Có thể bạn đã từng xem qua chương trình Cuộc đua kỳ thú (Amazing Race), nhưng bạn có biết những điều sau đây chưa? Cùng kiểm tra nhé.

Bạn đang xem: Cuộc đua kì thú

1. Amazing Race là gì?

Amazing Race (Cuộc đua kỳ thú) là một chương trình truyền hình thực tế vô cùng danh tiếng của Mỹ. Việc được tham gia vào Amazing Race được xem là "a dream of American" - một trong những giấc mơ của người Mỹ đấy!

Hàng năm, có hàng triệu người trên khắp thế giới nô nức đón chờ các tập phát sóng của chương trình này với các cung bậc cảm xúc khác nhau: hồi hộp khi cuộc đua ngày càng gay cấn, rùng rợn khi xem người chơi phải thử một món ăn kinh dị nào đó (như món phô mai dòi - một đặc sản địa phương), ồ lên thích thú với một phong tục kỳ lạ nào đó, hay rung động và thổn thức trước những canh quan hùng vĩ bậc nhất của thế giới, rồi vỡ òa với niềm vui chiến thắng của các đội chơi...

Ở Việt Nam muốn xem chương trình Amazing Race Mỹ, bạn đón xem trên kênh AXN nhé!

2. Nguồn gốc của chương trình Cuộc đua kỳ thú

*

Những con số ấn tượng: đã qua 33 mùa, phát sóng trên hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới. Chương trình Amazing Race (Cuộc đua kỳ thú) thu hút một lượng lớn người xem trên toàn thế giới nhờ vào cách thức giới thiệu các địa danh mới, văn hóa và phong cảnh đặc trưng của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Mỗi mùa có 11 đội đua, mỗi đội gồm hai người. Các đội phải đi qua nhiều điểm đến khác nhau trên thế giới, vượt qua các thử thách về vật lý, tinh thần và trí tuệ để giành chiến thắng và giải thưởng vô cùng hấp dẫn: 1 triệu đô la Mỹ!

Mỗi tập phát sóng của chương trình kéo dài khoảng 45 phút đến 1 giờ, trong đó đội đua phải thực hiện một số thử thách để giành được một số phần thưởng, hoặc để tránh bị loại khỏi cuộc đua. Thử thách rất đa dạng: có thể là chạy bộ, lái xe, đi xe đạp, đi bộ trên dây cáp treo, leo núi, lặn biển, tìm kiếm thông tin và nhiều hoạt động thú vị khác.

3. Luật chơi của Cuộc đua kỳ thú

Một số yêu cầu bắt buộc của chương trình Amazing Race:

Người chơi phải đủ 18 tuổi trở lên.Một cuộc đua không thể vượt quá 28 ngày.Các thí sinh không thể tiết lộ họ đã tham gia chương trình cho đến khi danh sách được công bố.Các đội không thể sử dụng tiền của riêng họ trong cuộc đua.Các đội không sử dụng GPS.

Cách chơi của Amazing Race khá đơn giản. Mỗi đội chơi gồm hai người phải cạnh tranh với các đội chơi khác để tìm đến điểm cuối cùng đầu tiên. Trong suốt chương trình, các đội chơi sẽ phải hoàn thành các nhiệm vụ ở các địa điểm ở nhiều thành phố khác nhau trên toàn thế giới, từ châu Á đến châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi. Các đội phải tự sắp xếp lịch trình, đặt vé máy bay, đi lại giữa các địa điểm để tìm ra hướng đi đúng. Các đội đua có thể gặp các trở ngại như mất hành lý, mất chìa khóa xe, bị lạc, bị chậm trễ hoặc bị trục trặc xe. Nếu không hoàn thành các nhiệm vụ đúng cách hoặc không hoàn thành đúng thời gian, đội đua có thể bị loại khỏi cuộc đua.

Mỗi chặng đua bao gồm từ ba đến năm địa điểm. Khi hoàn thành một thử thách, đội chơi sẽ nhận được gợi ý cho địa điểm tiếp theo. Nếu các đội chơi không thể hoàn thành một thử thách, họ có thể phải đối mặt với hình phạt, hoặc phải ở địa điểm hiện tại trong một khoảng thời gian nhất định.

Các luật lệ của The Amazing Race (Cuộc đua kỳ thú) bao gồm:

Mỗi đội chơi phải giữ một chiếc hộp tiền trong suốt cuộc đua.Các đội chơi phải tuân thủ tất cả các luật lệ địa phương và quốc tế.Các đội chơi chỉ có thể sử dụng các phương tiện di chuyển được cung cấp bởi chương trình.Các đội chơi không được phép mang theo điện thoại di động hoặc các thiết bị di động khác.Nếu một đội chơi không thể hoàn thành thử thách, họ sẽ bị loại khỏi cuộc thi.

