Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Bạn đang xem: Những bài văn tưởng tượng hay
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Thấm thoát mà tôi xa trường đã mười năm rồi …
2. Thắt nút
– Hôm nay trở về, lòng xiết bao bỡ ngỡ!
3. Phát triển
– Ấn tượng đầu tiên khi bước vào cổng là cảnh sân trường rộng rãi, thoáng mát.
4. Mở nút
– Chào thầy, tôi bước ra cổng trường với những cảm xúc khó tả …
5. Kết thúc
– Duy chỉ có một điều còn mãi, đó là tình cảm thân yêu đối với thầy cô, lòng biết ơn mái trường …
Bài làm
Thấm thoát mà tôi xa trường đã mười năm rồi… Đọc báo thấy tin tức nhắc đến ngày Nhà giáo 20/11, tôi bỗng nhớ đến ngôi trường xưa và có dự định thăm lại nơi này…
Hôm nay trở về, lòng xiết bao bỡ ngỡ! cổng trường xập xệ lúc trước đã được thay bằng trụ cột bê tông vững chắc. Nổi bật nhất phía trên là bảng tên trường hãnh diện khoe những nét chữ trăng trắng trên nền màu xanh dương. Tuy bề ngoài có vẻ nho nhỏ nhưng vào trong mới thấy những đổi thay của một ngôi trường khang trang, bề thế ngập đầy bóng mát xanh tươi.
Ấn tượng đầu tiên khi bước vào cổng là cảnh sân trường rộng rãi, thoáng mát với nhiều chậu cảnh đủ loại, muôn màu muôn vẻ như cây sứ, cây chuỗi hạt, cây dừa cảnh… được đặt dọc theo lối đi. Tô điểm thêm cho cảnh vật là hàng loạt băng ghế đá trắng, vàng, đỏ được kẻ dọc theo bờ tường nhưng đẹp nhất vẫn là bảy cây phượng xum xuê, xanh mươn mướt trồng thành những hàng liên tiếp từ đầu đến cuối sân. Ở đầu sân cột cờ bằng gỗ năm xưa được thay bằng cột inox trắng sáng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên cao. Đây là nơi biểu tượng cho lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Đây cũng là nơi buổi lễ chào cờ được tổ chức đều đặn vào mỗi sáng thứ hai đầu tuần mà tôi không thể nào quên.
Khu nhà trung tâm là tầng lầu với các lớp học chạy dài tít mắt đến tận cuối sân. Lớp nào cũng sơn phết, xây dựng cùng một kiểu giống như duyệt binh: tường quét vôi màu vàng chanh, cửa sơn màu xám tro nhạt… tạo nên một khung cảnh nhẹ nhàng dễ chịu. Trong mồi phòng học, bàn ghế kê thành hai dãy thẳng tắp, tấm bảng đen ngày xưa được thay bằng bảng tương tác rất hiện đại.
Thay đổi nhiều nhất phải kể đến phòng nghe nhìn và phòng thư viện. Nơi đây có ti vi, đầu máy, dàn karaoke để học môn Anh văn, mắt thấy được những hình ảnh sinh động trên màn hình, tai nghe được đúng giọng của người bản quốc. Nơi đây còn có máy vi tính tối tân, hiện đại. Còn phòng thư viện được trang trí đẹp đẽ với những kệ sách đầy ắp truyện tranh, truyện ngắn, sách tham khảo… kết hợp với một dàn vi tính để học sinh thuận lợi tìm tài liệu tham khảo.
Đang đi thăm trường, tôi bỗng gặp được thầy Minh, người thầy chủ nhiệm năm xưa. Thầy không còn trẻ trung như ngày trước. Mái tóc đã lốm đốm bạc.
– Em chào thầy! Thầy có nhớ em không? Em là Hoa nè.
Thoáng một chút bỡ ngỡ, thầy lộ vẻ vui mừng:
– Hoa lớp trưởng phải không?
Da. đúng ạ!
– Bây giờ em lớn mà lại đẹp ra. Hiện giờ em đang làm gì?
– Dạ, em mới ra trường. Cũng làm nghề như thầy.
