Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình PhướcTrụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước


BPO - Từ lâu rắn được xem là một trong những nỗi kinh hoàng của con người, và những loài rắn sau còn hơn cả ám ảnh.

Bạn đang xem: Rắn khổng lồ tu luyện thành tinh trên núi cấm và những cuộc chạm trán kinh hoàng


1. Rắn mù

Loài rắn mù có màu hồng nhạt này chỉ tồn tại ở trên đảo Madagascar, Ấn Độ Dương.


*


Với chiều dài cơ thể khoảng 30cm, rắn mù có hành vi khá giống với với các loài giun. Chúng đào xới và sinh sống bên dưới mặt đất ở khắp các lục địa, trừ Nam Cực.


*


Về cấu tạo cơ thể, loài rắn mù này khác giun ở chỗ chúng có xương sống và thân mình có vảy.

2. Rắn độc đuôi nhện

Loài rắn độc đuôi nhện này dễ nhận thấy bởi đặc trưng là chiếc đuôi giống hệt thân nhện với các tua như chân nhện.


*


Loài rắn này thường được tìm thấy ở các vùng sa mạc ở phía tây của Iran. Tuy được biết đến nhiều năm trước nhưng mãi đến năm 2006, loài rắn này mới được công nhận và có tên khoa học là Pseudocerastes Urarachnoides.

3. Rắn hổ keelback

Đây là một loài rắn nước, còn gọi là yamakagashi hay rắn nước Nhật Bản, sống phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Chúng nhỏ, ít khi dài quá 1m và rất nhút nhát, thức ăn chủ yếu là ếch và cóc.


*


Rắn hổ keelback được coi là vô hại trong một thời gian dài, cho đến khi một số người bị chúng cắn chết vào những năm 80 thế kỷ trước. Đưa vào nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà động vật học phát hiện ra một điều thú vị: Không phải tất cả rắn hổ keelback đều có độc, những con có nọc độc chỉ xuất hiện ở nơi có nhiều cóc.


*


Mặt khác, dù rắn bố mẹ có chất độc thì rắn con cũng không hề có. Thì ra, chất độc đó không do rắn tự sản xuất mà “chiếm đoạt” của cóc, “để dành” chất độc thu được (gọi là các chất bufadienolides) vào một tuyến dưới cổ để làm vũ khí cho mình trong việc tự vệ và săn bắt các con mồi.

Thế nhưng chúng còn biết cách xử lý để chất này độc hơn hẳn chất mà chúng chiếm hữu được. Sự khôn ngoan ấy khiến chúng tiết kiệm được công sức hơn khi bắt mồi và tự vệ trước kẻ thù có hiệu quả hơn so với đồng loại sống ở những nơi khác.

4. Rắn râu

Một loài rắn nước khác ở Đông Nam Á gọi là “rắn râu” có hai cái “râu” bằng thịt ở hai bên mép. Hai chiếc râu này có độ nhạy cảm cao, cho phép chúng phát hiện mọi sự chuyển động trong nước và lao thẳng vào bất kỳ con cá xấu số nào bơi gần đó.


Điều thú vị là tốc độ tấn công của chúng cực nhanh và bắt gọn con cá kia chỉ trong 15 mili giây. Thế nhưng phản xạ tuyệt vời và cuộc tấn công chớp nhoáng ấy đôi khi vẫn không đủ để bắt cá nên rắn râu còn có một thủ thuật thông minh khác nữa để buộc con mồi phải bơi theo hướng nguy hiểm. Khi thấy một con cá đến gần, rắn lấy thân làm phát ra một tiếng quẫy rất nhỏ khiến cá tưởng có mồi, bơi đến và rơi ngay trước miệng rắn.


Trong số tất cả các loài rắn, chúng là loài duy nhất lường trước những phản ứng của con mồi để hành động cho phù hợp. Mặc dù rắn râu có nọc độc nhưng không làm hại người. Chúng chỉ dài 90cm. Cũng giống như rắn vòi voi, chúng toàn sống dưới nước nhưng cũng có thể bò lên cạn.

5. Rắn bay thiên đường

Rắn bay được tìm thấy trong rừng mưa nhiệt đới tại Ấn Độ và Đông Nam Á. Mặc dù có tên như vậy nhưng chúng không thực sự bay mà chỉ liệng.


