Trong bất cứ công việc nào cũng vậy: làm việc có “tâm”, dốc hết sức trong công việc và biết nắm bắt cơ hội rất quan trọng. Nếu vẫn chưa làm tốt một trong ba vế này, bạn nên cố gắng khắc phục, để không phải hối tiếc vì đã không giữ được công việc mình yêu thích.
Bạn đang xem: Câu chuyện ý nghĩa về công việc
1. Cái “tâm” của bạn đã ở đây chưa?
Có câu chuyện rằng, đêm động phòng hoa chúc, lúc chú rể đang vui vẻ gỡ khăn che mặt của cô dâu thì bỗng nhiên cô dâu che miệng cười, chỉ ngón tay về phía tường: “Nhìn kìa, nhìn kìa, con chuột đang ăn gạo nhà anh kìa.”
Buổi sáng ngày thứ hai, khi tân lang vẫn còn đang say giấc, tân nương tỉnh dậy, nhìn thấy con chuột vẫn đang ăn thóc, cô lặng lẽ nhìn con chuột với ánh mắt căm thù: “Con chuột đáng chết, ai cho mày ăn vụng”.
Kèm theo đó là ném chiếc giày về phía con chuột. Người chồng nằm bên bị tiếng ném làm tỉnh giấc, tuy hơi kinh ngạc nhưng sau đó anh lại nở nụ cười.

Từ câu chuyện có vẻ ít liên quan này, chỉ muốn hỏi các nhân viên mới vào làm, thậm chí là những người đã làm việc được 2,3 năm rằng: năm đó vì sao bạn lại chọn công việc này?
Nếu đã chọn công việc này thì tại sao người ở đây rồi nhưng tâm thì vẫn chưa ở đây?
Thường thì những người mới đến họ dễ dàng phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại công ty, bởi khi mới đến thì họ là người ngoài cuộc, và người ngoài cuộc thì thường khách quan hơn.
Câu hỏi đặt ra là bạn sẽ cứ ở đó mà dửng dưng, than phiền, trách móc, chế nhạo hay sẽ dùng cái tâm của mình để tìm hiểu đồng thời tích cực hành động cải thiện những thiếu sót và lỗ hổng đang còn tồn tại đó?
2. Bạn đang dốc hết sức hay chỉ đơn giản là cố hết sức?
Một hôm, thợ săn dẫn chó săn đi cùng. Người thợ săn dùng một mũi tên bắn trúng chân sau của một chú thỏ, chú thỏ bị thương nhưng vẫn liều mạng chạy.
Chó săn nghe theo lệnh của chủ chạy đuổi theo chú thỏ.
Có điều đuổi mãi, đuổi mãi, chú thỏ đã biến mất rồi, chú chó săn đành hậm hực quay về bên chủ.
Lúc này thợ săn bắt đầu mắng chú chó: “Mày thật vô dụng, có một chú thỏ bị thương thôi cũng không bắt được!”. Chú chó nghe xong không phục đáp lại: “Tôi đã cố gắng hết sức rồi!”
Lại nói đến chú thỏ bị thương, sau khi về đến động, cả đàn rất ngạc nhiên, xúm lại hỏi thỏ: “Con chó đó nhìn rất dữ! Cậu còn bị thương nữa, làm sao mà chạy thoát vậy?”
“Con chó đó chỉ đơn giản là đang cố hết sức còn tôi thì lại dốc hết sức mình! Nó không bắt được tôi thì cùng lắm cũng chỉ ăn mắng, nhưng tôi mà chạy không thoát thì chỉ có nước mất mạng!”
Con người vốn dĩ có rất nhiều tiềm năng, nhưng chúng ta lúc nào cũng viện cớ với bản thân hoặc với người khác rằng: “Thôi, dù sao thì tôi cũng đã cố hết sức rồi”. “Dốc hết sức” và “cố hết sức” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Nếu như cố hết sức chỉ đơn giản là nỗ lực, sử dụng năng lực tốt nhất mà mình có đi làm việc một cách bị động thì dốc hết sức cho thấy bạn không chỉ đầu tư năng lực mà còn đầu tư cả tinh thần, cả tâm tư của mình, chủ động tiến về phía trước.
Thực tế cho thấy, để sinh tồn giữa một xã hội cạnh tranh khốc liệt, đâu đâu cũng là nguy cơ như hiện nay thì chỉ cố hết sức thôi mãi mãi không bao giờ là đủ.
Hãy thường xuyên hỏi bản thân rằng bạn muốn làm một chú chó chỉ đang cố hết sức hay làm một chú thỏ luôn dốc toàn bộ sức mạnh của mình?
3. Cát sỏi và vàng