– Chúc em thành đạt.
– Em cũng chúc thầy mạnh khỏe.
Chào thầy, tôi bước ra cổng trường với những cảm xúc khó tả…
Qua mười năm, mái trường đã thay đổi nhiều, các thầy cô cũng đã thay đổi. Bản thân chúng tôi cũng đã hoàn toàn khác xưa. Duy chỉ có một điều còn mãi, đó là tình cảm thân yêu đối với thầy cô, lòng biết ơn mái trường, cảm xúc quyến luyến với nơi mình đã học tập và trưởng thành.
Em hãy tường tượng kể lại chuyện sáu con gia súc so bì công lao.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Các giống vật trâu, chó, ngựa, dê, lợn …
2. Thắt nút
– Trong các giống vật, trâu kẻ vất vả nhất. Sớm tinh mơ đã bị gọi dậy đi cày, đi bừa, ách khoác lên vai, dây chảo xâu đằng mũi.
3. Phát triển
– Chó nghe trâu nói tức khí liền sủa vang nhà, mắt long sòng sọc.
4. Mở nút
– Lợn nghe nói đến mình liền ụt ịt phân bua …
5. Kết thúc
Cả sáu giống vật nuôi trong nhà, giống nào cũng quý, xin đừng tị nạnh thiệt hơn, có thể nhà ta mới lắm phúc.
Bài làm
Trong cuộc sống của con người, từ xưa đến nay đều có sự tham gia đóng góp tích cực của các giống vật trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn,… Các giống vật quần quật sớm tối với con người trong mọi việc, làm cho cuộc sống con người giàu có, phong lưu. Tuy vậy giữa các giống vật vẫn thường xảy ra sự suy bì, tị nạnh. Một hôm trâu gặp người than thở:
Trong các giống vật, trâu là kẻ vất vả nhất. Sớm tinh mơ đã bị gọi dậy đi cày, đi bừa, ách khoác lên vai, dây chão xâu đằng mũi. Thôi thì tùy chủ, miệng quát, tay đánh, trâu chỉ một lòng chăm chỉ làm lụng, không kể ruộng cạn đồng sâu, ngày mưa ngày nắng, chỉ mong lúa ngô tươi tốt đê đền ơn chủ. Nhưng vất vả như vậy vẫn chưa hết việc. Khi gặt lúa lại cũng phải do trâu kéo về, rồi lại trâu trục lúa. Hết mùa lúa lại phải đi kéo gỗ, chở phân. Ăn uống thì chỉ có rơm và cỏ, vội vàng cũng chẳng kịp nhai! Chỉ khi về nhà mới đem ra nhai lại. Khi già yếu thì bắt làm thịt, lột da, nghĩ thật là tủi cực trăm đường! Trong khi đó lũ chó chẳng thấy làm gì, ngày hong hóng ăn ba bữa, sủa cuội, sủa nhăng, lắm khi chủ không kịp treo cất thức ăn thì chó liền ăn vụng, thật là vô tích sự!
Chó nghe trâu nói, tức khí liền sủa vang nhà, mắt long sòng sọc:
– Trời sinh giống nào việc nấy, sao trâu lại dám suy bì? Thử hỏi ai canh giữ cửa nhà, chống quân kẻ trộm? Ai đuổi cáo, ai thức trắng đêm chờ nghe động tĩnh? Thức ăn của chó có gì mà bì? Chỉ cơm thừa canh cặn, xương xẩu bỏ ra mới đến phần chó. Nuôi trâu còn tốn kẻ chăn dắt chứ đâu như nuôi chó, chủ chẳng phải lo gì?
Người an ủi bảo hai con đều giỏi, trước sau người đều yêu quý cả hai. Song, chó lại tị nạnh cùng lũ ngựa, sao chúng lại được ưu đãi quá nhiều. Ngựa được ăn thóc, án cháo đậu xanh, ở nhà lợp ngói, người còn thưởng xuyên tắm táp, chăm lo sửa vó, sửa bờm, sắm yên, sắm lạc, dây cương thì làm bằng bạc, ra vẻ oai phong, mà thực ra chẳng biết cày gừa, giữ nhà gìử cửa!
