Kể từ ngày biết mình lên chức mẹ, mọi bà bầu bắt đầu có những thắc mắc và vạn câu hỏi liên quan đến thai kỳ. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ thông tin “tất tần tật” những vấn đề xoay quanh đến thời điểm thai nhi được 7 tuần tuổi. Đồng thời, giải đáp câu hỏi đang được đông đảo mẹ bầu quan tâm đến nhất đó là thai 7 tuần kích thước túi ối bao nhiêu?
Khi thai nhi được 7 tuần tuổi thì chắc hẳn các mẹ bầu đã quen với sự hiện diện của em bé trong bụng. So với những tuần đầu của kỳ thai nghén, bước sang tuần thứ 7 thai nhi bắt đầu có sự phát triển rõ rệt. Từ bàn tay cho đến bàn bàn chân đã hình thành nên những ngón tay, ngón chân có màng. Xương đuôi là phần mở rộng của xương cụt cũng dẫn co lại và sớm biến mất trong vài ngày tới. Bên cạnh đó, các tế bào thần kinh bắt đầu tích cực phân nhánh để kết nối lại với nhau và tạo nên một hệ thần kinh sớ khai. Các cơ quan nội tạng cũng phát triển một cách nhanh chóng vào giai đoạn này. Thai nhi đã có mí mắt và ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh tại phổi.

Bạn đang xem: Kích thước thai nhi 7 tuần tuổi


*

Theo chia sẻ từ chuyên gia thai sản cho biết, thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 1.3cm và chỉ lớn bằng một quả mâm xôi. Lúc này, tim thai cũng đã xuất hiện, nếu mẹ bầu đi khám thai sản trong thời điểm này có thể nghe được nhịp tim em bé thông qua máy siêu âm.Mắt của thai 7 tuần tuổi phát triển to hơn, thậm chí bắt đầu có màu mắt. Vào giai đoạn từ 6 tháng đến 9 tháng, màu mắt vĩnh viễn của bé trở nên rõ và ổn định. Gen di truyền từ mẹ cũng như bố sẽ là yếu tố quyết định chủ yếu đến màu mắt của em bé sau khi chào đời.Đặc biệt, tai của thai nhi 7 tuần tuổi đã hình thành cả trong lẫn bên ngoài. Chiếc lưỡi bé tí cũng xuất hiện trong vòm miệng. Ngoài ra, trong tuần thứ 7 của thai kỳ chân răng trong hàm của bé hình thành khá đầy đủ. Tuy nhiên, vào thời điểm này, bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển và hoàn thiện để bộc lộ rõ giới tính là thai nam hay nữ.
Khi thai được 7 tuần tuổi, thể trạng và cảm xúc của mẹ cũng có những thay đổi thất thường và đặc trưng. Cụ thể như sau:
Có thai 7 tuần vẫn còn là quá sớm để nhìn thấy hoặc cảm nhận được thành bụng to lên do tử cung nong rộng ra khi mang thai. Mà giai đoạn này, bụng bầu của chị em vẫn được che giấu bởi xương chậu và không nhô lên cho đến khi thai được 12 tuần tuổi.Khi thai nhi bước sang tuần thứ 7 có thể mẹ bầu sẽ nhìn thấy những mạch máu ở các vị trí trên cơ thể nổi lên, đặc biệt nhất là vùng ngực và chân. Trong trường hợp, mẹ đứng lâu chân có thể bị sưng đau và chị em muốn ngồi nghỉ nhiều hơn so với lúc chưa mang thai. Để cải thiện tình trạng sưng và giúp máu lưu thông, khi ngồi mẹ nên nâng chân lên, thường xuyên gác chân lên ghế ngồi hoặc ghế gác chân.
*

Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, âm đạo nữ giới tiết ra nhiều chất dịch nhầy hơn. Đây là hiện tượng hết sức bình thường trong suốt quá trình mang thai nên mẹ bầu không phải lo lắng. Trừ khi dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu, chuyển từ màu trắng trong sang màu vàng hoặc vùng kín bị sưng rát thì bà bầu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra. Thi thoảng mẹ bầu sẽ bị chuột rút và đau ở phần bụng dưới, đôi khi cơn đau âm ỉ hoặc nhói lên dữ dội. Hiện tượng này cũng bình thường và cảm giác đau tương tự như cảm giác nặng nề ở bụng, do đó thai phụ không cần sợ hãi. Tuy nhiên, nếu bà bầu thấy đau liên tục hoặc âm đạo bị chảy máu, tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích.Khi bước sang tuần thứ 7 thai kỳ, hai đầu vú của mẹ bầu có thể sẽ lớn hơn và thâm lại. Thậm chí nổi cả mụn nhọt xung quanh quầng vú, được gọi là nốt Montgomery có vai trò giúp cho hai đầu vú sẵn sàng tiết ra sữa. Lúc này, bà bầu không nên nắn bóp hay cố gắng nặn bỏ những nốt này. Bởi vì, chúng thực sự có ích chứ trong 9 tháng thai kỳ chứ không giống như mụn nhọt gây ảnh hưởng để làn da.Thêm một sự thay đổi đặc trưng khi thai nhi được 7 tuần tuổi đó chính là trên mặt của mẹ bầu nổi nhiều mụn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các hormone thời kỳ thai nghén gây ra. Chị em nữ giới nên cẩn thận khi sử dụng các loại mỹ phẩm cho da mặt lúc này vì có một số kem không phù hợp cho da phụ nữ mang thai.
Ngày từ thời điểm quá trình thụ tinh diễn ra thành công, cảm xúc hay tâm trạng của nữ giới đã có những thay đổi. Nhưng trong thời kỳ tuần thứ 7 thai kỳ, mẹ bầu thường:
Xuống tinh thần một chút, cảm giác mệt mỏi và buồn nôn có thể tệ hơn so với những tuần đầu thai kỳ. Lúc này mẹ bầu cứ bình tĩnh vì hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy khỏe hơn vào cuối thời kỳ 3 tháng đầu tiên. Ở thời điểm này, đa số các ông bố chưa thực sự cảm nhận được các thay đổi lớn lao nào từ bạn đời. Thế nhưng, khi bước vào tháng thứ 7 kỳ thai nghén, cảm xúc của chị em thay đổi liên tục và hay bồn chồn, lo lắng. Một số mẹ bầu sẽ có chút cảm giác tội lỗi vì không hết lòng với tình yêu dành cho con trong giai đoạn này. Họ lo rằng em bé sẽ cảm nhận được những suy nghĩ tiêu cực từ mẹ. Nếu chị em nằm trong trường hợp này thì cũng đừng phiền muộn. Bởi đơn giản, thai nhi 7 tuần tuổi không có khả năng biết được mẹ đang có những trăn trở gì.
*

Túi ối hay còn được gọi là túi thai, có chức năng hỗ trợ thai nhi phát triển, giúp em bé dễ dàng cử động và di chuyển trong bụng mẹ. Đồng thời, túi ối còn ngăn chặn những tổn thương hoặc va đập không đáng có trong suốt 9 tháng kỳ thai nghén. Về cấu tạo, túi ối là một túi chứa chất lỏng bao bọc toàn bộ dạ con và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi thai. Vậy, thai 7 tuần kích thước túi ối bao nhiêu?
*

Theo bác sĩ thai sản, kích thước của túi ối tăng lên theo số tuần tuổi. Vào tuần thứ 7 thai kỳ, túi ối có kích thước khoảng 15mm đến 20mm. Ở tuần 39, giai đoạn cuối cùng của kỳ thai nghén, kích thước của túi ối rơi vào khoảng 175mm đến 180mm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, túi ối lại nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với số tuần tuổi của thai. Đây là hiện tượng bất thường khi mang thai nên mẹ bầu cần hết sức cẩn thận.
Sau khi đã nắm rõ thai 7 tuần kích thước túi ối bao nhiêu? Các mẹ bầu nên làm thêm một việc nữa là tìm hiểu về những điều cần chú ý khi thai nhi được 7 tuần tuổi. Bởi, đây là thời điểm mà bé bắt đầu phát triển về cơ địa lần trí não. Dưới đây là một số lưu ý mà chuyên gia y tế luôn khuyến cáo đến phụ nữ mang thai ở tuần thứ 7:Mẹ bầu cần tăng gấp đôi hàm lượng chất sắt nạp vào cơ thể. Vì, giai đoạn này thai đang phát triển mạnh và nhanh nên thể tích máu sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho em bé. Nếu nữ giới không cung cấp đầy đủ lượng sắt mỗi ngày có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn con. Để bổ sung sắt khi mang thai, mẹ bầu nên chọn những loại thực phẩm dồi dào chất sắt như: thịt bò, rau xanh dạng lá, hạnh nhân và thịt bò.
*