Khi rắn bay muốn di chuyển từ cây này sang cây khác, chúng lao vào không khí, đồng thời xoè các dẻ xương sườn, rồi co lên phía dạ dày, khiến thân nó dẹt ra và trở thành một cánh giả hơi lõm, hợp với dạng của khí động học.


Rắn bay có nọc độc, nhưng không gây nguy hiểm cho con người. Chúng ăn chủ yếu là thằn lằn và các loài động vật nhỏ khác, và phần lớn thời gian chúng ở trên cây.

6. Rắn vòi voi

Loài rắn lạ này được tìm thấy chủ yếu ở Indonesia, mặc dù một số họ hàng của chúng lại định cư bên Úc. Cái tên xuất phát từ bộ da nhăn nheo và rộng thùng thình, có vẻ quá lớn đối với chúng. Vảy của chúng cũng khác thường: lớn và có bướu. Vì thế chúng còn được gọi bằng cái tên khác là “rắn mụn cơm”.


Rắn vòi voi dài chừng 2,5 mét, toàn sống dưới nước mà chẳng bao giờ bò lên đất liền vì thiếu những vảy lớn ở bụng như các loài rắn khác để có thể di chuyển trên mặt đất.


Chúng ăn lươn và những loại cá da trơn. Không có nọc độc, chúng giết chết con mồi bằng cách lấy thân khoẻ và xù xì những bướu cuốn lấy để giữ chặt con mồi và siết chặt cho đến chết.

7. Rắn mũi lá

Đây có lẽ là một trong những loài bò sát kỳ lạ nhất thế giới. Cũng giống như rắn mũi dài, loài rắn mũi lá nhờ hình dạng đặc biệt mà thích nghi được với lối sống trên cây. Thức ăn chủ yếu của chúng là thằn lằn.


Đặc điểm kỳ lạ là trên mũi của chúng có một “đồ trang sức” quái dị giống như một chiếc nhánh lá dứa nhọn hoắt, nhưng ở rắn đực và rắn cái chiếc “lá” này khác nhau. Da rắn đực có màu vàng và nhẵn, mũi lá nhọn trong khi rắn cái có vảy nâu và xù xì, mũi lá phẳng, có răng cưa.


Điều rất ít khi gặp là thoạt nhìn có thể biết ngay giới tính của chúng. Rắn mũi lá chỉ sống ở Madagascar và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chúng có nọc độc, vết cắn rất đau nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi lễ Thánh xong, người đàn bà bí ẩn này thả cả tấn rắn, toàn hổ mang chúa, hổ mang bành vào khu rừng ngay cạnh đền Trung.

Ngôi mộ kỳ lạ

Trong cuốn ngọc phả cổ còn lưu giữ ở đền Trung (Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội), thì ngôi đền được xây dựng trên quả núi có tên Thụ Tinh. Tên này là do một vị thần đặt ra. Được thần chỉ bảo, cha của Thánh Tản Sơn Tinh đã mang tổ tiên lên núi chôn. Tuy nhiên, câu chuyện ấy vẫn chỉ vảng vất sự huyền hoặc, còn thực tế mồ mả ở đâu, thì hơn hai ngàn năm rồi, khó mà biết được. Thế nhưng, với niềm tin đó, không ít trường hợp đã đem mộ táng ở quả núi nơi có ngôi đền này.

Cũng theo nội dung của ngọc phả, sở dĩ, quả núi có tên Thụ Tinh, vì lời vị thần ngụ ở núi đó nói với Thánh Tản như sau: “Núi này phàm người ta mà chết đi, tất cả tinh thần quay về đây, cho nên mới có tên là núi Thụ Tinh”. Nói xong, vị thần râu tóc bạc phơ biến mất. Ngồi trên tảng đá, Thánh Tản mới đọc: “Tự Đế Vương nhi ức triệu dân/ Quy thần đất tụ liễm tin thần/ Thư truyền vị biên chân tương huyễn/ Diệu tưởng sơn danh phảng phất chân”. Có nghĩa là: “Từ bậc Đế Vương đến triệu dân/ Khi mất đi đều quy tụ tinh thần (hồn phách) về đây/ Lời thề ấy chẳng rõ đúng sai/ Đứng trước núi thấy phảng phất đúng như thế”.


*
Một góc đền Trung.

