Liên quan đến giáo viên chủ nhiệm của trường trung học phổ thông, vậy thì nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trường trung học phổ thông là gì? Giáo viên chủ nhiệm được giảm bao nhiêu tiết dạy? Và thời gian làm việc của giáo viên trung học phổ thông quy định thế nào?
*
Nội dung chính

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trung học phổ thông là gì?

*

Giáo viên chủ nhiệm trung học phổ thông (Hình từ Internet)

Căn cứ theo Điều 3 về Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của giáo viên như sau:

“Điều 3. Nhiệm vụ của giáo viênNhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học”.

Bạn đang xem: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

Bên cạnh đó, theo Điều 27 về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trường trung học phổ thông như sau:

"Điều 27. Nhiệm vụ của giáo viên1. Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.4. Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.5. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.6. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.7. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật."

Quy định về thời gian làm việc của giáo viên trung học phổ thông như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 về Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về thời gian làm việc của giáo viên trung học phổ thông như sau:

"Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm...2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học...."

Như vậy, về thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần.

Trong đó 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới. Và 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Giáo viên chủ nhiệm trung học phổ thông được giảm bao nhiêu tiết dạy?

Căn cứ theo Điều 8 về Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn, cụ thể như sau:

“Điều 8. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần."

Như vậy, theo quy định trên thì chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên chủ nhiệm được xác định như sau:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần;

- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần;

- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần;

- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần;

- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần;

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp có vai trò hết sức quan trọng trong một lớp học, là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh trong lớp chủ nhiệm.
*