Các triệu chứng buồn nôn, ốm nghén, khó tiêu, chướng bụng, ợ chua hay một số thay đổi khác ở hệ tiêu hóa có ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề ăn uống của mẹ bầu trong thời gian này thường khá nghiêm trọng. Do đó, mẹ bầu nên chia nhỏ các khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày thay vì ăn ba bữa chính để cải thiện các tình trạng kể trên. Bên cạnh đó, bà bầu lưu ý hạn chế dùng các loại thức ăn gây kích thích hệ tiêu hóa và chỉ nên ăn thực phẩm đã nấu chín, bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.Nếu mẹ có thói quen tập luyện thể dục thường xuyên thì cứ tiếp tục duy trì đều đặn hàng ngày với vì lợi ích của các bài tập thể dục cho mẹ bầu rất tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tiết chế các bài tập, chọn và thực hiện những động tác nhẹ nhàng để tránh gây tác động đến thai nhi. Thời gian lý tưởng để luyện tập thể dục khi mang thai là khoảng 30 phút. Mẹ có thể tham gia thêm các lớp học Yoga dành cho thai phụ để giúp cơ thể thoải mái hơn trong giai đoạn ốm nghén.Trong trường hợp công việc đòi hỏi mẹ bầu phải ngồi một chỗ, làm việc trên máy tính nhiều giờ liên thì nhớ lâu lâu đứng dậy và đi lại vận động để máu được lưu thông tốt. Bởi vì, khi ngồi liên tục như vậy sẽ khiến quy trình hoạt động của hệ tuần hoàn máu bị tắc nghẽn.Các mẹ hãy tránh xa những nơi có khói thuốc lá vì khói thuốc là tác nhân chính gây ra nhiều biến những vô cùng nghiêm trọng cho thai nhi, làm giảm trọng lượng và chỉ số IQ của bé. Ngoài ra, nếu mẹ có thói quen hút thuốc và uống rượu, bia cũng nên bỏ hẳn khi mang thai. Việc lạm dụng quá nhiều chất kích thích sẽ dẫn tới nguy cơ cao là mắc hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của em bé khi sinh ra.
Ngoài thai 7 tuần kích thước túi ối bao nhiêu? Hầu hết mọi bà bầu đều có vô vàn thắc mắc trong giai đoạn này. Sau đây là những vấn đề đang được đông đảo mẹ bầu tìm hiểu nhất.
Đối với vấn đề thai 7 tuần có tim thai chưa? Theo chuyên gia y tế cho biết, thông thường tim thai sẽ hình thành từ rất sớm, ngay từ tuần thứ 2 của kỳ thai nghén. Vào thời điểm này, phôi thai bắt đầu hình thành 2 mạch máu và sau đó tạo thành hai ống dẫn chính của tim. Các ống dẫn thai vận động co bóp để có thể truyền máu vào bên trong phôi thai. Cho đến tuần tuổi thứ 5 tim thai mới phát triển, dẫn hoàn thiện và đạt kích thước gần 1cm.
Như vậy, thai 7 tuần tuổi đã có tim thai với 2 vách ngăn chia thành tâm thất phải và tâm thất trái. Nếu mẹ bầu chịu khó lắng nghe có thể cảm nhận được nhịp đập của thai nhi thông qua dụng cụ hỗ trợ. Thường, ở tuần thứ 7 thai kỳ, nhịp đập của thai khá nhanh, khoảng 80 nhịp/phút.
Thường các chuyên gia thai sản sẽ dựa vào ngày rụng trứng hoặc hình ảnh siêu âm của thai để tính số tuần tuổi thai nhi. Cách tính tuổi dựa vào ngày rụng trứng: Với cách tính này mẹ bầu cần phải nhớ chính xác ngày rụng trứng của mình và thời điểm quan hệ tình dục dẫn đến có con. Khi quan hệ thì trứng và tinh trùng sẽ gặp nhau. quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong vòng 24 giờ đồng hồ tiếp theo. Đây chính là thời điểm tính ngày đầu tiên của thai kỳ. Cách tính tuổi dựa vào ngày rụng trứng chỉ áp dụng cho những nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và nắm rõ được thời gian làm chuyện ấy.