Đọc xong mấy câu đó, trời đất tối tăm, gió mưa bão bùng, nghìn chim tụ tập, trăm thú về chầu, trên trời có tiếng đàn ca dặt dìu. Ngôi sao từ trong người Thánh Tản bay lên, ông ngồi ngay ngắn ở phiến đá rồi hóa. Bấy giờ là vào ngày mồng 6 tháng 11 âm.

Thủ nhang đền Trung là anh Võ Tùng Lâm đứng ở cổng đền, chỉ tay xuống bãi đất trống bao quanh bởi những vạt đá lô nhô trước mặt ngôi đền và bảo rằng, nghiên cứu ngọc phả và thực địa, thì nhiều khả năng khu vực linh thiêng nhất của núi Tản là ở đó. Nơi đấy, cũng diễn ra rất nhiều chuyện lạ lùng, có phần kinh dị.

Một câu chuyện có thật, xảy ra sau này, nên tất nhiên không có trong ngọc phả, nhưng người dân trong vùng thì lưu truyền mãi mãi, cụ già nào ở xã Minh Quang cũng đều nắm được và kể lại rành rọt. Đó là chuyện sét đánh bật mộ cha của quan tuần phủ.

Ngày đó, quan tuần phủ Tuần Tinh, thuộc đạo Sơn Tây, nổi tiếng giàu có nhất vùng. Được thầy phong thủy hiến cho kế táng mộ cha vào núi Thụ Tinh, sẽ thăng quan tiến chức. Ông cùng thầy phong thủy tìm lên núi Thụ Tinh và chọn vị trí ngay trước đền Trung cổ kính ẩn trong rừng.

Nửa đêm, ông cùng gia nhân tin cậy quật mộ cha, gói ghém hài cốt trong vải đỏ, tiểu gốm, rồi mang lên chôn. Thế nhưng, ngay khi trời sáng, sấm chớp đùng đùng, mây đen vần vũ bao phủ núi Tản. Những ánh sáng lóe lên giữa trời đen, giáng những tia lửa xuống núi Thụ Tinh, sấm dậy động rừng. Trời quang mây tạnh, quan tuần phủ chạy lên đền Trung, thì kinh hoàng khi thấy mộ cha bị sét đánh quật lên khỏi mặt đất, cốt vương vãi khắp nơi. Tin rằng đây là đất của thánh thần, không được xâm phạm, nên ông thu gom hài cốt cha đem về nhà.


*
Vị trí ngôi mộ chôn trộm.

Thủ nhang Võ Tùng Lâm dẫn tôi xuống vị trí mà anh coi là huyệt đạo của đền Trung, nơi “hồn phách người Việt tụ về”. Đó là khoảnh đất bằng phẳng, với những tảng đá lớn nằm rải rác. Sau lưng núi là đỉnh Tản Viên, bên tả là dòng suối trong mát, trước mặt là sông Đà uốn lượn, cảnh đẹp tuyệt vời. Thủ nhang Võ Tùng Lâm vạch bụi cỏ, chỉ một cái hố, mà theo lời anh, đó chính là nơi những người lạ mặt táng hài cốt vào đó.

Chuyện xảy ra vào năm 2014, tháng 11 âm lịch, một buổi sáng, thấy tiếng chó sủa ầm ĩ ở khoảnh đất trước đền. Lúc đầu là một con chó sủa, sau thì vài con sủa ầm ĩ, khiến ai cũng thấy quái lạ. Nhưng, khu vực quanh đền nhiều rắn, nên có thể chó sủa rắn cũng là chuyện thường. Thế nhưng, một lúc sau, thì thấy trâu bò khắp nơi kéo đến, dễ vài chục con, cứ luẩn quẩn kêu rống trước đền.

Thấy sự lạ, thủ nhang Lâm đến tìm hiểu. Anh hết sức ngạc nhiên, khi thấy đàn chó và đàn trâu, bò có biểu hiện lạ, cứ đi quanh một mô đất thấp, với mấy hòn đá xếp khum khum phủ lên. Thi thoảng trâu bò lại húc đầu vào đống đá đó. Anh xua đuổi, nhưng đàn chó, trâu, bò nhất định không đi, cứ ì ra. Anh Lâm gọi thêm bảo vệ, rồi mọi người trong ban quản lý đuổi trâu, bò, chó, nhưng chúng nhất định không đi.