4. Các thể loại trò chơi trong Cuộc đua kỳ thú Mỹ

Trong The Amazing Race phiên bản Mỹ, các trò chơi được thiết kế và lồng ghép với nhau rất khéo léo nhằm tạo ra nhựng thử thách rất đa dạng. Sau đây là một số thể loại của chương trình:

Thử thách thể lực: Đây là các thử thách yêu cầu sức mạnh và sự bền bỉ của các đội chơi, chẳng hạn như leo núi, tản bộ qua rừng, lướt sóng hoặc bơi đua. Có những thử thách rất ngộ nghĩnh như kéo một con bò lên đỉnh nhà thờ.Thử thách trí tuệ: Đây là các thử thách yêu cầu sự tư duy, trí thông minh của các đội chơi, chẳng hạn như giải các câu đố, tìm kiếm các thông tin trên internet, hoặc phân tích bản đồ.Thử thách về văn hóa và lịch sử: Các đội chơi sẽ phải thử sức với các thử thách liên quan đến văn hóa, lịch sử và truyền thống địa phương của các địa điểm mà họ đến, chẳng hạn như học múa dân gian, tìm hiểu về vua chúa nổi tiếng, hoặc học làm đồ thủ công.

*

Thử thách đồ ăn và thức uống: Các đội chơi sẽ phải thử sức với các thử thách liên quan đến ẩm thực địa phương, chẳng hạn như ăn thử các món ăn kỳ lạ, hoặc uống hết một thùng bia trong một khoảng thời gian nhất định.Thử thách chế tạo và sửa chữa:Các đội chơi sẽ phải thử sức với các thử thách liên quan đến chế tạo, sửa chữa và lắp ráp, chẳng hạn như xây dựng một chiếc thuyền bằng các bộ phận có sẵn, sửa chữa một chiếc xe hỏng, hoặc đóng một chiếc thùng ủ rượu.Thử thách sáng tạo: Các đội chơi sẽ phải thử sức với các thử thách yêu cầu sự sáng tạo, chẳng hạn như tự chế tạo một công cụ để giải quyết một vấn đề nào đó.

5. Phần thưởng của chương trình Cuộc đua kỳ thú Mỹ

Sau mỗi vòng thi, các đội sẽ nhận được một số tiền thưởng hấp dẫn, chuyến đi nghỉ dưỡng đẳng cấp và một lợi thế khởi đầu vòng tiếp theo.

Số tiền cụ thể mỗi vòng là:

Vòng 1: 10.000 Đô la Mỹ
Vòng 2: 20.000 Đô la Mỹ
Vòng 3: 30.000 Đô la Mỹ
Vòng 4: 40.000 Đô la Mỹ
Vòng 5: 50.000 Đô la Mỹ
Vòng 6: 100.000 Đô la Mỹ
Vòng 7: 250.000 Đô la Mỹ

Riêng Vòng Chung kết, đội thắng cuộc sẽ được giải thưởng 1 triệu đô la và danh hiệu "Người chiến thắng Cuộc đua kỳ thú Mỹ". Ngoài ra, các đội tham gia cũng sẽ nhận được phần thưởng nhỏ cho mỗi thử thách họ hoàn thành trong chương trình, và các phần thưởng này thường được cộng dồn vào tổng số tiền của đội và có thể giúp đội có lợi thế trong vòng tiếp theo của cuộc đua.

6. Các phiên bản mua lại Cuộc đua kỳ thú

Tổng cộng, phiên bản đầu tiên của Amazing Race (Cuộc đua kỳ thú) bao gồm 13 tập phát sóng trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001.

Được biết, bản quyền của chương trình Amazing Race (Cuộc đua kỳ thú) đã được bán cho nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới đây là danh sách một số nước đã mua lại bản quyền:

Úc: Bản quyền của Amazing Race Australia đã được mua lại bởi Seven Network vào năm 2010.Pháp: Bản quyền của Amazing Race France đã được mua lại bởi D17 vào năm 2012.Việt Nam: Chương trình được mua bản quyền của Disney Media Distribution, do Công ty BHD tổ chức sản xuất và được ra mắt từ cuối tháng 5 năm 2012.Canada: Bản quyền của The Amazing Race Canada đã được mua lại bởi CTV vào năm 2013.Trung Quốc: Bản quyền của Amazing Race China đã được mua lại bởi Zhejiang Television vào năm 2014.

Số tiền mua lại bản quyền không được công bố rộng rãi và thường được giữ bí mật giữa các bên tham gia.

