Mối quan hệ nào cũng luôn có những thời điểm mà cả hai người không kết nối được cảm xúc với nhau. Tuy nhiên, có nhiều cách có thể giúp tình yêu mặn mà trở lại.

Bạn đang xem: Làm thế nào để yêu một người


Luôn chia sẻ với nhau từ những điều nhỏ nhặt giúp duy trì ngọn lửa tình yêu.

3. Làm mới đời sống tình dục

Một mối quan hệ dài lâu rất dễ cám dỗ bạn vào vòng xoay dục vọng hoặc khiến bạn bỏ bê hoàn toàn đời sống tình dục.

Sau khi có nhiều trải nghiệm mới trong đời sống tình dục, các cặp vợ chồng đều có cảm xúc mãnh liệt và thỏa mãn hơn.

Kristie Overstreet khuyên các cặp đôi nên có sự thay đổi mới mẻ để gia tăng sự gần gũi với đối phương. “Ban đầu đôi bên có thể cảm thấy xấu hổ và bối rối, nhưng hãy từ từ mở lòng và chia sẻ với nhau nhiều hơn”.

4. Thảo luận về tình trạng yêu đương hiện tại

Việc thảo luận, trao đổi nghiêm túc về tình yêu rất dễ bị lãng quên khi các cặp đôi đã có quãng thời gian dài bên nhau. Đây là dịp để bạn có thể chia sẻ cả cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực và bất cứ điều gì bạn cảm thấy cần phải thay đổi.

Overstreet khuyên nhủ: “Hãy coi đây là những buổi hẹn nhỏ hàng tuần và đừng để bất cứ lý do gì làm phiền. Ngoài ra, để không phá hỏng khoảng thời gian này, nên hạn chế những lời nói mang tính đổ lỗi cho đối phương”.

5. Hẹn hò

Hãy chú ý đến việc gia tăng sự thân mật và cảm xúc lãng mạn bằng cách dành riêng thời gian cho nửa kia. Một cuộc hẹn có thể giúp mang lại những cảm xúc từ lần gặp nhau đầu tiên hay truyền cảm hứng cho cặp đôi cùng đến những nơi chưa từng đặt chân trước đó. Các đôi vợ chồng sẽ có khả năng ly hôn ít hơn, hài lòng về đối phương hơn nếu thường xuyên hẹn hò.

Overstreet chia sẻ: “Hẹn hò nhiều nhất có thể. Dù chỉ là bàn luận về việc lên lịch hẹn và mong chờ nó đều có thể giữ cho mối quan hệ lâu dài trở nên thú vị và mới mẻ”.

Bên cạnh ý tưởng tuyệt vời là một bữa ăn tối cùng với bộ phim cổ điển, hãy thử đi picnic, cùng tham gia một lớp học nấu ăn, đi trượt băng, đến bảo tàng nghệ thuật hay dành cả một đêm karaoke.

Đều đặn hẹn hò dù đã kết hôn để hâm nóng tình cảm.

6. Quy định thời gian không dùng điện thoại

Gần như mọi người đều từng chăm chăm vào điện thoại mà phớt lờ đối phương. Đây là lý do mà các cặp đôi không gắn kết chặt chẽ với nhau và có cảm giác không được tôn trọng. Theo một nghiên cứu năm 2022, những người trải qua nhiều lần như vậy sẽ không thoải mái với mối quan hệ của họ.

Hãy sắp xếp thời gian trong ngày, cất điện thoại đi và đảm bảo rằng bạn có thời gian dành cho nửa kia. Không sử dụng điện thoại sẽ giúp các bạn chia sẻ, trò chuyện với nhau nhiều hơn hoặc khiến hai người có thêm nhiều hành động thân mật, gần gũi hơn.

7. Có sở thích chung và riêng

Harasymchuk cho biết việc cùng chia sẻ các sở thích thú vị với nhau có thể làm cho mối quan hệ trở nên mới mẻ. Ví dụ, sẽ thật tuyệt nếu cả hai cùng nhau đi bộ hay tham gia vào một lớp học khiêu vũ.

Song, mỗi người cũng cần có sở thích riêng để tự hài lòng với chính bản thân cũng như khiến đối tác chú ý đến những thay đổi và nhìn bạn ở một khía cạnh mới.

Như vậy, có rất nhiều cách để cải thiện tình cảm mà không nhất thiết phải là những hành động to tát. “Cử chỉ nhỏ mỗi ngày sẽ tạo ra sự tin tưởng và kéo các cặp đôi gần với nhau hơn”, Harasymchuk chia sẻ.

Dinh dưỡng - món ngon Cây thuốc Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp - giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
*

eivonline.edu.vn - Nếu bạn thực sự yêu một người bất ổn định về cảm xúc và muốn đồng hành cùng họ qua những giai đoạn khó khăn, thì bạn cần biết cách ứng xử trong mối quan hệ, để cả hai không bị tổn thương.

Trong khi một số cặp đôi luôn biết cách tìm ra lối đi cho mối quan hệ của mình, những người khác lại bắt đầu nhận ra rằng “người bạn đời hoàn hảo” của họ không còn hoàn hảo nữa. Trong số đó, những người bạn đời không ổn định về mặt cảm xúc thuộc phần đa số. Nếu bạn thực sự yêu người ấy và muốn đồng hành cùng họ qua những giai đoạn khó khăn, thì bạn cần biết cách ứng xử trong mối quan hệ, để cả hai không dễ bị tổn thương. Trước tiên chúng ta hãy bắt đầu bằng cách nói về cách nhận biết một người không ổn định về cảm xúc.