Một đoàn thương nhân cưỡi lạc đà đi trong sa mạc, đột nhiên đâu đó truyền lại một âm thanh thần bí: “Hãy lấy một nắm cát bỏ vào túi, sau này nó sẽ biến thành vàng”.
Có người nghe xong không thèm tin, có người bán tín bán nghi, lấy một nắm cho vào túi. Có người thì lại vô cùng tin tưởng, cố gắng lấy càng nhiều cát càng tốt cho vào túi.
Bọn họ tiếp tục lên đường, những người không lấy cát đi rất nhẹ nhàng, còn những người mang cát theo ngược lại đi rất nặng nề.
Nhiều ngày trôi qua, đoàn thương nhân đã ra khỏi sa mạc. Những người lấy cát vui mừng khôn siết khi mở túi ra là những đồng vàng sáng lấp lánh.
Những hạt cát trong câu chuyện trên giống như trách nhiệm vậy, nó nhắc nhở chúng ta rằng cần phải biết nắm bắt cơ hội, dũng cảm nhận lấy trách nhiệm, có như vậy mới có thể biến những hạt cát tầm thường trên sa mạc trở thành vàng.
Những người không biết nắm bắt cơ hội, không sẵn sàng nhận trách nhiệm, mặc dù con đường của họ sẽ trở nên nhẹ nhàng nhưng thành quả mà họ có được cũng sẽ chỉ xứng đáng với sự nhẹ nhàng mà họ có.
Thực ra con người ta sợ nhất là chữ “phiền”. Lúc nào cũng sợ phiền phức, lúc nào cũng mong muốn một cuộc sống bình yên, không có áp lực.
Nhưng bạn cần phải hiểu rằng phiền phức và áp lực giúp con người ta trưởng thành hơn. Không có công việc nào nhàn rỗi, ít trách nhiệm mà lương lại cao cả.
Trong bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, chúng ta thực ra không phải đang làm việc cho ông chủ mà là đang làm việc vì chính tương lai của chúng ta, ông chủ chỉ là người trao cho chúng ta cơ hội phát triển và chúng ta phải biết nắm bắt những cơ hội đó.
Học cách tôn trọng nơi làm việc, tôn trọng ông chủ, tôn trọng đồng nghiệp, đừng chỉ vì lợi ích của các nhân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của cả tập thể.
Nếu bạn đang gặp khó khăn, bế tắc hay thấy chán nản khi làm việc. Hãy đọc ngay những câu chuyện hay về công việc sau đây. Chắc chắn, nó sẽ cho bạn những bài học quý giá, có thêm động lực, niềm vui và tìm ra cách giải quyết vấn đề hiệu quả.
Câu chuyện chú chó săn
Trong một buổi đi săn, người thợ săn đã dùng mũi tên bắn trúng vào chân một con thỏ. Thỏ dù bị thương rất nặng nhưng vẫn liều mình chạy trốn. Anh ta liền ra lệnh cho chó săn của mình đuổi theo. Nhưng mãi mà nó không thể bắt được con mồi và đành phải bỏ cuộc. Khi bị chủ mắng là vô dụng, chú chó liền không phục đáp lại “tôi đã cố gắng hết sức rồi”.
Còn đối với con thỏ kia. Khi trở về hang, đồng loại của nó đều kinh ngạc hỏi vì sao có thể thoát khỏi kẻ săn mồi hung dữ. Nó đáp “Con chó kia chỉ đang cố hết sức, còn tôi là dốc hết sức mình. Nó không bắt được tôi thì chỉ đơn giản bị ăn mắng. Nhưng nếu tôi không chạy thoát được thì phải đánh đổi bằng cả tính mạng”.
Bài học: Mỗi cá nhân đều có những điểm mạnh và tiềm năng riêng. Nhưng chúng ta thường không cho nó cơ hội để bộc lộ nó ra. Lúc nào cũng tìm lý do cho bản thân hoặc với người khác rằng mình đã cố hết sức. Bởi thực tế, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đâu đâu cũng có thể tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro. Nên chỉ mãi “cố hết sức” thôi là chưa đủ. Điều bạn cần làm là “dốc hết sức mình”.

