Trên 43 vụ thảm sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người.

Bạn đang xem: Lính đánh thuê hàn quốc trong chiến tranh việt nam

*

Binh lính Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam.

Giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày nay có một mối quan hệ nồng ấm trên các lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Thật sự khó có thể hình dung được điều này nếu quay trở về thời điểm nửa sau thập niên 1960 – khoảng thời gian đen tối nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.

Đó là giai đoạn mà các lực lượng quân sự Hàn Quốc dưới chế độ độc tài Park Chung Hee đã tham gia và gây nhiều tội ác trong cuộc chiến do Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Theo giáo sư người Hàn Quốc Heonik Kwon, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, đã có trên 43 vụ thảm sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người.

Giờ đây, chương lịch sử u ám đó đã được khép lại, nhưng không có nghĩa là nó sẽ bị lãng quên vĩnh viễn. Các thế hệ sau cần ghi nhớ khoảng tối lịch sử này như một bài học đắt giá để biết trân trọng mối quan hệ mình đang có, cũng như để những câu chuyện đau buồn không còn có cơ hội xảy ra trong tương lai.

Vụ thảm sát Thái Bình

Vào một buổi sáng sớm của tháng 2/1966, một toán quân thuộc Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ của Hàn Quốc đã tiến vào làng Thái Bình (tỉnh Quảng Nam) trong một cuộc càn quét các du kích Giải phóng.

Tuy vậy, chúng chỉ tìm thấy trong ngôi làng 68 người, hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Những con người vô tội và không có khả năng kháng cự này đã trở thành đối tượng để “Mãnh Hổ” trút giận. Bằng hàng loạt phát súng và cả một quả lựu đạn, lính Hàn Quốc đã giết hại dã man 65 người.

Ba người may mắn sống sót trong vụ thảm sát sau đó đã trở thành nhân chứng tố cáo tội ác của Sự đoàn Mãnh Hổ. Để ghi nhớ sự kiện tang tóc này, một đài tưởng niệm khắc tên của 65 nạn nhân đã được dựng lên tại làng Thái Bình.

Vụ thảm sát Diên Niên – Phước Bình

Sau khi tập trung dân, chúng bắt đầu xả súng và ném lựu đạn vào nhóm dân thường. Vụ giết chóc này làm 68 người dân thôn vô tội ngã xuống, trong đó có 21 cụ già, 47 phụ nữ và trẻ em.

Ngày 13/10, quân “Rồng Xanh” tiếp tục càn quét và hại thêm 112 người dân vô tội ở thôn Diên Niên gần đó.

Vụ thảm sát Bình Hòa

Trong vòng ba ngày, tại 5 địa điểm: buồng đất nhà ông Trắp, hố bom Truông Đình, Dốc Rừng, Đồng Chồi Giữa, đám ruộng giếng xóm Cầu, lính Hàn Quốc đã giết hại hàng trăm dân thường một cách dã man.

Cao điểm là vào chiều ngày 6/12, người dân đã bị cưỡng bức tập trung lại rồi bị lính Hàn Quốc đồng loạt xả đạn, khiến 267 người thiệt mạng.

Tổng cộng, trong thảm sát Bình Hoà, lính Hàn Quốc đã giết hại 430 người, trong đó có 269 phụ nữ (12 phụ nữ bị cưỡng hiếp đến chết), 104 người già, 174 trẻ em. 3 gia đình bị giết sạch không còn một ai.

Năm 1990, chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng một tấm bia căm thù tại hố bom Truông Đình ghi lại tội ác này. Tháng 5/1991, di tích vụ thảm sát Bình Hòa được xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia.

Vụ thảm sát Bình An

Chúng tìm kiếm các hầm trú ẩn của dân ven làng, thả lựu đạn cay bắt mọi người phải trồi lên rồi thả sức tàn sát. Ngay trong ngày đầu chiến dịch, 58 người dân đã bị giết hại.