Cách tính tuổi theo siêu âm: Tiến hành siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ là phương pháp giúp xác định tuổi của thai chuẩn nhất. Bởi vì, trong thời gian này sự phát triển của thai ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài tuổi thai. Để xác định tuổi thai nhi, bác sĩ thai sản sẽ đo chiều dài của đầu, mông em bé hoặc kích thước túi ối. Từ đó, đưa ra kết luận thai được bao nhiêu tuần tuổi?
Vậy, thai 7 tuần là bao nhiêu tháng? Với thai 7 tuần tương đương nữ giới đã có bầu được hơn 1 tháng. Lúc này, mẹ bắt đầu bước vào những tuần giữa của tam cá nguyệt thứ nhất.
Muốn biết thai 7 tuần siêu âm bụng hay đầu đò? Mẹ bầu cần hiểu rõ về hai phương pháp siêu âm này trước. Cụ thể: Siêu âm ổ bụng có ưu điểm là đánh giá được tổn thương ở nhiều cơ quan trong một lần tiến hành siêu âm như: gan, mật, lách, tụy, hệ sinh dục, hệ tiết niệu… Thêm vào đó, siêu âm ổ bụng không gây đau đớn, khó chịu, vùng quan sát rộng, áp dụng cho tất cả các đối tượng và thời gian thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, siêu âm ổ bụng lại cho chất lượng hình ảnh kém, đặc biệt là tại tử cung và phần phụ. Siêu âm đầu dò: Kỹ thuật siêu âm đầu dò khắc phục được các nhược điểm của siêu âm ổ bụng và cho hiệu quả chẩn đoán cao hơn. Thế nhưng, siêu âm đầu dò lại hạn chế về đối tượng được thực hiện, chống chỉ định áp dụng cho phụ nữ chưa quan hệ tình dục. Ngoài ra, khi tiến hành siêu âm đầu dò, thai phụ có thể cảm thấy đau và hơi tức ở bụng.
Tóm lại, phần lớn các chuyên gia y tế khuyến khích nữ giới đang mang thai ở tuần thứ 7 nên thực hiện cả hai phương pháp siêu âm. Nhưng, không phải ai và lúc nào thai phụ cũng được tiến hành đồng thời hai kỹ thuật siêu âm. Mà chuyên gia y tế sẽ dựa vào thể trạng cơ địa của người mẹ tại thời điểm siêu âm để đưa ra kết luận siêu âm đầu dò hay siêu âm ổ bụng phù hợp hơn.
Kiêng cữ khi mang thai được 7 tuần tuổi nói riêng và 9 tháng thai kỳ nói chung là vấn đề vô cùng quan trọng mà mọi mẹ bầu nên ghi nhớ để tránh xảy ra các tình huống không mong muốn. Ở thời điểm thai nhi bước sang tuần thứ 7, bà bầu nên ăn và không nên ăn những thực phẩm sau đây:- Thực phẩm nên ăn khi thai được 7 tuần tuổi
Thực phẩm giàu sắt và Protein: Như đã nói ở trên, vào thời điểm thai 7 tuần tuổi cần bổ sung nhiều chất sắt để tránh bị thiếu máu và xuất huyết lúc chuyển dạ. Theo đó, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 27mg sắt mỗi ngày thông qua thịt đỏ, đậu, thịt gia cầm, cơm trắng hoặc các loại đậu. Đây cũng là những thực phẩm có hàm lượng Protein cao, rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Thực phẩm giàu Canxi: Chất Canxi rất quan trọng trong suốt kỳ thai nghén, nhưng dưỡng chất này đặc biệt cần thiết hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ để giúp xương của bé hoàn thiện theo hướng tốt nhất. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên cung cấp ít nhất 1.000mg Canxi hàng ngày bằng những sản phẩm từ sữa, yến mạch, cá hồi… Thực phẩm giàu Magie: Chất này có công dụng giúp hấp phụ Canxi, phòng ngừa nguy cơ bị chuột rút và ngăn chặn tình trạng sinh non ở thai phụ. Mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 350mg đến 400 mg Magie và những thực phẩm giàu vi chất này là: hạt bí ngô, Atiso, lúa mạch, đậu đen, hạnh nhân, yến mạch… Thực phẩm giàu DHA: Trứng, sữa và các loại nước ép hoa quả là thực phẩm dồi dào nguồn DHA nhất. Khi mẹ cung cấp đủ 200mg DHA mỗi ngày sẽ giúp não bộ của thai nhi phát triển đúng cách. Thực phẩm dồi dào Axit Folic: Thường chuyên gia y tế sẽ khuyên các mẹ bầu bổ sung Axit Folic ngay từ trước và trong suốt 9 tháng thai nghén. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, Axit Folic giúp giảm nguy cơ dị tật cho bé, đặc biệt là tại ống thần kinh. Mẹ có thể tìm thấy chất dinh dưỡng này trong bột yến mạch, rau lá xanh, hoa quả tươi… và mỗi ngày bổ sung 600mg đến 800mg Axit Folic là lý tưởng nhất. Thực phẩm giàu chất xơ: Để ngăn ngừa táo bón, một trong những triệu chứng điển hình và thường gặp khi mang thai giai đoạn cuối thì mẹ bầu hãy ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao: rau quả, trái cây tươi và khô, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Mẹ bầu cũng đừng quên uống nước đầy đủ hàng ngày để giúp cơ thể hấp thụ chất xơ hiệu quả và nhanh chóng. Thực phẩm chứa nhiều Vitamin C: Để hấp thụ được lượng sắt tốt nhất cho cơ thể, mẹ bầu nên ăn kèm thêm những thực phẩm dồi dào nguồn dưỡng chất Vitamin C: dưa hấu, họ nhà cam quýt, chanh, bông cải xanh...
- Thực phẩm không nên ăn khi thai được 7 tuần tuổi
Thực phẩm cay nóng và nhiều chất béo: Để đảm bảo chứng ợ nóng không hành hạ suốt kỳ thai nghén, mẹ hãy tránh xa những món ăn cay nóng và nhiều chất béo. Ngoài ra, các chuyên gia y tế còn khuyên mẹ bầu nên ăn nhẹ nhàng vào buổi tối để triệu chứng ợ nóng được cải thiện hiệu quả.Đồ ăn mặn: Sưng phù trong thai kỳ có thể được ngăn chặn bằng cách uống nhiều nước. Việc uống đủ nước còn giúp mẹ hạn chế hấp thụ Natri vào cơ thể gây tác hại xấu đến thai nhi. Một cách khác cũng có thể giúp mẹ bầu giảm lượng muối nạp vào cơ thể đó là không nên ăn khoai tây chiên, sốt cà chua, dưa chua, thực phẩm đóng hộp…Đồ ăn nhanh: Ăn một chút đồ ăn vặt không có gì đáng nói cả nhưng mẹ bầu cần nhớ tuyệt đối không được lạm dụng những thực phẩm này. Vì chúng không hề có giá trị dinh dưỡng nào lại có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với thai nhi.
Về chúng tôi
ĐTM Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Phòng kinh doanh : 024.3205.2069Phòng kế toán: 024.3563.3828
Khi thai 7 tuần tuổi thì những ngón tay, ngón chân có màng của bé đã bắt đầu xuất hiện và “đuôi” dần dần biến mất. Mẹ cũng đã có những thay đổi đáng kể do sự gia tăng nội tiết tố đột ngột.