Câu chuyện cậu bé sửa xe đạp
Ở một tiệm sửa xe đạp, có một cậu bé học việc. Một ngày nọ có một vị khách đem đến một chiếc xe đạp hỏng khó lòng mà sử dụng được. Nhưng cậu bé vẫn cố gắng sửa lại, không những thế còn lau chùi cho nó sạch đẹp nhất có thể. Những người học viên khác đều cười nhạo cậu vì làm chuyện vô ích, dại dột. Đã chẳng được thêm đồng tiền công nào mà còn tốn thời gian, công sức.
Hai ngày sau, vị khách quay lại thấy sự thay đổi đáng ngạc nhiên từ chiếc xe của mình. Ông liền đưa cậu bé về hãng xe của mình để làm việc và trả một mức lương hậu hĩnh.
Bài học: Làm việc với cái tâm sẽ không bao giờ bị thiệt. Khi bạn thực sự yêu thích một công việc nào đó, thì có vất vả một chút cũng không sao. Hãy tin rằng luôn có người nhìn nhận ra điểm mạnh và tiềm năng của bạn. Vì vậy đừng bỏ qua bất cứ cơ hội nào để thể hiện nó. Đặc biệt, người bản lĩnh sẽ không bao giờ bị đám đông tác động. Dám đi ngược lại với đám đông mới tạo nên sự khác biệt và dấu ấn của bạn.

Câu chuyện chiếc quần và cách quản lý
Alice mua được một chiếc quần rất ưng ý, nhưng nó hơi dài so với chiều cao của cô. Alice liền trở về nhà và nhờ bà mình sửa lại chiếc quần bằng cách cắt ngắn nó đi. Nhưng bà vẫn còn bận bịu với công việc bếp núc. Cô tiếp tục nhờ mẹ, tuy nhiên mẹ vẫn còn phải xử lý rất nhiều việc ở công ty. Cô tìm đến chị gái, và cũng không nhận được sự trợ giúp. Alice buồn rầu cầm chiếc quần trở về phòng.
Sau khi đã hoàn thành xong công việc, bà Alice liền nhớ ra lời nhờ vả của cháu mình. Bà liền lên phòng tìm chiếc quần và cắt ngắn đi một chút. Mẹ và chị của cô bé cũng thể, họ lần lượt cắt ngắn thêm chút nữa. Kết quả là Alice không thể mặc được chiếc quần đó nữa vì nó đã trở nên quá ngắn.
Bài học: Nếu không biết cách quản lý thì sẽ rất tai hại. Với một nhiệm vụ tốt nhất nên giao cho một cá nhân hoặc một bộ phận quản lý. Thay vì giao tràn lan, khiến người sau làm lại công việc mà người trước đã thực hiện. Dẫn đến tình trạng tốn thời gian, công sức và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả đạt được.
Xem thêm: Xem tuổi 1963 làm nhà năm 2017 có tốt không? xem tuổi làm nhà 2017 cho người sinh năm 1963

Mỗi một câu chuyện hay về công việc đều đáng để suy ngẫm. Chúng ta có thể bắt gặp nó ở khắp nơi trong cuộc sống thường ngày. Quan trọng là bạn học được gì, rút ra những gì từ câu chuyện đó. Hy vọng bài viết có thể mang lại những nội dung thực sự có ích đối với bạn.