Những ngày sau đó, cuộc giết chóc, đốt phá ngày càng mở rộng qui mô và sự dã man. Trong ngày 12/2, 109 người đã bị giết hại. Ngày 23/2, tại khu vườn nhà ông Trương Niên ở thôn An Vinh, lính Hàn đã dồn 90 người dân tới, dùng súng trung liên hạ sát toàn bộ.

26/2 là ngày đẫm máu nhất, khi lính Hàn Quốc dồn tất cả những người chúng bắt được ở các nơi về Gò Dài (thôn An Vinh). Chúng đã giết hại 380 người bằng những hành động man rợ như hãm hiếp rồi dùng lưỡi lê đâm vào cửa mình phụ nữ, chất rơm đốt lửa thiêu sống trẻ em…

Chiến dịch thảm sát của địch đã khiến trên 1.000 dân lành bị giết hại, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em. Sự sống ở Bình An gần như bị hủy diệt hoàn toàn.

Vụ thảm sát Cây đa Dù

Theo các báo của của Mỹ, từ 70 – 80 người dân không có vũ khí đã thiệt mạng. Đơn vị gây ra tội ác chiến tranh này là Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số 2 của Hàn Quốc.

Mâu thuẫn giữa Mỹ và Hàn Quốc đã xảy ra trong việc điều tra về vụ thảm sát. Phía Hàn Quốc đã ngụy biện rằng thủ phạm của vụ thảm sát là những “binh sĩ Việt Cộng mặc đồng phục lính Hàn Quốc”.

Tuy vậy, Đại tá Robert Morehead Cook, tổng thanh tra của Lục quân Hoa Kỳ đã bác bỏ luận điệu này và khẳng định chính các binh sĩ Hàn Quốc đã tiến hành vụ thảm sát.

Vụ thảm sát Hà My

Chúng gom người già, phụ nữ, trẻ em về xóm Tây ở ba điểm: Trước nhà ông Nguyễn Điểu (42 người); hầm nhà bà Lê Thị Thoại (16 người) và nhà ông Nguyễn Bính (74 người). Sau đó, chúng dùng súng tiểu liên, cối, lựu đạn, bắn và ném xối xả về phía người dân.

Man rợ hơn, sau khi tàn sát, chúng phóng hỏa đốt thiêu, thịt cháy khét, chỉ còn xương chất thành đống, chẳng ai còn gương mặt để nhận dạng.

Vụ thảm sát đã khiến 135 người bị sát hại, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em.

Vụ thảm sát Duy Trinh

Quân địch phát hiện ra căn hầm nhà bà Thiệu tại xóm Mỹ An, liền ra lệnh mọi người ra khỏi nơi ẩn nấp, đứng xếp hàng trên miệng hầm. Một lát sau, chúng bắt tất cả trở lại hầm rồi bắt đầu cuộc giết chóc.

Rất lạnh lùng, lính Hàn Quốc thay nhau cứ bắn một phát lại ném một quả lựu đạn xuống hầm. Có tất thảy 14 người toàn bà già, phụ nữ, trẻ em vô tội bị sát hại thảm thương. Tất cả đều vùi trong căn hầm mà sau này trở thành ngôi mộ chung của họ.

Toán lính Hàn Quốc tiếp tục kéo qua xóm Vĩnh An cách đó chỉ chừng trăm mét. Vẫn hành vi man rợ như cũ, chúng lùa mọi người xuống hầm, lạnh lùng bắn một phát súng lại ném một quả lựu đạn. 18 thường dân vô tội khác đã thiệt mạng.

Tổng cộng, 32 đồng bào đã bị giặc giết trong vụ thảm sát ở làng Duy Trinh.

Nỗ lực hàn gắn nỗi đau lịch sử của người dân Hàn Quốc

Nếu như sự tàn bạo của lính Mỹ với thường dân Việt Nam đã hứng chịu sự trừng phạt của dư luận Mỹ và quốc tế chỉ sau một thời gian ngắn, thì những vụ việc tương tự do lính Hàn Quốc gây ra đã không được nhắc tới sau một thời kỳ dài.