Đội ngũ GVCN là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng, là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt.Kết quả học tập của cả trường, thương hiệu của nhà trường được xây dựng và giữ gìn không phải do một hay hai cá nhân cán bộ giáo viên (CBGV) hay do một nhóm học sinh, một hai lớp học, mà là do sự nỗ lực của từng thành viên và toàn thể CBGV, học sinh nhà trường qua các thế hệ. Vậy làm thế nào để “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp”? Hy vọng qua chuyên đề này sẽ có thêm gợi ý giúp quý Thầy Cô làm tốt hơn nữa công tác chủ nhiệm lớp.
Từ thực tiễn trong công tác giảng dạy rồi vinh dự được phân công kiêm nhiệm làm công tác chủ nhiệm lớp qua nhiều năm và hiện tại đang làm công tác quản lý nhà trường, tôi nhận thấy để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp thì người GVCN nên biết: I. Xây dựng tập thể lớp biết tự quản, tự chủ trong các hoạt động Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh ở một lớp về học tập, sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của học sinh, giáo viên chỉ là người cố vấn cho tập thể lớp, không nên làm thay mà bồi dưỡng năng lực tự quản ở học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của học sinh trong lớp, khơi gợi tiềm năng sáng tạo của các em. Xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện phù hợp với nhiệm vụ của mỗi tháng, mỗi học kỳ. Giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hoá, nhưng không có nghĩa là khoáng trắng cho học sinh, giáo viên phải kịp thời giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động.II. Thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình1. Tìm hiểu đối tượng học sinh.Sau khi nhận lớp từ đầu năm, giáo viên tổ chức thống kê học sinh khá, giỏi và học sinh yếu kém, hạnh kiểm từng học sinh và những học sinh đặc biệt (công việc này giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả thống kê của giáo viên chủ nhiệm năm trước). Sau đó giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu điều kiện và hoàn cảnh của từng học sinh đặc biệt là những học sinh yếu kém và học sinh đặc biệt từ đó giáo viên nắm rõ những nguyên nhân để có biện pháp giáo dục phù hợp. Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh yếu kém và học sinh đặc biệt thường nằm trong hai nhóm sau:+ Nhóm 1: Các em ở trong gia dình kinh tế khá giả nhưng cha mẹ mãi lo làm ăn, thiếu sự quan tâm chăm lo cho con. Các em còn nhỏ tuổi, hiếu động, ham chơi, bị bạn bè rủ rê lôi cuốn vào các trò chơi vô bổ như: bida, điện tử, games…dần dần dẫn đến tình trạng chán học. Trong trường hợp này giáo viên kịp thời liên hệ đến gia đình để cùng nhau đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp nhất. + Nhóm 2: Các em nhóm này có hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn. Cha mẹ vẫn cho các em đi học nhưng do điều kiện làm ăn nên các bậc phụ huynh không có thời gian quan tâm đến việc học tập của con mình, bản thân các em cũng phải đi làm thuê, kiếm tiền phụ giúp gia đình nên các em không có thời gian học tập dẫn đến mất căn bản từ từ các em thua sút bạn bè rồi chán nản bỏ học. Ở nhóm này giáo viên chủ nhiệm cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến các em để các em nhận thấy rằng mình có được sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm, từ đó các em vượt qua những khó khăn của gia đình mà học tập tốt hơn.2. Sắp xếp chỗ ngồi học sinh một cách phù hợp Ở những tuần đầu giáo viên chủ nhiệm sau khi nắm được các đối tượng học sinh, biết được khả năng học tập của từng em. Giáo viên chủ nhiệm phải tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho lớp cụ thể như: Học sinh yếu kém ngồi gần học sinh khá, giỏi để được các em khá giỏi kèm cặp. Học sinh đặc biệt thì ngồi những bàn đầu và ngồi gần những học sinh học tập nghiêm túc và có uy tín trong tập thể lớp nhằm tạo điều kiện các em học tập nghiêm túc và tốt hơn. Cho các em đăng ký “ Đôi bạn cùng tiến” để có ý thức tự giác phấn đấu trong học tập, tổ chức thi đua học tập giữa các tổ. Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm xem xét các đôi bạn nào, hay tổ nào đạt được nhiều điểm tốt sẽ được khen thưởng. Có như thế sẽ tạo không khí thoải mái, giúp học sinh thích thú và học tập tốt hơn.3. Xây dựng tập thể lớp vững mạnhĐể xây dựng một tập thể vững mạnh thì giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện một số biện pháp sau:Bầu ban cán sự lớp nhiệt tình có năng lực, có ý thức và trách nhiệm, có năng lực tự quản và có uy tín trong tập thể lớp. Nếu lớp có được đội ngũ cán sự thật sự có năng lực thì phong trào thi đua và học tập của lớp mang lại kết quả rất cao.Giáo viên chủ nhiệm phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của ban cán sự lớp: * Lớp trưởng: Nắm tổng thể tình hình học tập và thi đua và hoạt động của lớp, những mặt tích cực và hạn chế, tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra phương hướng khắc phục. Phát huy những mặt tích cực. * Lớp phó học tập: Nắm được tình hình học tập chung của lớp và từng cá nhân trong tập thể lớp như: tổng kết điểm thi đua của lớp những bạn đạt điểm tốt, điểm xấu, lớp còn gì hạn chế tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục, mặt gì tích cực phát huy. Lớp phó học tập điều khiển lớp tham gia các phong trào học tập, phụ trách và phân công các cán sự môn học sửa bài tập cho lớp trong 15 phút đầu giờ.