Ngựa nghe nói hí vang sân trại, kêu to:
– Thử hỏi ai xứng đáng kéo xe, phò giá, phục vụ các đức ông? Ai xông pha trận mạc, vượt hàng trăm dặm? Các người chỉ quanh quẩn xổ bếp, góc vườn, làm sao mà hiểu được ngựa, một kẻ mà chí hướng để ở phương xa!
Người vỗ về nói công lao của ngựa không nhỏ. Nhưng ngựa đâu chịu yên? Ngựa chỉ trích lũ dê nhàn nhã, chỉ biết ăn và nhảy nhốt mà thôi, hễ gặp ai thì cũng kêu be be một cách vô nghĩa.
Dê nghe ngựa nói liền vểnh râu cãi lại:
– Tôi ham ăn cũng chỉ ăn lá, ăn cỏ, không hề phạm vào cây lúa, cây ngô, lá khoai, quả đậu. Nhưng khi cúng tế, xác ngựa tuy to, thử hỏi ai cần? Còn như thiếu dê tôi thi không thành đồ lễ. Anh ngựa thật chi biết nhìn đời một phía mà không biết suy nghĩ. Nếu biết suy nghĩ sao không trách lũ gà, ăn rồi chỉ biết bới rác, phá giậu, phá vườn, ai cho ăn gì, ăn xong thì quẹt mỏ!
Gà nghe nói khinh bỉ nhìn nghiêng:
Xin hỏi các anh, ai có đủ phẩm chất nhân, dũng, tín, văn, võ như tôi? Này đầu có mào là dáng quan văn, chân có cựa là thân tướng võ, có miếng ăn thì cục cục gọi đàn, như thế là nhân. Sáng sáng gáy đúng giờ, như thế là tín, thấy kẻ địch xông tới là đánh, như thế là dũng! Đó là chưa kể chân gà giúp bói toán để biết lành dữ. Gà không được ai chăn dắt thì phải bơi rác chứ sao nhưng gà ăn rất ít có tốn mấy mà kêu? Có đậu ăn nhiều như lũ lợn, ăn no lại nằm?
Lợn nghe nói đến mình liền ụt ịt phân bua:
– Các anh đừng có lắm lời, vì không hiểu lợn. Lợn phải béo mới cúng được thần. Các thứ việc làng, việc xã, cưới xin, tang ma, khao vọng không có lợn thì làm sao xong được? Ở đời mỗi người mỗi việc, xin chớ lắm điều!
Người nghe lợn nói liền khen lợn, gà, dê đều giàu đức hy sinh, lại giàu khả năng sinh nở. Cả sáu giống vật nuôi trong nhà, giống nào cũng quý, xin đừng tị nạnh thiệt hơn, có thế nhà ta mới lắm phúc.
Em hãy tượng tưởng kể lại tâm sự của Thạch Sanh
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Ngồi trong ngục tối, chờ ngày ra xét xử, ta mới hiểu hết bụng dạ người anh kết nghĩa Lý Thông.
2. Thắt nút
– Thì ra việc nhờ canh miếu thần chỉ là cái cớ để mượn ta thế mạng, còn việc đuổi ta, dọa rằng ta sẽ bị tội chết vì giết chết chằn linh của vua nuôi cũng chỉ là cái cớ cướp công của ta! …
3. Phát triển
– Tệ nhất là việc Lý Thông hại ta khi cứu công chúa Quỳnh Nga. Thật không ngờ hắn lại nỡ lấy đá lấp hang để không cho ta trở về.
4. Mở nút
– Buồn quá. Ta ôm cây đàn và đánh lên mấy tiếng.
5. Kết thức
– Số phận ta rồi sẽ ra sao? Chẳng lẽ bọn Lý Thông vẫn tiếp tục làm mưa làm gió, hãm hại người tốt mãi hay sao?
Bài làm
Ngồi trong ngục tôi, chờ ngày ra xét xử, ta mới hiểu hết bụng dạ người anh kết nghĩa Lý Thông và mới hiểu hết cái âm mưu hèn ha của hắn.
