Những hợp âm này rất dễ nhớ cho người mới bắt đầu học Piano, và có thể tạo ra các âm thanh tuyệt vời. Sử dụng các dạng hợp âm Piano cơ bản sẽ giúp bạn dễ dàng học các hợp âm mới một cách nhanh chóng, đồng thời chơi được nhiều bài hát bạn yêu thích ngay hôm nay.

Bạn đang xem: Các thế bấm hợp âm piano

Hầu hết các hợp âm đều có 3, 4, và thậm chí là 5 nốt nhạc trong chúng. Song các hợp âm được kể đến sau đây sẽ chỉ có 2 hoặc 3 nốt.

Tìm hiểu các hợp âm trong bài viết này và bạn sẽ chơi được rất nhiều bài hát hay với chỉ một chút công sức bỏ ra.

Các hợp âm Piano cơ bản

Trong giai đoạn đầu học Piano, bạn sẽ cần một kho kiến thức đủ dùng để chơi đàn Piano dễ dàng hơn. Bài viết này sẽ kể đến những hợp âm cơ bản nhất, và phổ biến nhất mà bạn cần.

Hợp âm cơ bản không có nghĩa là chúng không hữu ích, mà chỉ có nghĩa là chúng dễ chơi với ít nỗ lực bỏ ra. Chúng cũng là các hợp âm phổ biến nhất được sử dụng trong âm nhạc.

Đây chính là những hợp âm đầu tiên mà bạn nên học.

Hợp âm trưởng (Major Chord)

Các hợp âm trưởng là các hợp âm Piano cơ bản và phổ biến nhất. Một khi bạn học được dạng hợp âm này bạn sẽ có thể chơi được gần như bất kỳ dạng hợp âm nào khác từ đó.

Để chơi các dạng hợp âm khác, bạn chỉ cần thực hiện những điều chỉnh nhỏ cho hợp âm trưởng. Tìm hiểu các hợp âm trưởng trước bất kỳ hợp âm khác. Đó là nền tảng cho tất cả các hợp âm khác bạn sẽ học.

Chơi các hợp âm trưởng bằng cách chơi các nốt thứ nhất, thứ 3thứ 5 trong âm giai trưởng.

*
Thế bấm: Bắt đầu bằng việc tìm nốt gốc của âm giai (đây là nốt mà âm giai được đặt tên theo). Nếu bạn muốn chơi hợp âm Đô trưởng (C major) bạn sẽ bắt đầu ở nốt Đô. Tiếp theo, ấn vào phím đàn thứ 3 tính từ nốt Đô trong âm giai Đô trưởng. Cuối cùng, chơi phím thứ 5 để tạo thành một hợp âm trưởng.

Bạn sẽ chỉ học các hợp âm Piano cơ bản khác một khi đã học được hợp âm này.

Dưới đây là tên tất cả các nốt nhạc cho mỗi hợp âm trưởng.

Hợp âm trưởng
Tên hợp âmCác nốt trong hợp âm
CC – E – G
GG – B – D
DD – F# - A
AA – C# - E
EE – G# - B
BB – D# - F#
F#F# - A# - C#
C#C# - E# - G#
FF – A – C
BbBb – D – F
EbEb – G – Bb
AbAb – C – Eb
DbDb – F – Ab
GbGb – Bb – Db
CbCb – Eb – Gb

Hợp âm thứ (Minor Chord)

Hợp âm thứ là hợp âm Piano cơ bản thứ hai mà bài viết muốn giới thiệu. Đây sẽ là hợp âm thứ hai mà người mới bắt đầu nào cũng nên học. Khi bạn đã biết làm thế nào để chơi một hợp âm trưởng, bạn cũng sẽ dễ dàng chơi được các hợp âm thứ.