*

Thay đổi cảm xúc một cách chóng mặt

Tâm trạng của mọi người thay đổi là điều bình thường. Không ai có thể tươi cười mọi lúc mọi nơi. Nhưng đối với hầu hết chúng ta, sự thay đổi trong tâm trạng là tương đối nhỏ. Nó thường phụ thuộc vào các tác động ở bên ngoài. Nhưng một người không ổn định về cảm xúc có thể thay đổi tâm trạng liên tục mà không có lý do chính đáng.


Giận dữ vô cớ

Hầu hết mọi người tức giận là do một người thân thiết với họ, bởi đó là những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Nhưng nếu người ấy thường xuyên la hét với nhân viên phục vụ trong nhà hàng hoặc những người ngẫu nhiên khác, thì điều đó là một dấu hiệu không tốt về tâm lý.

Thiếu sự đồng cảm

Đồng cảm là khả năng cảm nhận những gì người khác cảm thấy và nhìn mọi thứ từ góc độ của họ. Những người không ổn định về mặt cảm xúc thường không thể làm được điều này. Họ chỉ nhìn thấy khía cạnh của riêng họ trong mọi tình huống.

Không có khả năng thừa nhận lỗi sai của mình

Những người không ổn định về mặt cảm xúc không thể thừa nhận khi họ sai. Trên thực tế, việc thừa nhận mình sai là một mối đe dọa đối với tình trạng tâm lý của họ. Nó làm lung lay sự tự tin và những điều họ đang tin tưởng vào bản thân. Vì vậy, họ sẽ không bao giờ thừa nhận “thất bại”, ngay cả khi họ nhận thức được lỗi sai của mình.

Xử lý vấn đề một cách phi lý trí

Cách tốt nhất để đối phó với các vấn đề trong mối quan hệ là cả hai người cùng thống nhất và đưa ra giải pháp chung. Tuy nhiên, những người không ổn định về cảm xúc không thể làm được điều này vì họ chỉ nhìn mọi thứ theo cảm tính, không logic và không thích nghe theo lời người khác.

Thể hiện cảm xúc mãnh liệt

Cường độ mà họ bộc lộ cảm xúc là cực độ. Họ không có xu hướng ôn hòa trong bất kỳ tương tác nào của mình. Điều này có thể tạo ra cảm giác như thể bạn đang nói chuyện với một quả bóng bay sắp sửa nổ tung vì quá căng thẳng.

Đổ lỗi cho người khác

Những người không ổn định về cảm xúc không bao giờ nhìn vào gương và chịu trách nhiệm về hành động của họ. Thay vào đó, họ luôn chỉ tay vào người khác hoặc đổ lỗi cho khách quan.


*

Bây giờ chúng ta đã biết một số dấu hiệu và triệu chứng của một người không ổn định về cảm xúc, đây là một số điều bạn có thể làm để xử lí sao cho đúng.

Lùi lại và quan sát

Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có làm gì sai không. Bởi vì họ thường ở trong tâm trạng không tỉnh táo và chẳng thể hiểu được đúng sai, nên bạn phải là người khách quan, nhìn nhận lỗi sai của mình, nếu có, và chờ cho cảm xúc của cả hai nguồi dần, mới cùng nhau ngồi xuống và giải quyết vấn đề.

Lắng nghe quan điểm của người khác

Kể những câu chuyện của bạn cho những người thân của bạn và đối phương. Hãy cho họ biết điều gì đang xảy ra trong các tương tác giữa hai người và hỏi ý kiến ​​của họ về việc liệu người ấy có đang gặp căng thẳng gì không hay liệu bạn đang làm sai điều gì đó. Người ngoài thường có thể sẽ có cái nhìn bao quát hơn về những gì đang diễn ra.

Đừng tham gia vào các câu chuyện bất ổn định của họ

Lắng nghe những gì họ nói và để những lời phản hồi của mình ở sau cùng. Bạn không nên tham gia và thêm thắt lời lẽ vào những lúc đỉnh điểm của sự bất ổn định, bởi chẳng điều gì tốt đẹp sẽ xảy ra đâu.

Cho mình một lối thoát khi họ tấn công bạn

Nếu và khi họ tấn công bạn bằng lời nói, tinh thần hoặc cảm xúc, hãy rời khỏi cuộc trò chuyện. Việc này vừa giúp bạn tôn trọng bản thân, vừa giúp hai người không đi quá xa trong cuộc tranh cãi. Sau khi đã bình tĩnh, bạn nên cùng họ nói chuyện một cách tử tế và không xúc phạm hay tổn thương nhau. Nếu họ không thể tôn trọng bạn, hãy kết thúc cuộc trò chuyện cho đến khi họ có thể.

Giữ bình tĩnh

Đừng để bị cuốn vào những cơn bão cảm xúc. Điều này rất dễ xảy ra vì con người thường muốn tự vệ khi bị tấn công, nhưng nếu bạn cũng gào thét và cố gắng thắng người ấy, thì cảm xúc của bạn cũng bất ổn chẳng kém gì họ. Cố gắng giữ bình tĩnh và lý trí vì đó là cách duy nhất các vấn đề được giả quyết.

Xem thêm: Top 13 Phần Mềm Giả Lập Android Trên Win 8, 7 Phần Mềm Giả Lập Android Nhẹ Tốt Nhất 2022

Đề xuất liệu pháp

Nhiều khi, một người không ổn định về cảm xúc không thể tự mình trở nên tốt hơn, chỉ đến khi gặp một nhà trị liệu hoặc nhà tâm lý học, họ mới tìm được lối thoát cho riêng mình. Nếu bạn không thể giúp họ, hãy tìm một người nào đó có đủ khả năng./.