Trong vài thập kỷ sau chiến tranh, do chính sách của các nhà cầm quyền, người dân Hàn Quốc hầu như không có thông tin gì về các hoạt động trong quá khứ của binh lính Hàn Quốc tại Việt Nam. Phải tới đầu những năm 2000, những bằng chứng về tội ác mới bắt đầu được truyền thông Hàn Quốc đưa ra qua tiết lộ của các cựu quân nhân Hàn Quốc ở Việt Nam.

Những tiết lộ này đã phơi bày chi tiết sự tàn nhẫn trên một mức độ khó tưởng tượng của binh lính Hàn Quốc đối với dân thường Việt Nam, gây ra một cú sốc trong dư luận về vai trò của người Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nhận thức được những tội ác trong quá khứ của các binh lính Hàn Quốc, kể từ đó đến nay, một số cựu binh và những người yêu chuộng hòa bình ở Hàn Quốc đã tham gia các cuộc vận động về vấn đề các vụ thảm sát ở Việt Nam, gửi lời xin lỗi đến nhân dân Việt Nam và quyên góp tiền để xây dựng các trường học và bệnh viện tại những nơi chịu tổn hại nặng nề nhất. Thông qua các hoạt động đó, họ mong muốn nhận được sự tha thứ từ người Việt Nam.

Trong một cuộc thăm dò dư luận do Uỷ ban Hoà Bình của Tổ chức đoàn kết quốc tế của Hàn Quốc (KHIS) tiến hành, 77,9% người tham gia cho rằng, chính phủ Hàn Quốc cần xin lỗi công khai và bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam vì những tội ác mà các đội quân của chế độ Park Chung Hee đã gây ra.

Home
Chinh-Tri-Xa-Hoi
Van-Hoa-Lich-Su
Lính đánh thuê và gái điếm Hàn Quốc trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Trong thập niên 1960 - 1970, chính quyền Đại
Hàn Dân Quốc đã thu được những khoản lợi nhuận kếch xù từ xương máu của binhlính và nhân phẩm phụ nữ Hàn.
Cộng hòa ra Tuyên bố chung, cam kết phát triển quan hệ và khẳng định quyết tâmchống Cộng. Lý Thừa Văn nhấn mạnh lại trong chuyến thăm Việt Nam Cộng hòa vàotháng 11/1958: “Cần phải khẩn thiết thành lập một đạo thập tự quân chiến đấucho tự do”.
*

Ý định gửi quân đội sang Việt Nam tham chiến của
Chính phủ Hàn Quốc có từ rất sớm. Đầu năm 1954, Tổng thống Lý Thừa Văn đã đềnghị gửi “Quân đội Hàn Quốc đến Việt Nam để hỗ trợ cuộc chiến đấu chống Cộng sản”.Những năm 1957-1958, Chính quyền Lý Thừa Văn còn tổ chức các đoàn khảo sát tìnhhình chiến trường miền Nam Việt Nam, chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện nếu đề nghịgửi quân được chấp thuận. Tháng 11/1961, trong chuyến thăm Washington, Chủ tịch
Hội đồng tối cao tái kiến thiết Quốc gia Park Chung Hee xin Mỹ cho quân đội Hàn
Quốc đến Việt Nam, nhưng khi đó Mỹ chưa chính thức đưa quân vào Việt Nam.
Nam. Tháng 6/1964, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh đề nghị 34 nước chiviện, song nhiều nước phản ứng khá dè dặt. Chỉ có Hàn Quốc nhiệt tình hưởng ứngcùng các nước Úc, New Zealand, Thái Lan, Philipines, Puerto Rico (khi đó chưathuộc Mỹ) gửi quân tham chiến tại Việt Nam, với sự hỗ trợ hậu cần của Nhật Bản,Singapore, v.v…
+ Đáp ứng yêu cầu của chủ Mỹ, tỏ rõ sự trungthành của một chư hầu để không bị Mỹ bỏ rơi, bán cho chính phủ Mỹ gần 400.000lượt lính đánh thuê và 1,1 triệu phụ nữ Hàn phục vụ nhu cầu xác thịt của lính Mỹhọ, đổi lấy viện trợ kinh tế.
+ Thanh lọc xã hội bằng biện pháp quân phiệt,trấn áp thành phần khác tư tưởng những kẻ lưu manh trộm cướp, tống hết vào ánlính “xuất khẩu”, bởi vậy lính Đại Hàn nổi tiếng côn đồ hung hăng tàn độc, gâyra hàng trăm vụ thảm sát dân thường ở Việt Nam (đã đăng trong bài trước).
+ Dùng phần lớn tiền Mỹ trả cho xương máu củađám lính đó và nhân phẩm của phụ nữ Hàn làm học bổng đào tạo các nguồn nhân lựckỷ thuật then chốt cần cho kế hoạch công nghiệp hóa …
+ Giáo dục thế hệ hậu bị khắc ghi hận nhục dântộc phải trả bằng kết quả học tập nghiên cứu và làm việc, khi mỗi tháng nhận trợcấp đều tuyên thệ xác nhận đây là tiền đánh đổi xương máu và nhân phẩm của 1,5triệu đồng-bào của mình nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu Học-thuyết K(Kungfu Korea).
*