Hợp âm này được ghép lại bằng cách chơi nốt thứ nhất, nốt giáng 3 và nốt thứ 5 trong âm giai trưởng. Điều này có thể khó hơn một chút so với một số hợp âm Piano cơ bản khác, nhưng nếu bạn đã biết chơi hợp âm trưởng thì có một thủ thuật.

*
Thế bấm: Bắt đầu bằng cách chơi một hợp âm trưởng gồm 3 nốt như đã mô tả ở trên. Sau đó di chuyển ngón tay chơi phím đàn ở giữa sang phím bên trái ngay cạnh nó.

Nếu bạn muốn chơi hợp âm Đô thứ (C minor), bạn sẽ bắt đầu bằng cách tìm 3 phím là Đô, Mi, Sol (C, E, G) của hợp âm Đô trưởng. Tiếp theo di chuyển phím đàn ở giữa, Mi (E), sang phím bên trái nó, Mi giáng (Eb).

Với chỉ một sự thay đổi nhỏ ở một nốt nhạc, bạn đã có thể học được thêm 15 hợp âm Piano cơ bản mới rồi.

Hợp âm thứ
Tên hợp âmCác nốt trong hợp âm
CmC – Eb – G
GmG – Bb – D
DmD – F - A
AmA – C - E
EmE – G - B
BmB – D - F#
F#mF# - A - C#
C#mC# - E - G#
FmF – Ab – C
BbmBb – Db – F
EbmEb – Gb – Bb
AbmAb – B – Eb
DbmDb – E – Ab
GbmGb – A – Db
CbmCb – D – Gb

Hợp âm 5 (5 Chord)

Hợp âm 5 là dạng hợp âm rất dễ học và dễ chơi. Nó giống như một hợp âm trưởng với một sự khác biệt duy nhất: nó được tạo thành từ 2 nốt nhạc thay vì 3, đó là nốt thứ nhấtthứ 5 trong âm giai trưởng.

*
Thế bấm: Để chơi các hợp âm Piano cơ bản này, bạn bắt đầu từ nốt thứ nhất trong âm giai, và sau đó thêm nốt thứ 5 trong âm giai.

Một cách khác để chơi dạng hợp âm này là chơi một hợp âm trưởng và bỏ đi nốt ở giữa. Thật dễ dàng phải không nào? Chỉ cần bỏ đi một nốt nhạc và bây giờ bạn có một hợp âm hoàn toàn mới!

Hãy nhìn vào hình ảnh ở trên và bạn sẽ thấy một hợp âm Đô 5 (C5). Hợp âm này bắt đầu từ nốt Đô, và kết thúc bằng nốt Sol. Bạn có thể dùng cách này để chơi bất kỳ hợp âm 5 nào khác.

Hợp âm 5
Tên hợp âmCác nốt trong hợp âm
C5C – G
G5G – D
D5D – A
A5A – E
E5E – B
B5B – F#
F#5F# - C#
C#5C# - G#
F5F – C
Bb5Bb – F
Eb5Eb – Bb
Ab5Ab – Eb
Db5Db – Ab
Gb5Gb – Db
Cb5Cb – Gb

Hợp âm treo (Suspended Chord)

Hợp âm treo, hay còn gọi là hợp âm Sus, là một dạng hợp âm rất hiện đại. Nó được tạo thành từ nốt thứ nhất, thứ 4thứ 5 của âm giai trưởng.

Thế bấm: Bắt đầu từ nốt gốc của âm giai, thêm vào nốt thứ 4 trong âm giai, và cuối cùng thêm nốt thứ 5 của âm giai.

*
Đây là một hợp âm rất mạnh mẽ. Để thêm một gia vị khác biệt vào bài hát, hãy thêm hợp âm Sus vào vị trí của một hợp âm trưởng.

Trong hầu hết mọi trường hợp, hợp âm Sus sẽ được kết thúc bằng một hợp âm trưởng. Ví dụ: nếu bạn đang chơi một bản nhạc Đô sus, bản nhạc đó nghe sẽ tự nhiên và hay nhất khi kết bài bằng hợp âm Đô trưởng.