* Lớp phó lao động: Quan sát, kiểm tra công việc trực nhật, vệ sinh của các tổ trong tuần. Điều khiển và phân công các thành viên trong lớp ở các buổi lao động. * Thủ quỹ: Ghi chép và thực hiện việc thu chi các loại quỹ của lớp. Hàng tuần phải báo cáo trước tập thể trong tiết sinh hoạt cuối tuần. * Sao đỏ: Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện nội quy của trường, quy chế của lớp. * Tổ trưởng: Theo dõi tình hình học tập và nề nếp của từng thành viên trong tổ. Tất cả các ban cán sự đều được giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn ghi chép một cách khoa học. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức các cuộc họp ban cán sự để nắm rõ tình hình của lớp từ đó có hướng khắc phục những mặt hạn chế kịp thời.4. Xây dựng tập thể lớp đoàn kết Tục ngữ có câu “ Một cây làm chẵng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Từ câu tục ngữ đó, giáo viên chủ nhiệm giáo dục tập thể lớp thành một tập thể biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của lớp. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn, là người tổ chức mọi hoạt động của tập thể lớp đưa phong trào thì đua của lớp được vững mạnh. Phải thiết kế thực thi các kế hoạch trong học kì và trong năm học để học sinh định hướng được phương hướng học tập, thi đua có hiệu quả. Tổ chức và cùng tham gia, động viên học sinh phải đoàn kết trong các phong trào thì đua như: các cuộc thi đua học tập, các hoạt động văn hoá – văn nghệ, thể dục thể thao…để tạo niềm tin ở học sinh và là chỗ dựa tinh thần để các em tham gia vào các hoạt động tốt hơn. Giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi tình hình hoạt động và học tập của lớp ở từng đối tượng học sinh để có biện pháp khắc phục điều chỉnh kịp thời, uốn nắn và sửa chữa những học sinh bước đầu có những biểu hiện sai phạm, giáo dục học sinh có tính tự giác, biết tự nhận ra khuyết điểm của mình. Động viên các em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em vượt qua những mặc cảm để hòa mình vào trong tập thể cùng nhau học tập tốt hơn.5. Xây dựng quy chế thi đua cho lớp Giáo viên chủ nhiệm cùng với ban cán sự hợp bàn đưa ra quy chế cho lớp, quy chế phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với thực tế để học sinh có thể thực hiện được. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh thực hiện. Trong tuần tổ trưởng theo dõi chấm điểm cho từng thành viên trong tổ và báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt cuối tuần. 6. Lấy tấm gương mẫu mực của nguời thầy để cảm hoá học sinh chậm tiến, chưa ngoan Hiệu quả của quá trình làm công tác giáo dục không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực hoạt động của người thầy mà phụ thuộc rất lớn vào học sinh có chấp nhận người thầy và có chấp nhận phương pháp giáo dục của người thầy đó hay không? Vì thế giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng hoàn thiện nhân cách của mình nhằm đáp ứng được sự mong đợi ở học sinh. Hoàn thiện mối quan hệ thầy – trò trong quá trình giảng dạy. Trong môi trường giáo dục không ai chấp nhận một người giáo viên thô lỗ, cộc cằn, thiếu công bằng, thiếu tế nhị, thiếu tình yêu thương và thiếu tôn trọng học sinh. Để học sinh tiến bộ, trước tiên giáo viên cần giáo dục ý thức tự học cho các em, ngoài ra giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, động viên chia sẻ, nhẹ nhàng nhắc nhở, khuyến khích, khen ngợi cho dù đó là những tiến bộ nhỏ của học sinh. Phân công những công việc phù hợp với khả năng của từng em, đưa các em vào tham gia các phong trào để các em thấy đựơc rằng mình cũng được quan tâm như những bạn khác trong lớp, luôn động viên các em trước tập thể mỗi khi làm được việc gì tốt. Đó là nguồn động lực để các em học sinh đặc biệt hoà mình vào tập thể và ngày càng tiến bộ. Giáo viên chủ nhiệm không nên có thành kiến với học sinh, không chèn ép các em, không nên quát mắn các em trước tập thể lớp, không nghỉ rằng các em là những học sinh vô dụng, tách rời các em ra khỏi tập thể…làm cho các em chán nản, đôi khi các em còn có những thái độ kháng cự vì bức xúc. Với quan niệm “Mưa dầm thấm đất” luôn kiên trì nhẫn nại bám lớp, quan tâm đến từng đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp. Tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái trong những lúc sinh hoạt cùng lớp, hoà mình vào trong tập thể để các em thấy được tình cảm giữa thầy và trò. Giáo viên chủ nhiệm phải tạo sự đoàn kết thân ái giữa các học sinh trong lớp, luôn nhắc nhở mỗi học sinh là một thành viên quan trọng để xây dựng nên một tập thể vững mạnh. Từ đó các em