7. Cuộc đua kỳ thú Việt Nam (The Amazing Race Vietnam)

(Lưu ý bài viết có tiết lộ nội dung chương trình.)

Tại Việt Nam, chương trình nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả vào mùa đầu tiên. Theo báo cáo của đài truyền hình VTV6, rating của chương trình đã đạt trung bình khoảng 5,8 điểm, với một số tập đạt đỉnh điểm là 9 điểm. Tổng doanh thu quảng cáo trong suốt mùa đầu tiên của "Cuộc đua kỳ thú Việt Nam" được ước tính khoảng 8-10 tỷ đồng. Đối tượng khán giả của chương trình là người trẻ tuổi, trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi. Các bạn có thể xem lại chương trình Cuộc đua kỳ thú Việt Nam qua kênh Youtube VTV Go và YEAH1TV.

7.1. Những quy định của Cuộc đua kỳ thú Việt Nam

Cuộc đua kỳ thú chia ra nhiều chặng, ở mỗi chặng các đội chơi phải di chuyển qua một số tỉnh thành. Các đội chơi phải vượt qua thử thách được yêu cầu để lấy được mật thư có manh mối dẫn đến trạm dừng tiếp theo một cách nhanh nhất để giúp họ không bị loại và tiếp tục chặng tiếp theo.

Khi kết thúc mỗi chặng, dựa vào thời gian về đích và khả năng xử lý tình huống, các đội sẽ nhận kết quả sau:

Đội về đầu tiên nhận được một phần quà.Đội về cuối cùng bị loại.Tất cả các đội đều nhận một khoảng tiền để chi tiêu cho thử thách trong chặng tiếp theo, trừ đội bị phạt.Ở chặng chung kết, ba đội xuất sắc nhất sẽ phải đối đầu với nhau để hoàn thành tất cả các thử thách trước khi nhận mật thư để về đích. Phần thưởng cho đội chiến thắng là 300 triệu đồng.

7.2. Các thể loại trò chơi Cuộc đua kỳ thú Việt Nam

Trò chơi cuộc đua kỳ thú đề cao tính thử thách và trải nghiệm nổi bật văn hóa tại điểm thi đấu.

Ví dụ như ở thử thách được thực hiện tại bãi than của tỉnh Quảng Ninh, các đội chơi nhập vai những người thợ mỏ, dùng xe cút kít do chương trình cung cấp để vận chuyển 150 kg than với quãng đường 1 km về vị trí chỉ định. Nếu thành công, họ nhận mật thư để đi tiếp.

*

Tại Cao Bằng, các đội chơi cũng đối mặt với một thử thách trí lực khá oái oăm dù mang cái tên có vẻ dễ dàng là Sắp đặt. Địa điểm thực hiện nhiệm vụ là bãi đất trống cạnh trường Tiểu học xã Phúc Sen, Cao Bằng.

*

Ở Hà Giang, các đội thi phải đối mặt với những thử thách và khó khăn mới đến từ phía chương trình như leo qua hẻm núi, đi xe máy trên những đoạn đường cua tại Mèo Vạc.

*

Tại Trung Bính, Bảo Ninh,TP Đồng Hới, các đội chơi đã trải qua thử thách làm mắm cá (một loại mắm truyền thống đặc trưng của Quảng Bình).

*

Các bạn có thể liên hệ với On
Tripquest
để nhận tư vấn về các tour team building. Tham khảo thêm các tour dành cho các công ty/trường Đại học dưới đây nhé.

Tour đoàn Teambuilding thiết kế riêng theo yêu cầu của khách hàng, với chủ đề Amazing race sẽ giúp các thành viên trong cùng 1 team phải liên kết tương tác nhau liên tục để tạo ra thành công cho cả đội, từ đó mang tới tinh thần đoàn kết chiến đấu, nỗ lực hết mình của các thành viên trong đội.Yêu cầu chương trình, vui lòng gửi về: phongkhachdoan

*

*

*

*

*

Cuộc đua kỳ thú là chương trình dựa trên phiên bản gameshow Amazing Race nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Nguyên tắc chơi là các đội từ điểm xuất phát qua các trạm thử thách theo thứ tự tăng dần và đội nào về đích trước là đội thắng cuộc. Loại hình này mang lại sự kích thích trực quan, tinh thần cạnh tranh cao, đẩy mạnh động lực thì đấu vì các đội nhìn thấy thứ tự của cuộc chạy đua.

Khác với chơi team đối kháng hay team liên hoàn, Amazing race sẽ giúp các thành viên trong cùng 1 team phải liên kết tương tác nhau liên tục để tạo ra thành công cho cả đội, từ đó mang tới tinh thần đoàn kết chiến đấu, nỗ lực hết mình của các thành viên trong đội. Cách thức tính điểm của chương trình này ngoài những quy chuẩn chung theo kịch bản thì còn xét đến các yếu tố tinh thần đồng đội và thái độ thi đấu.