Hợp âm Sus
Tên hợp âmCác nốt trong hợp âm
CsusC – F – G
GsusG – C – D
DsusD – G – A
AsusA – D – E
EsusE – A – B
BsusB – E - F#
F#susF# - B - C#
C#susC# - F# - G#
FsusF – Bb – C
BbsusBb – Eb – F
EbsusEb – Ab – Bb
AbsusAb – Db – Eb
DbsusDb – Gb – Ab
GbsusGb – B – Db
CbsusCb – E – Gb

Bạn có thể tham khảo những bài viết về Hợp âm piano từ cơ bản đến nâng cao ở những bài sau

14 hợp âm cơ bản và đủ dùng cho piano

Các hợp âm có trong 14 giọng cơ bản 

Cách đảo thế bấm hợp âm

Thế bấm (rải ngón) cho hợp âm trên piano

4 loại hợp âm màu thường dùng trong đệm hát piano

Từ các bài viết về hợp âm, Ngọc đã nhận được nhiều bình luận hỏi về thế bấm các hợp âm có những kí tự thăng, giáng, có số, có gạch chéo khi chơi piano solo, piano đệm hát … Do đó bài viết này, Ngọc sẽ giúp cho các bạn có cách ghi nhớ để biết được thế bấm của TẤT CẢ các hợp âm khi học piano.

Phân loại hợp âm piano từ cơ bản đến nâng cao

Đầu tiên, Ngọc sẽ phân loại kí hiệu hợp âm chia ra thành 4 loại như sau:

Loại 1: Hợp âm trưởng/ hợp âm thứ: là hợp âm chỉ có chữ cái in hoa (hợp âm trưởng) hoặc chữ cái in hoa và chữ “m” đằng sau (hợp âm thứ). Ví dụ: C (đô trưởng), Cm (đô thứ)Loại 2: Hợp âm trưởng/hợp âm thứ có dấu thắng (#) hoặc dấu giáng (b): là hợp âm trưởng/thứ có thêm kí tự dấu thăng (#), dấu giáng (b). Ví dụ: Db (rê giáng trưởng), F#m (fa thăng thứ)Loại 3: Hợp âm trưởng/thứ có số hoặc những thêm kí hiệu khác: sus, M7 hoặc 7M, có dấu cộng (+) hoặc chữ aug, dấu trừ (-) hoặc dấu (o) hoặc chữ dim. Ví dụ: CM7, Cm7, Bdim, Fsus2, Gsus4, B7, G#9-, G#9+, A7dim, Dm7(b5), có hình tam giác (C△7 được hiểu là CM7) …Loại 4: Hợp âm có dấu xẹt ngang (/): là hợp âm nhìn có vẻ rất phức tạp và dài ngoằng với các kí hiệu khác và dấu xẹt ngang (/), dấu thăng (#), dấu giáng (b). Ví dụ: G#7M/9, F#7M/5+, Gm/Bb, D/F#, C/E, G#m6/9 …

Cách học thuộc và quy luật hợp âm piano từ cơ bản đến nâng cao

Vậy, làm thế nào để tự suy luận cho tất cả các thế bấm này mà không cần phải có 1 quyển sách từ điển hợp âm? Sau đây Bội Ngọc sẽ hướng dẫn cho các bạn cách hiểu, cách học thuộc và quy luật để bấm 4 loại hợp âm trên.

Hợp âm Loại 1. Hợp âm trưởng/thứ: có 2 cách để học thuộc

Hai nếu không nhớ nổi 14 hợp âm thì tự suy ra theo tên gọi như sau:Hợp âm trưởng (1-5-4): hợp âm trưởng cấu tạo gồm 3 nốt, nốt thứ nhất là nốt gốc của hợp âm, nốt thứ hai là nốt được đếm từ nốt thứ nhất lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau, nốt thứ ba là nốt được đếm từ nốt thứ hai lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau.