cảm thấy yêu trường mến lớp hơn, dần dần các em sẻ từ bỏ những thói hư tật xấu và trở thành những thành viên giúp ích đắt lực của tập thể.7. Phối hợp tốt nhất cùng gia đình học sinh Bác Hồ có nói : “ Hiền dữ phải đâu tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng các em nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình. Nên giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu nắm rõ đặc điểm gia đình của học sinh để có hướng giáo dục phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc với gia đình qua điện thoại, sổ liên lạc trao đổi việc học tập của các em để gia đình nắm được tình hình học tập và rèn luyện của con mình từ đó kết hợp cùng nhà trường đưa ra biện pháp giáo dục tốt nhất. 8. Phối hợp với giáo viên bộ môn Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập của lớp, nghe nhận xét của giáo viên bộ môn về tình hình học tập và rèn luyện của từng học sinh. Những mặt nào mạnh, mặt nào yếu của từng học sinh. Từ đó giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng giáo viên bộ môn để đưa ra những biện pháp giáo dục hữu hiệu nhất. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với liên đội tiến hành các hoạt động giáo dục toàn diện ở lớp, xây dựng kế hoạch công tác, bồi dưỡng cán bộ nồng cốt của lớp, cố vấn tổ chức các hoạt động giáo dục. Điều quan trọng là giáo viên chủ nhiệm phải giúp đỡ công tác đội của lớp không ép buộc, phải tôn trọng tính độc lập, tự quản của công tác đội. Từ đó các em nắm rõ trách nhiệm và tự thể hiện mình để giải quyết những nhiệm vụ do nhà trường đề ra, chắc chắn phong trào của lớp ngày càng đi lên và đạt hiệu quả cao.9. Xây dựng sinh hoạt 15 phút đầu giờ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nhằm giúp các em ổm định, ôn lại bài cũ, nắm được những thông tin mới từ đội, trường, lớp đề ra chuẩn bị cho những tiết học đạt hiệu quả. Vì thế giáo viên chủ nhiệm cùng với cán sự lớp bàn bạc và lập ra lịch sinh hoạt 15 phút đầu giờ trong tuần một cách cụ thể.10. Xây dựng và thực hiện tiết sinh hoạt chủ nhiệm Tiết sinh hoạt chủ nhiệm có tầm quan trọng rất lớn đến việc học tập và rèn luyện ở học sinh. Vì tiết sinh hoạt chủ nhiệm giáo viên và học sinh cùng nhau đánh giá những kết quả đạt được trong tuần vừa qua, đưa ra phương hướng và hiệm vụ mới để thực hiện trong tuần tiếp theo dạt hiệu quả cao hơn. Do tính đặc biệt quan trọng đó giáo viên phải xây dựng tiết sinh hoạt chủ nhiệm có chất lượng theo hướng tự quản của học sinh có sự hướng dẫn của GVCN. Có thể gợi ý như sau:B1* Tạo không khí vui vẻ khởi động cho tiết sinh hoạt: Có thể giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên chủ nhiệm yêu cầu một học sinh kể một câu chuyện vui hay hát một bài hát… tuỳ từng điều kiện cụ thể của lớp mà thực hiện.B2* Ổn định lớp: Cho học sinh ý thức được đã đến giờ sinh hoạt và sinh hoạt một cách nghiêm túc.B3*Ban cán sự báo cáo: báo cáo của ban cán sự được tiến hành theo quy trình như sau:- Lớp trưởng báo cáo: báo cao tình hình hoạt động của lớp . + Những việc làm được, những ưu điểm cần phát huy. + Những hạn chế cần khắc phục ( nêu rõ nguyên nhân).- Lớp phó học tập: Báo cáo tình hình học tập và thi đua của lớp.- Lớp phó lao động: Báo cáo tình hình vệ sinh, trực nhật, lao động của lớp.- Sao đỏ: Báo cáo việc thực hiện nội quy của trường, quy chế của lớp ở từng bạn học sinh.- Tổ trưởng: Báo cáo kết quả thi đua của từng thành viên trong tổ.- Thủ quỹ: Báo cáo tình hình thu chi các loại quỹ của lớp.Chú ý: Tất cả các ban cán sự khi báo cáo phải nêu ra đựơc: + Những việc làm được, những ưu điểm cần phát huy + Những hạn chế cần khắc phục (nêu rõ nguyên nhân)B4* Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp đánh giá, nhận xét.Đánh giá chung về tình hình học tập, hoạt động và rèn luyện của lớp.Động viên, khen thưởng những cá nhân, tổ đạt được kết quả tốt về học tập và hoạt động trong tuần. Đặc biệt là những học sinh có điều kiện khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt.Phê bình những tổ, cá nhân chưa thực hiện tốt nội quy của trường, quy chế của lớp.Giáo viên chủ nhiệm có biện pháp xử lí phù hợp.Nhìn nhận lại nguyên nhân gây ra những hạn chế, thiếu xót và đề ra biện pháp khắc phục.B5* Giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch cho tuần sau.Thông báo kế hoạch của trường đề ra.Thông báo kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm.Đề ra biện pháp và cách thức thực hiện kế hoạch đó.Thông báo các loại quỹ của lớp, của trường mà các em phải đóng góp.B6* Giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức lối sống đến học sinh.

Xem thêm: Phim truyện: câu hỏi số 5 tập 20 sgk tiếng việt 5 tập 2, câu hỏi số 5 tập 18

Tuỳ theo điều kiện, nội dung của tiết sinh hoạt đó mà giáo viên lựa chọn cách khắc phục cho phù hợp.( kể những câu chuỵên về tấm gương người tốt, việc tốt. một việc thực ở xã hội…)B7* Kết thúc tiết sinh hoạt.Yêu cầu một vài cá nhân diễn một hoặc hai tiết mục văn nghệ, có thể giáo viên cùng tham gia với các em.