Thấy sự lạ, mọi người mới quan sát kỹ, và đặt nghi vấn với nấm đất xếp đá bên trên. Nghi có sự lạ, mọi người đã báo cáo chính quyền xã. Xã cử lực lượng công an lên xác minh, nắm tình hình. Sau khi làm đủ các thủ tục, thì ban quản lý đền Trung quyết định khai quật nấm đất lạ.

Gạt bỏ lớp đá, đến nấm đất tròn như cái thúng, thì ai cũng tin mới có người chôn thứ gì xuống lòng đất. Vết đào sâu, tròn như đào giếng, kè đá tầng tầng lớp lớp. Đào sâu độ 1,5m thì chạm tảng đá lớn. Không thấy gì, lại vướng tảng đá, nên mọi người định rút lui. Tuy nhiên, thủ nhang Võ Tùng Lâm không tin rằng, ai đó đào bới, lập ra cái nấm đất mà lại không bỏ cái gì xuống đó, nên đề nghị mọi người đào rộng ra.

Khi đào rộng ra, mới biết, phía dưới tảng đá vẫn là lớp đất xáo trộn, là đất mới. Đào sâu xuống phía dưới tảng đá khoảng 60cm, như cái hàm ếch, thì phát hiện tiểu sành cổ. Bên trong tiểu sành kiểu cổ là một bộ hài cốt. Đích thân thủ nhang Võ Tùng Lâm đã xếp lại bộ xương. Hài cốt là của cụ bà, có thói quen ăn trầu, đã gãy một răng cửa. Hài cốt lâu năm, xương mốc đen. Làm xong các thủ tục, thì chuyển hài cốt về nghĩa trang Đồi Trẩu của xã.

Từ bấy đến nay, công an không xác minh được thông tin gì thêm. Cũng không thấy ai quay về khu đất trước đền để hương khói. Ngôi mộ ở nghĩa trang Đồi Trẩu cũng không ai đến nhận.

Người đàn bà thả rắn


Trong vô vàn những câu chuyện lạ lùng, linh thiêng, thậm chí rợn tóc gáy ở đền Trung, thì có lẽ, chuyện ấn tượng nhất với thủ nhang Võ Tùng Lâm cũng như những người gắn bó với ngôi đền thiêng này, là chuyện về người đàn bà bí ẩn thả rắn.

Khu vực đền Trung rắn nhiều vô kể, ai gắn bó với ngôi đền này, thì đều đã có vô số lần chạm mặt rắn, mà toàn rắn to. Tuy nhiên, loài rắn trú ngụ quanh khu rừng này cực kỳ hiền lành, chưa từng tấn công ai bao giờ. Điều lạ, là thợ rắn cũng không bao giờ bén mảng đến khu rừng quanh đền để bắt rắn. Nhiều người có niềm tin rằng, hồn cốt của con rắn được Sơn Tinh cứu trong ngọc phả có lẽ quẩn quanh ở đây, mà kéo loài rắn về.


*
Một gian thờ ở đền Trung.

Kỳ lạ nhất là huyện một người đàn bà bí ẩn, năm nào cũng ít nhất một lần, đi trên chiếc xe hơi sang trọng, theo sau là chiếc xe tải, đến đền Trung. Người đàn bà này không chủ động tiếp xúc với ai, rất kín tiếng. Sau khi lễ Thánh xong, thì mấy người đi theo thả rắn từ xe tải ra khu rừng quanh đền. Mỗi lần bà ta thả cả tấn rắn, toàn là hổ chúa và hổ mang bành, nặng cả chục kg một con. Những con rắn rất khỏe, thả xuống, ngóc đầu lên là biến mất trong rừng.

Người phụ nữ kỳ lạ này đến đền lễ và thả rắn không vào thời điểm cố định nào cả. Bà đã làm việc này cả chục năm nay. Bà đến chớp nhoáng rồi đi mất.

Xem thêm: 10 Khu Du Lịch Sinh Thái Nha Trang Hot Nhất 2023 Không Nên Bỏ Lỡ

Có một số lời đồn rằng, người Trung Quốc thời xưa thường trấn yểm bằng rắn độc. Các thầy phong thủy thường thả cả tạ rắn độc ở những huyệt đạo linh thiêng để trấn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là lời đồn, không có căn cứ khoa học nào cả. Việc này, anh Lâm đã báo cáo chính quyền, nhưng không ai can thiệp hay tìm hiểu được, bởi đó là hình thức phóng sinh.