*

*** Ví dụ: Cách tính hợp âm B: gồm 3 nốt, nốt đầu là Si, nốt thứ 2 đếm từ Si lên 5 phím đàn đen trắng là nốt Rê#, nốt thứ 3 đếm từ nốt Rê# lên 4 phím đàn đen trắng là nốt Fa#. 

Hợp âm thứ (1-4-5): tương tự cách giái thích của hợp âm trưởng, nốt thứ nhất là nốt gốc, nốt thứ hai cách nốt thứ nhất 4 phím đàn đen trắng liên tiếp, nốt thứ ba cách nốt thứ hai 5 phím đàn đen trắng liên tiếp.

*

*** Ví dụ: Cách tính hợp âm Fm: gồm 3 nốt, nốt đầu là Fa, nốt thứ 2 đếm từ Fa lên 4 phím đàn đen trắng là nốt La giáng, nốt thứ 3 đếm từ nốt La giáng lên 5 phím đàn đen trắng là nốt Đô.

Loại 2. Hợp âm trưởng/thứ có dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b): Cách suy luận để chơi hợp âm thăng/giáng đó là:

Bước 1: học thuộc/nắm được thế bấm trưởng/thứ của 14 hợp âm cơ bản.Bước 2: Nếu hợp âm có dấu (#) thì tăng tất cả các nốt nhạc trong thế bấm trưởng/thứ lên 1/2 cung (tức tăng lên 1 phím đàn đen/trắng kế bên). Nếu hợp âm có dấu (b) thì giảm tất cả nốt nhạc trong thế bấm trưởng/thứ xuống 1/2 cung (tức giảm xuống 1 phím đàn đen/trắng kế bên)

*** Ví dụ:

+ Hợp âm Bb được suy ra từ hợp âm B, nhưng 3 nốt nhạc trong hợp âm B (là Si – Rê# – Fa#) đều giảm xuống 1/2 cung trở thành Bb (Si giáng – Rê – Fa)

+ Hợp âm F#m được suy ra từ hợp âm Fm, nhưng 3 nốt nhạc trong hợp âm Fm (là Fa – La(b) – Đô) đều tăng lên 1/2 cung trở thành F#m (Fa# – La – Đô#)

Loại 3. Hợp âm trưởng/thứ có số hoặc thêm những kí hiệu khác: tất cả những hợp âm có số hay kí hiệu chữ khác đều mang ý nghĩa là: ngoài 3 nốt nhạc của hợp âm trưởng/thứ thì còn thêm các nốt nhạc khác ngoài 3 nốt này nữa.

Trường hợp 1: hợp âm có số đằng sau – số thứ mấy tức là thêm phím đàn thứ mấy đếm từ nốt gốc.

*** Ví dụ:

+ C6 (hợp âm Đô trưởng thêm nốt thứ 6 đếm từ nốt Đô): Đô – Mi – Sol – La (nốt thứ 6 đếm từ Đô lên là nốt La)

+ Bm9 (hợp âm Si thứ thêm nốt thứ 9 đếm từ nốt Si): Si – Rê – Fa# – Đô (nốt thứ 9 đếm từ Si lên là nốt Đô)

+ G7 (hợp âm Sol trưởng thêm nốt thứ 7 đếm từ nốt Sol): Sol – Si – Rê – Fa. Lưu ý: nốt thứ 7 cách nốt gốc 1 cung để phân biệt với hợp âm 7 trưởng (M7) ở trường hợp khác bên dưới.