Đếncuối năm 1966, tổng số quân Đại Hàn tại Việt Nam đã lên đến 45.660 người, chiếmhơn 50% lực lượng quân đội nước ngoài tại miền Nam Việt Nam và 25% tổng lựclượng chiến đấu của Mỹ trên chiến trường Quân khu 5. Năm 1968 là năm Hàn Quốccó lực lượng quân sự cao nhất, lên tới 50.003 người. Chính phủ Hàn Quốc còn rasức thuyết phục Mỹ đồng ý không cắt giảm lực lượng tại Hàn Quốc nếu như khôngcó sự trao đổi và thỏa thuận trước.
Việc
Mỹ bố trí các sư đoàn Mãnh Hổ, Bạch Mã, Rồng Xanh của Đại Hàn chốt giữ ở chiếntrường Quân khu 5 - một địa bàn chiến lược trọng yếu, cho thấy Mỹ tin tưởng vàđánh giá cao khả năng của đội quân đánh thuê này. Quân đội Hàn Quốc trở thànhlực lượng “xương sống” trong các cuộc hành quân bình định và tìm diệt, chia sẻtới gần 40% nhân lực và sinh mạng chiến tranh cho nước Mỹ. Theo thống kê chínhthức của Chính phủ Hàn Quốc, từ tháng 10/1965 đến tháng 3/1973, quân đội Hàn
Quốc tiến hành và tham gia tiến hành 1.170 cuộc hành quân quy mô cấp đại độitrở lên, hơn 556.000 cuộc hành quân quy mô cấp trung đội trở xuống, gây ra hàngloạt những vụ thảm sát đẫm máu và tàn khốc (thống kê chưa đầy đủ có 43 vụ thảmsát dân thường, trong đó 13 vụ giết 100 người trở lên, có vụ hơn 1.000 người).
Khôngchỉ đảm nhiệm các hoạt động quân sự, lực lượng Nam Hàn còn tích cực tiến hànhcông tác dân sự/dân vận – tâm lý chiến. Nếu như trong giai đoạn đầu tham chiến,tỷ lệ các hoạt động quân sự chiếm 70%, công tác dân sự – tâm lý chiến chỉ chiếm30%, thì từ nửa cuối năm 1967, tỷ lệ này được nâng lên ngang bằng (50/50). Tuynhiên, các hoạt động dân sự này luôn được tiến hành song song với những trậncàn quét, bắn giết man rợ nhằm vào dân thường Việt Nam.
Việt Nam, Mỹ cam kết cung cấp một số lượng lớn trang thiết bị cho việc hiện đạihóa quân đội Hàn Quốc, mua của Hàn Quốc các trang thiết bị quân nhu, các loạihàng hóa cần thiết khác để cung cấp cho quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam, tăngcường viện trợ kỹ thuật cho Hàn Quốc trên tất cả các lĩnh vực nhằm đẩy mạnhxuất khẩu của Hàn Quốc; tăng thêm các khoản cho vay của Cơ quan phát triển quốctế AID….
Đại
Hàn Dân Quốc đã thu được những khoản lợi nhuận kếch xù từ xương máu của binhlính và nhân phẩm phụ nữ Hàn. Họ không mất bất kỳ một phí tổn nào cho lực lượngquân đội ở Nam Việt Nam, mà riêng từ 1965 đến năm 1970, đã nhận được từ Mỹ 1 tỷ
