ năng con học được mới là điều quan trọng nhất.

Mẹ có thể chuẩn bị thêm các nguyên liệu có sẵn khác như ống hút, hạt đỗ hay hạt cườm để trò chơi đất nặn thêm thú vị.

*

Ống hút nhựa sẽ giúp trò chơi đất nặn của bé thêm phần sáng tạo

Ngoài ra, một số công cụ đơn giản như dao cắt bánh bằng nhựa, khuôn tạo hình sẽ hỗ trợ trẻ rất nhiều trong quá trình tạo hình. Bột làm bánh hoặc đất nặn cho bé càng mềm thì bé sẽ càng dễ tạo hình hơn. Những chiếc bánh quy xinh xắn hay chiếc bánh pizza tí hon bằng bột mì nhiều màu sắc sẽ làm bé bất ngờ về tài năng của mình.

*

In hình lên đất nặn là một trong những hoạt động cực kì thú vị trong trò chơi đất nặn trẻ em. Mẹ nên bổ sung vào hoạt động hằng ngày của bé nhé. Đầu tiên, mẹ hãy cầm tay con rồi ấn nhẹ bàn tay xuống phần đất nặn được trải rộng trên bàn. Sau đó, đố bé đếm xem có tổng cộng bao nhiêu ngón tay ở trên đó.

Không gian vui chơi cũng góp phần tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ cho bé. Vào cuối tuần hoặc những ngày nghỉ, cả nhà hãy cùng nhau ra ngoài chơi. Mẹ có thể lựa chọn một địa điểm yên tĩnh nào đó như thảm cỏ hoặc bờ hồ để cả nhà thư giãn.

Ở ngoài trời, bé còn có cơ hội khám phá một chất liệu mới cũng rất tốt cho trẻ. Đó là đất sét, bùn hoặc cát đó.

*

Chơi với bùn cũng thú vị không kém bé ơi!

Đất sét có kết cấu khá giống với đất nặn, chỉ là bé sẽ dễ làm bẩn quần áo hơn mà thôi. Mẹ hãy mang theo một chiếc tạp dề nhỏ để bé đeo vào khi bé nặn đất sét nhé! Như vậy là bé có thể tự do khám phá mà không lo vết bẩn nữa rồi.

Ngoài ra, con có thể làm bánh với bùn hoặc xây lâu đài cát. Mẹ sẽ nhanh chóng nhận ra sự tiến bộ trong kỹ năng vận động của con khi sử dụng tay để tạo hình đất nặn và các chất liệu khác có sẵn xung quanh.

Nếu muốn song song rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ của con, mẹ hãy nói với con cảm xúc về các chất liệu mà con đang chơi cùng, về thời tiết, về cảnh vật xung quanh. Trẻ sẽ nhanh chóng tham gia cuộc trò chuyện với mẹ và học thêm được những từ vựng mới. Tham khảo thêm các bài tập ngôn ngữ giúp bé phát triển vốn từ vựng và kỹ năng nói với chương trình eivonline.edu.vn Acti: https://eivonline.edu.vn/0-6tuoi-acti


---

Ở eivonline.edu.vn Acti, cha mẹ không tốn mấy đồng mua học liệu vì 304 hoạt động trong đó đều là những hoạt động đơn giản và dễ thực hiện, sử dụng các vật dụng có sẵn trong gia đình. Đồng thời giúp:

• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Xem thêm: Thăm Lăng Bác Vào Ngày Nào ? Giờ Mở Cửa Lăng Bác Lịch Và Giờ Mở Cửa Lăng Bác Năm 2022 Mới Nhất

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu(0-3 tuổi):eivonline.edu.vn Acti


Các khóa học khác của eivonline.edu.vn:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): eivonline.edu.vn Easy