– Trường hợp 2: hợp âm vừa có số vừa kèm theo chữ M7 (△7), dim (o), sus, aug, hoặc dấu +/-

Đầu tiên, ta cần hiểu ý nghĩa của những chữ này là gì:

M7 (hợp âm 7 trưởng – thêm nốt thứ 7 cách nốt gốc 1/2 cung)Dim (hợp âm giảm nốt bậc 3 và bậc 5 xuống 1/2 cung)sus (hợp âm treo, bỏ nốt bậc 3 và thêm một nốt nào khác)aug (hợp âm tăng – tăng nốt nhạc bậc 5 lên 1/2 cung)Hợp âm có dấu cộng (+) tức tăng nốt nào đó lên 1/2 cung, dấu (-) tức là giảm nốt nhạc nào đó xuống 1/2 cung.

Quy luật cụ thể của các kí tự này như sau:

Hợp âm M7 (hoặc kí hiệu có hình tam giác △): hợp âm trưởng thêm 1 nốt thứ 7 (nhưng nốt thứ 7 này cách nốt gốc 1/2 cung).

*** Ví dụ: CM7 (C△7) sẽ chơi C (Đô – Mi – Sol) thêm nốt thứ 7 cách nốt C 1/2 cung là nốt Si → Như vậy CM7 sẽ chơi: Đô – Mi – Sol – Si

Hợp âm dim, kí hiệu khác: dấu (o) : hợp âm này có tác dụng giảm hai nốt ở bậc 3 và bậc 5 của hợp âm gốc xuống 1/2 cung.

*** Ví dụ: 

+ Hợp âm Bdim suy ra từ hợp âm B (Si – Rê# – Fa#) nhưng giảm hai nốt bậc 3 và bậc 5 là Rê# và Fa# xuống 1/2 trở thành Bdim (Si – Rê – Fa)

+ Hợp âm Bdim7 (Si – Rê – Fa – La) được suy ra từ hợp âm Bdim thêm một nốt thứ 7 (đếm từ nốt Si lên 7 nốt là nốt La)

Hợp âm sus (thường là sus2 hoặc sus4): hợp âm này có tác dụng thêm một nốt nhạc và bỏ nốt nhạc bậc 3 của hợp âm đi.

*** Ví dụ: Csus2 (tức là hợp âm C (Đô – Mi – Sol) bỏ đi nốt thứ 3 (còn Đô – Sol) và sus2 là thêm nốt thứ 2 (đếm từ đô lên nốt thứ 2 là nốt Rê). Suy ra Csus2 bấm Đô – Rê – Sol. Tương tự: Gsus4 (Sol – Đô -Rê), Fsus2 (Fa – Sol – Đô)

Hợp âm có dấu cộng (+)/dấu trừ (-) và số: tức là ở nốt thứ mấy được tăng/giảm đi 1/2 cung.

*** Ví dụ: G#9- được suy ra từ hợp âm G# (Sol# – Đô – Rê#) và thêm nốt thứ 9 đếm từ nốt Sol# là nốt La# phải giảm xuống 1/2 cung (tức trở thành La). Suy ra G#9- bấm Sol# – Đô – Rê# – La. Tương tự cho hợp âm có dấu +

Ý nghĩa tương tự dấu cộng (+) hoặc dấu trừ (-) sau số, người ta có thể viết thành dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b) sau số và cách suy luận cũng tương tự.

*** Ví dụ: Hợp âm Dm7(b5) thì từ hợp âm Dm7 (Rê – Fa – La – Đô) tiếp tục giáng nốt thứ 5 đếm từ Rê trở thành Dm7(b5) (Rê – Fa – La giáng – Đô)

Hợp âm có chữ (add) và có số: chữ “add” ý nghĩa của nó là thêm, add số mấy tức là thêm nốt thứ mấy.

*** Ví dụ: Hợp âm F#7(add13) được suy ra từ hợp âm F# (Fa# – La# – Đô#) thêm nốt thứ 7 (nốt thứ 7 cách nốt gốc 1 cung) thành F#7 (Fa# – La# – Đô# – Mi), sau đó thêm nốt thứ 13 (đếm từ nốt F# nốt thứ 13 là nốt Rê#). Suy ra F#7(add13): Fa# – La# – Đô# – Mi – Rê#

Hợp âm aug (hợp âm tăng): quy tắc của nó là chơi hợp âm trưởng sau đó tăng nốt thứ 5 của hợp âm lên 1/2 cung.