USD viện trợ, 150 triệu USD vốn vay phát triển. Hàn Quốc cũng nhận được nhữnghợp đồng thầu xây dựng béo bở, những hợp đồng xuất khẩu lao động có lợi nhuậncao (chủ yếu là công nhân xây dựng căn cứ quân sự và gái điếm), chiếm tới 70%tổng số lao động Hàn Quốc tại nước ngoài khi đó. Số ngoại tệ mà Hàn Quốc thuđược từ miền Nam Việt Nam do Mỹ trả tăng đều qua các năm, bình quân chiếm 38%tổng xuất khẩu sản phẩm và 47% tổng số tiền Hàn Quốc nhận được từ nước ngoài.Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra sự phát triển ngoạn mục củakinh tế Hàn Quốc thập niên 60, 70: Từ năm 1965 đến năm 1975, xuất khẩu của Hàn
Quốc tăng 29 lần và tổng sản phẩm quốc nội (GNP) tăng 14 lần, năm 1971 thu nhậpbình quân đầu người của Hàn Quốc tăng hơn gấp 3 lần so với năm 1961.
Vềquân sự, trong thời gian Hàn Quốc gửi quân sang Việt Nam, viện trợ quân sự của
Mỹ cho Hàn Quốc tăng hơn gấp 2 lần, bình quân mỗi năm vào khoảng 370 triệu USD.Nhờ có các khoản viện trợ đó, Hàn Quốc đã từng bước hiện đại hoá quân đội, pháttriển mạnh mẽ công nghiệp quốc phòng.
Tuynhiên, Đại Hàn đã phải trả giá đắt cho việc đưa quân vào miền Nam Việt Nam: hơn5.000 binh lính thiệt mạng, 11.000 người mang thương tật vĩnh viễn; 100.000nhiễm chất độc da cam. Chiến tranh Việt Nam đã qua đi qua hơn 40 năm, song “hộichứng chiến tranh Việt Nam” ở Hàn Quốc dai dẳng, nhức nhối không kém gì ở nước
Mỹ và vẫn đang giày vò tinh thần hàng ngàn cựu chiến binh và các cô gái điếmnăm xưa. Trớ trêu là truyền thông Hàn chỉ tập trung tố cáo Nhật làm nhục phụ nữ
Triều Tiên trong thế chiến 2.
Dochính sách o bế thông tin của nhà cầm quyền Hàn Quốc, người dân họ hầu nhưkhông có thông tin gì về các hoạt động trong quá khứ của binh lính Hàn Quốc tại
Việt Nam. Phải tới đầu những năm 2000, những bằng chứng về tội ác mới bắt đầuđược biết đến đưa ra qua tiết lộ của các cựu quân nhân Hàn Quốc ở Việt Nam.
Nhữngtiết lộ này đã phơi bày chi tiết sự tàn nhẫn trên một mức độ khó tưởng tượngcủa binh lính Hàn Quốc đối với dân thường Việt Nam, gây ra một cú sốc trong dưluận về vai trò của người Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên,phớt lờ ý kiến dư luận (77,9% người dân Hàn Quốc được hỏi đã yêu cầu chính phủxin lỗi Việt Nam) – Hàn Quốc vẫn không đưa ra lời xin lỗi chính thức ngoài mộtsố hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và một số nhóm người Hàn Quốc cólương tri đến chuộc lỗi tại những nơi họ đã gây ra tội ác chiến tranh ở Việt
Nam.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo mục lục trong word 2010 nhanh nhất, just a moment


Lính đánh thuê và gái điếm Hàn Quốc trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
*
Reviewed by Sân Đình on 02:46 Rating: 5