Thai 7 tuần là thời điểm rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển. Điều mẹ cần chú trọng nhất là xây dựng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Bài viết này của Marry
Baby sẽ giúp cho các mẹ thêm thông tin về sự phát triển của thai nhi 7 tuần và sự thay đổi của cơ thể mẹ. Các mẹ bầu hãy cùng tham khảo nhé!


Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Mẹ thắc mắc thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như thế nào? Sau đây là thông tin dành cho mẹ!

1. Hình ảnh thai 7 tuần

Mẹ đã chính thức bước vào những tuần giữa trong tam cá nguyệt thứ nhất; so với tuần đầu tiên, tuần này bé có sự phát triển có thể nói là rõ ràng nhất.

Phần đuôi đang dần co lại và cái đuôi của bé sẽ sớm biến mất. Bắt đầu xuất hiện những ngón chân và tay có màng phát triển từ bàn tay và bàn chân. Các cơ quan nội tạng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Bé có mí mắt, thanh khí – phế quản kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang phát triển. Các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai. Bé có kích thước bằng hạt đậu Hà Lan và đang liên tục phát triển mặc dù mẹ vẫn chưa cảm nhận được nhiều.


2. Thai nhi 7 tuần có kích thước bao nhiêu?

Theo bảng đo cân nặng và chiều cao chuẩn của thai nhi qua các tuần thì thai 7 tuần chỉ mới dài khoảng 10mm, cân nặng chỉ vài gam. Vì kích thước thai nhi 7 tuần như hạt đậu Hà Lan nên bụng của mẹ vẫn chưa thấy sự biến đổi quá nhiều ở bên ngoài. Trong khi đó, kích thước túi ối sẽ giao động ở mức 20mm. Trong giai đoạn này, thai nhi có nhịp tim bình thường vào thời điểm này là 90 – 110 nhịp mỗi phút.


Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 7 tuần

Bắt đầu bước vào giai đoạn giữa trong tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ sẽ thường xuyên đi tiểu. Cảm giác như chỉ vừa mới vào thăm nhà vệ sinh thôi nhưng đã muốn đứng dậy đi tiếp. Lúc này lượng máu trong cơ thể tăng 10% (đến hết 40 tuần thai có thể tăng 40% để bù cho bé). Điều này tạo ra rất nhiều chất lỏng dư thừa và thải ra ngoài chủ yếu qua đường tiểu của mẹ.


Trong giai đoạn này ngoài việc đi tiểu nhiều hơn, mẹ bắt đầu cảm thấy áo ngực của mình bị chật khít. Do sự gia tăng nội tiết tố sẽ khiến ngực phát triển để chuẩn bị cho con bú. Ngực của mẹ sẽ tiếp tục lớn hơn một đến 2 cỡ trong thời gian mang thai; nhất là khi mẹ bầu mang thai bé đầu tiên.

Ngoài ra, mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi do sự thay đổi hormone, nhất là sự tăng progesterone đột ngột. Tình trạng nôn ói thường xuyên cũng khiến mẹ mất năng lượng. Thỉnh thoảng, mẹ cũng có thể bị khó ngủ vào ban đêm. Nếu chưa khám thai ở tuần 5 và 6 thì đây là thời điểm thích hợp mẹ bầu có kỳ kiểm tra sức khỏe đầu tiên với bác sĩ sản khoa.

Khi đó, mẹ sẽ có một cuộc thảo luận nhỏ về tiền sử bệnh tật; các bệnh rối loạn di truyền và bắt đầu lập biểu đồ tăng cân cho mẹ. Lúc này mẹ cũng cần xét nghiệm máu để xem có bị thiếu máu hay không; khám phụ khoa hay siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra phôi thai.

Lời khuyên của bác sĩ để thai 7 tuần phát triển tốt

1. Đi bộ để chống mệt mỏi

Mẹ nên dành ra 15 phút vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để giảm bớt cảm giác mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham gia thêm các lớp yoga dành cho bà bầu để cơ thể thoải mái hơn khi bị ốm nghén.

2. Giảm cảm giác ốm nghén

Để xoa dịu cảm giác buồn nôn, mẹ có thể nghỉ ngơi và nhờ bố giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bì. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt hơn thì mẹ cần tới gặp bác sĩ ngay. Những lớp học tiền sản sẽ hỗ trợ rất lớn cho các mẹ mới sinh con lần đầu. Vì thế, mẹ nên tham gia học để hiểu rõ cơ với những sự thay trong thai kỳ nhé.

*
Khi mẹ mang thai 7 tuần thường bị ốm nghén.

3. Chế độ ăn của bà bầu

Khi thai 7 tuần tuổi, mẹ nên đảm bảo chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm chất: Tinh bột, đạm, sữa, vitamin và các chất xơ. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ nhớ bổ sung axit folic; canxi và sắt để cân bằng thêm các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe nhé. Nhất là, mẹ cần phải bổ sung các thực phẩm giàu sắt để tránh tình trạng thiếu máu trong thai kỳ.


4. Chuột rút thường là bình thường

Bị chuột rút ở bụng khi mang thai 7 tuần là bình thường. Song nếu nó xảy ra kèm theo đau vai; cổ và kèm theo các cơn co thắt; chóng mặt hoặc tiết dịch âm đạo thì mẹ nên đi khám bệnh ngay.