*** Ví dụ:Hợp âm Caug sẽ bấm C (Đô – Mi – Sol) sau đó tăng nốt bậc 5 (nốt Sol) lên 1/2 cung thành Caug (Đô – Mi – Sol#)

** Nếu bạn mới bắt đầu hoặc có bạn bè/người thân mới bắt đầu với piano, có thể tham khảo giáo trình Bội Ngọc hướng dẫn tự học hiệu quả cho người mới bắt đầu về Phương Pháp Đệm Hát Piano & Piano Solo Method. Hoặc xem tất cả sản phẩm giáo trình hướng dẫn TẠI ĐÂY

Loại 4. Hợp âm có dấu xẹt ngang (/): ý nghĩa của dấu (/) tức là chúng ta sẽ đảo thế bấm cho nốt sau dấu (/) là nốt đầu tiên mà tay trái chơi.

*** Ví dụ: 

+ Hợp âm C/E: được hiểu là hợp âm C, hợp âm C bình thường sẽ bấm Đô – Mi – Sol, nhưng khi viết C/E sẽ bấm đảo thế lại thành Mi -Sol – Đô (xuất phát bấm nốt đầu tiên là nốt E)

+ Hợp âm Gm/Bb: được hiểu là hợp âm Gm (bấm bình thường là Sol – Si(b) – Rê), khi viết Gm/Bb sẽ tự động chơi đảo thế đổi thứ tự các phím đàn là Si(b) – Rê – Sol 

Ví dụ loằng ngoằng hơn tổng hợp các kiến thức trên:

Hợp âm G#7M/9

G#7M/9 là hợp âm G# (Sol# – Đô – Rê#) thêm nốt M7 (nớt thứ 7 đếm từ G# là nốt Fa#, tuy nhiên F# cách G# 1 cung, mà hợp âm M7 thì nốt thứ 7 phải cách nốt gốc 1/2 cung, nên ta tăng F# lên 1/2 cung thành nốt G (vì G – G# cách nhau 1/2 cung). Suy ra G#7M là Sol# – Đô – Rê# – Sol.

Sau đó suy ra G#7M/9 tức là sẽ chơi thế đảo hợp âm cho nốt thứ 9 lên đầu (nốt thứ 9 đếm tứ Sol# là nốt La#), suy ra thế bấm G#7M/9 là La# – Đô – Rê# – Sol – Sol#.

Với thế bấm này có tổng cộng 5 nốt nhạc, cho nên phải phân chia 2 tay để bấm đủ 5 nốt nhạc trên. Tay trái chơi nốt Sol# (còn tay phải sẽ bấm 4 nốt còn lại: La# – Đô – Rê# – Sol, thứ tự của 4 nốt này có thể thay đổi sao cho thuận tay là được)

• Hợp âm F#7M/5+: xuất phát từ hợp âm F# sau đó thêm nốt thứ 7 (M7) cách nốt gốc 1/2 cung, và cuối cùng là tìm nốt thứ 5 (đếm từ nốt F# lên là nốt gì), tăng 1/2 cung cho nốt đó. Cuối cùng đảo thế bấm để nốt 5+ bấm trước, các nốt còn lại bấm sau và chọn thế bấm tay nốt nào trước nốt nào sau sao cho thuận lợi.

• Hợp âm G#m6/9: xuất phát từ hợp âm G#m (tức là hợp âm Gm tăng lên 1/2 cung tất cả các nốt thành G#m), sau đó thêm nốt thứ 6 đếm từ nốt Sol, và nốt thứ 9 đếm từ nốt Sol. Cuối cùng đảo thế bấm để nốt thứ 9 bấm đầu tiên, các nốt còn lại chọn thế bấm tay nốt nào trước nốt nào sau sao cho thuận lợi.