Yêu cầu về địa hình (sân chơi tại trạm) phải đủ rộng hoặc số lượng người chơi không quá đông. Ban tổ chức cần hỗ trợ các trạm trưởng khai thác triệt để Outing app để định vị GPS, giám sát hành trình và cho phép thay đổi loại hình, vị trí, nội dung điểm trạm nhằm ứng phó với những biến đổi thực địa, giải phóng con người, tạo ra nhiều điểm trạm phụ, giãn đội hình, giảm thiểu tắc đường, lạc đường, tránh tình trạng chờ đợi, không công bằng cho các đội.


Mỗi một địa điểm tổ chức, mỗi một khách hàng sẽ có những yêu cầu về kịch bản chương trình Amazing Race khác nhau. Yếu tố địa điểm, số lượng người chơi, nội dung truyền tải sẽ quyết định tới hình thức vận hành của mỗi chương trình và đây chính là những yếu tố để chia kịch bản chương trình Amazing Race thành các loại hình sau:

1. Chạy tuyến tính: Tất cả các đội chơi từ điểm xuất phát qua các trạm theo thứ tự tăng dần và đội nào về đích trước là thắng cuộc.

Ưu điểm: mang lại sự kịch tính trực quan (thấy thực tế) thứ tự các đội đang chạy đua với nhau. Đội nào bị đối phương vượt qua sẽ tăng động lực thi đấu và sức cạnh tranh cao.

Với giá trị đó đã mang lại sự đoàn kết “chiến đấu” cho thành viên trong đội (tính team-building được khẳng định).

2. Chạy chéo đa điểm: Loại hình này là dị bản của loại 1. Thay bằng việc tất cả các đội chạy tuyến tính thì chúng ta tổ chức cho họ chạy chéo với nhau sao cho các đội đều phải vượt qua tất cả các trạm trong thời gian cho phép; Họ có thể gặp đội khác tại trạm hoặc trên đường đi cũng không sao. Bởi cuộc đấu của họ là trong khoảng thời gian nhanh nhất và kiếm được điểm game cao nhất là thắng cuộc.

Ưu điểm dòng này là dễ điều phối hơn, ban tổ chức ít chịu áp lực tắc đường.

Nhưng hạn chế là sự cạnh tranh trực tiếp ít hơn so với loại 1 và trạm trưởng, trọng tài, đạo cụ… phải trải đều cho các trạm cùng 1 lúc mà không xoay vòng được.

3. Tự do đánh điểm: Loại hình này có tính tự do cao nhất và dễ tổ chức nhất. Người chơi có 1 bản đồ tổng trong tay và 1 khoảng thời gian đếm ngược, họ muốn “đánh chiếm” trạm nào trước thì tùy họ, không theo một quy định chạy chéo hoặc tuyến tính nào cả.

Ưu điểm cho phép tổ chức hàng trăm người vào một chương trình vẫn được. Ban tổ chức ít chịu áp lực về điều phối.

Nhưng hạn chế đổi lại là cần chuẩn bị một địa điểm tổ chức Amazing Race team building đủ rộng và có nhiều đường ngang/dọc kẻ ô khác nhau để các đội chơi lưu chuyển tự do. Nếu chỉ một đường độc đạo thì kịch bản này không khác gì loại hình 1.

4. Bản lai sáng tạo: Một vấn đề luôn đặt ra cho team viết kịch bản là: số lượng người chơi và địa hình tổ chức. Đây là 2 điều gần như bất biến, khó thay đổi được. Ban tổ chức phải biến hóa các phương án sao cho phù hợp với 2 yếu tố cố định trên, ấy là nghệ thuật. Một bản lai, bản trộn các phương án/loại hình tổ chức ở trên sao cho lúc căng, lúc trùng, lúc tập trung đông lúc phân tán riêng lẻ sẽ là một nghệ thuật.

Cuối cùng, với 4 loại hình tổ chức trên đều có mặt ưu/nhược điểm khau nhau. Đội ngũ thực hiện phải cân nhắc rất kỹ phương án tổ chức, lộ trình chạy, nhân sự/đạo cụ chốt trạm, thời gian và tính điểm cuộc chơi.

Xem thêm: Lê võ ngọc hân là ai - lê võ ngọc hân và bạn trai

Hãy liên hệ eivonline.edu.vn để nhận được kịch bản chương trình Amazing Race Teambuilding thiết thực, ý nghĩa, tiết kiệm chi phí sản xuất và phù hợp nhất với tính chất riêng của đoàn.