Bên cạnh đó, khi ngồi làm việc quá lâu mẹ hãy nhớ đứng lên đi lại một chút để hệ tuần hoàn máu được lưu thông. Từ đó, mẹ sẽ tránh được những cơn đau nhức do chuột rút hoặc mệt mỏi do ngồi nhiều.

5. Tránh xa khói thuốc và chất kích thích

Khói thuốc chính là tác nhân chính gây ra các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai 7 tuần như giảm trọng lượng và IQ thấp. Bên cạnh đó, các chất kích thích như rượu bia; ma túy; thuốc lá… nếu mẹ lạm dụng sẽ dẫn đến việc ngộ độc thai kỳ. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển của thai 7 tuần ngay từ trong bụng mẹ.


6. Quan hệ tình dục an toàn

Ngoài ra khi có thai, mẹ vẫn có thế quan hệ tình dục bình thường nếu có nhu cầu. Nhưng bố mẹ cũng cần để ý đến những cách quan hệ an toàn để tránh bị ra máu khi quan hệ; âm đạo xuất huyết hoặc vùng kín bị viêm nhiễm… gây ảnh hưởng đến thai nhi 7 tuần tuổi. Tốt nhất, bố mẹ nên hạn chế chuyện ấy trong giai đoạn này vì thai nhi chưa phát triển ổn định.

7. Giữ vệ sinh vùng kín

Mắc bệnh phụ khoa trong thai kỳ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng nước ối; vỡ màng ối; thậm chí là sảy thai và sinh non. Vì thế, trong giai đoạn mang thai mẹ nhớ giữ vệ sinh vùng kín thật cẩn thận để bảo vệ thai nhi. Nếu bố mẹ có quan hệ thì nên dùng bao cao su để tránh lây bệnh tình dục nếu bố vô tình không biết nhé.


Bí quyết cho mẹ bầu khỏe mạnh khi thai 7 tuần tuổi

1. Chụp ảnh bầu

Bố mẹ có thể ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ cùng con mỗi ngày để tạo nên cuốn album đặc biệt tặng bé sau này. Việc chụp ảnh bầu cũng giúp mẹ thêm vui vẻ, thoải mái tránh bị stress trong giai đoạn mang thai thường gặp nữa đấy.

*

2. Chất dịch màu trắng

Sự gia tăng hormone và lưu lượng máu khi mang thai làm tăng sản xuất chất nhầy cổ tử cung, được gọi là huyết trắng. Mẹ bầu có thể nhận thấy nó như một chất dịch loãng, màu trắng sữa, không mùi. Do đó, giai đoạn này hãy chịu khó thay quần lót để vùng kín không bị ẩm ướt, dễ gây viêm nhiễm.

Xem thêm: Làm ảnh trong suốt trong powerpoint 2010

3. Táo bón khi mang thai 7 tuần

Mẹ sẽ bị đầy hơi, chướng bụng và táo bón trong thai kỳ. Do hormone progesterone gia tăng làm giãn các tế bào cơ trơn; khiến ruột non và ruột già di chuyển chậm hơn dẫn đến hấp thụ nhiều nước hơn và phân rắn chắc hơn. Do đó, mẹ cần bổ sung nhiều trái cây và rau xanh trong giai đoạn này. Các loại thực phẩm như chuối; khoai lang; đu đủ; bưởi; rau lang; rau mồng tơi; đậu bắp… sẽ giúp mẹ tránh khỏi tình trạng táo bón.

Những lưu ý khi mẹ mang thai 7 tuần tuổi

Trong 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm cần mẹ phải cẩn thận. Dưới đây là những lưu ý cho mẹ bầu mang thai 7 tuần nên nhớ:

Mẹ cần phải khám thai lần đầu đúng thời điểm để chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi. Ngoài ra, mẹ cần mẹ cần nhận biết các trường hợp ra máu âm đạo bất thường để kịp thời đến bệnh viện khám chữa sớm nhất. Mẹ cũng đừng quên sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh những rủi ro nguy hiểm nữa nhé.

Như vậy mẹ đã có thể mường tượng được sự phát triển của thai 7 tuần như thế nào rồi đấy. Dù cảm giác buồn nôn của các cơn nghén hành thế nào. Nhưng mẹ cũng nên nhớ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh nhé.