* Tổng kết: thực ra để hiểu các kí hiệu hợp âm và bấm lại thế bấm dựa theo kí hiệu người khác ghi không khó khăn. Đầu tiên là xác định hợp âm gốc (hợp âm trưởng/thứ), sau đó dịch ra từng cụm kí hiệu từ trái qua, hiểu biết ý nghĩa của từng cụm kí hiệu đó, và thêm/đảo/bớt nốt theo quy tắc. Cuối cùng thể hiện 2 tay trên đàn, phân chia 2 tay để bấm ra được đầy đủ những nốt nhạc đó cho thuận tiện.

Mọi người cũng có thể tham khảo thêm cách phân loại hợp âm bằng hình ảnh trên trang web này: http://www.pianochord.org. Phân loại các dạng hợp âm:

Major chords (hợp âm trưởng): ví dụ Bb, C, G, A

Minor chords (hợp âm thứ): ví dụ Bm, C#m, Abm

Seventh chords (hợp âm 7): ví dụ C7, E7, Em7, Bm7, CM7, DM7. Khác nhau giữa hợp âm 7 và hợp âm 7 trưởng (M7) là hợp âm 7 thì nốt thứ 7 cách nốt gốc 1 cung, còn hợp âm M7 (7 trưởng) thì nốt thứ 7 cách nốt gốc 1/2 cung

Extended chords (hợp âm mở rộng thêm các số 7, 9, 11, 13): ví dụ C7, F11, G13, E9 (tức thêm nốt nhạc thứ mấy đếm từ nốt gốc)

Sus chords (hợp âm treo có kí tự sus2 hoặc sus4): ví dụ Csus2, Fsus4 (tức bỏ nốt nhạc bậc 3 và thêm nốt bậc 2 (sus2), hoặc thêm nốt bậc 4 (sus4)

Dim chords (hợp âm giảm): giảm nốt nhạc bậc 3 và bậc 5 xuống 1/2 cung

Aug Chords (hợp âm tăng): tăng nốt nhạc bậc 5 của hợp âm lên 1/2 cung

Add Chords (hợp âm thêm một nốt nhạc nào đó): ví dụ Cadd9 (là hợp âm C thêm nốt thứ 9)

Altered Chords (hợp âm có dấu +/dấu -): ví dụ C7-5 (hiểu là hợp âm C7 giáng nốt thứ 5), C7+5 (hợp âm C7 thăng nốt thứ 5)

Hy vọng bài viết “Cách ghi nhớ tất cả các hợp âm piano từ cơ bản đến nâng cao” đã giúp mọi người có cái nhìn để tự hiểu và suy luận khi chơi hợp âm mà không cần phải Google hay hỏi mỗi lần gặp hợp âm mới.

Xem thêm: Học Sinh Tra Cứu Kết Quả Học Tập, Tra Cứu Điểm Học Sinh, Điểm Thi Các Học Kỳ

Để chắc chắn hợp âm mà mình suy luận ra có đúng hay không, mọi người có thể dùng đàn organ (bấm lên và xem hiển thị tên hợp âm gì) hoặc vào link: http://www.scales-chords.com/chordid.php (tick vào các nốt trên bàn phím mà mình suy ra rồi Find These Notes để ra tên hợp âm), hoặc link: http://www.gootar.com/piano/index.php (click vào các phím đàn và xem tên của tổ hợp phím đó trên khung) hoặc vào các trang web tương tự để kiểm tra thế bấm và tên gọi hợp âm.

** Nếu bạn mới bắt đầu hoặc có bạn bè/người thân mới bắt đầu với piano, có thể tham khảo giáo trình Bội Ngọc hướng dẫn tự học hiệu quả cho người mới bắt đầu về Phương Pháp Đệm Hát Piano & Piano Solo Method. Hoặc xem tất cả sản phẩm giáo trình hướng dẫn TẠI ĐÂY