Thì ra việc nhờ canh miếu thần chỉ là cái cờ để mượn ta thế mạng, còn việc đuổi ta, doạ rằng ta sẽ bị tội chết vì giết chết chằn tinh của vua nuôi cũng chỉ là cái cớ cướp công của ta!… Thực ra, khi đánh nhau với chằn tinh và giết nó, ta đâu nghĩ đến việc lập công, lĩnh thưởng. Ta chỉ vì tự vệ và nếu vì tự vệ mà giúp mọi người trừ được một mối hại lớn thì cũng là một việc làm phúc to cho đời rồi.
Tệ nhất là việc Lý Thông hại ta khi cứu công chúa Quỳnh Nga. Thật không ngờ hắn lại nỡ lấy đá lấp hang để không cho ta trở về. Cũng may là thế giới rộng lớn, đường đi muôn ngả và ta được làm quen với con vua Thủy Tề. Người dưới thủy cung thật chân thành và tốt bụng. Khi ra ve con biếu ta cây đàn làm bạn.
Cho đến bây giờ ta vẫn không hiểu tại sao quan quân lại tìm thấy vàng bạc của vua ở nơi gốc đa của ta. Rất có thể là kẻ nào muốn hãm hại ta mà bày ra chuyện dó. Biêt dâu việc này lại không dính với âm mưu của Lý Thông?
Tâm địa Lý Thông thì đã rõ rồi nhưng tại sao công chúa Quỳnh Nga im lặng? Nàng ốm hay đi đâu? Ta rất tin vào tấm lòng trong trắng, chân thật của nàng. Chắc là nàng bị bưng bít, bị lừa gạt chi đây?
Buồn quá. Ta ôm cấy đàn và đánh lên mấy tiếng. Lạ chưa, tiếng đàn ngân nga thành bài:
Đàn kêu tích tịch tình tang
Ai đem công chúa dưới hang trở về?…
Số phận ta rồi sẽ ra sao? Chẳng lẽ bọn Lý Thông vẫn tiếp tục làm mưa làm gió, hăm hại người tốt măi hay sao?
Hãy tưởng tượng kể chuyện cô Tấm (trong truyện cổ tích “Tấm Cám”) đang ở nhà bà hàng nước, nhớ nhà, nhớ vua mong được đoàn tụ.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Tấm trong quả thị rất đỗi cảm động.
2. Thắt nút
– Những khi bà cụ đi chợ vắng, làm xong mọi việc trong nhà, Tấm cảm thấy lòng mình vừa vui vừa buồn.
những câu chuyện tưởng tượng hay nhất được tổng hợp bởi Thiết Kế NTX, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!
Dạng bài kể chuyện tưởng tượng
DẠNG BÀI KẾ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I – MỘT SỐ ĐỂ BÀI
1. Thay lời nhân vật Lang Liêu kể lại câu chuyện Sự tích bánh chưng, bánh giầy.
2. Đóng vai Lạc Long Quân kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên.
3. Bà mẹ của Gióng kể chuyện về cuộc đời của Thánh Gióng.
4. Tưởng tượng và kể chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng theo một kết thúc khác. ‘
5. Em đã được gập nhân vật Thạch Sanh trong cổ tích cùng tên. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ đó.
6. Kể một câu chuyện tưởng tượng mà nhân vật là con vật.
7. Ngày cuối cùng của học kì một, quyển sách Ngữ văn 6, tập một của một bạn học sinh đã có dịp gặp và nói chuyện với quyển sách Ngữ văn 6, tập hai. Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện đó.
8. Một ngày, trong khi thu dọn tủ quần áo, em đã gặp lại cải áo cũ của mình hồi còn bé. Một cuộc trò chuyện giữa em và cái áo đã diễn ra. Hãy kể lại chuyện đó.
9. Một cái bàn cũ và một cái bàn mới gặp nhau ở hành lang lớp học. Theo em, chúng sẽ nói chuyện gì với nhau. Hãy tưởng tượng và kể lại.
10. Hai cái cây trong sân trường nói chuyện với nhau.
11. Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi mãng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,…
12. Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trỏ’ thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết xem ngài khuyên em như thế nào ?
13. Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị và rắc rối gì ? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người ?
14. Trong nhà em có ba phương tiện : ô tô, xe đạp và xe máy. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào ?
15. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
II – MỘT SỐ DÀN BÀI
Đề 1 : Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với một cây xanh trong sân trường.
1. Mục đích, yêu cầu
– Qua cuộc trò chuyện với cây xanh trong sân trường, em có thể kể về những kỉ niệm với cây, vai trò của cây xanh với khung cảnh trường và môi trường.
– Để kể được câu chuyện này, các em cần dùng nhân hoá một cách tự nhiên.
2. Dàn ý
Mở bài :
Giới thiệu hoàn cảnh gặp và trò chuyện với cây, ví dụ :
Ngồi dưới gốc cây chờ mẹ đón và bỗng nghe tiếng cây hỏi chuyện.
Hoặc làm gãy cành cây và có cuộc trò chuyện.
Thân bài :
– Cây kể những điều biết về bạn học sinh (nhân vật “tôi”).
– “Tôi” hỏi chuyện cây :
– Cây nói về cuộc đời của nó.
– Cây nói suy nghĩ của về nhà trường, về học sinh của trường…
– Cây nói về ước mơ của nó.
Kết bài :
– Chia tay với cây (ví dụ : Mẹ đến đón.).
– Hiểu mỗi cây có cuộc sống riêng, cần chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
– Tưởng tượng mai sau, khi trở lại thăm trường, thăm cây.
Đề 2 : Tưởng tượng, kể lại cuộc tranh công của những quyển sách giáo khoa.
1. Mục đích, yêu cầu
– Khuyên học sinh cần nhận ra vai trò của từng môn học và coi trọng tất cả các môn học.
– Để kể được chuyên này, các em cần dùng nhân hoá và tạo được hoàn cảnh gặp gỡ hợp lí cho các nhân vật.
2. Dàn bài
Mở bài :
– Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
– Có thể những quyển sách trên giá sách trò chuyện
– Có thể những quyển sách trong cặp, chuẩn bị cho buổi học ngày mai.
Thân bài : ‘ . s
– Sách Ngữ văn khoe về vai trò của mình :
– Giúp học sinh có hiểu biết về văn chương.
– Làm cho tâm hồn học sinh thêm phong phú.
– Có thêm vốn tiếng Việt phong phú, ehính xác.
– Thực hành nói, viết qua Tập làm văn.
– Sách Toán :
– Giúp học sinh biết tính toán, điều rất cần trong cuộc sống.
– Rèn tư duy chính xác, khoa học…
– Sách Vật lí cũng tranh luận về vai trò của mình.
– Sách Sinh học kể về những điều thú vị mà nó mang lại cho học sinh.
– Sách Lịch sử,…
Kết bài :
– Bạn học sinh lên tiếng can ngăn : khẳng định công lao của mỗi cuốn sách.
– Phân tích để thấy : học sinh cần học tốt tất cả các môn học, mỗi cuốn sách có vị trí riêng nhưng chỉ có ý nghĩa giúp bạn học sinh trở thành người toàn diện khi cùng biết kết hợp với nhau.
Đề 3 : Tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, xe lội nước,…
1. Mục đích, yêu cầu
– Phát huy trí tưởng tượng để tạo ra một câu chuyện mới trên cơ sở câu chuyện đã có.
– Ca ngợi sức mạnh chống thiên tai của con người, việc chống lũ lụt cho đến nay vẫn tiếp tục.
– Biết dùng cách nhân hoá.
2. Dàn bài
Mở bài:
– Giới thiệu cuộc giao chiến.
– Xưa, Sơn Tinh và rrhuỷ Tinh đã giao chiến vì Mị Nương. Thuỷ Tinh thua nhưng hằng năm yẫii dâng nước đánh Sơn Tinh và lại thua… bao đời vẫn thế.
– Thế kỉ XX, Thuỷ Tinh vẫn tiếp tục dâng nước đánh Sơn Tinh.
Thân bài :
– Sơn Tinh chuẩn bi ứng phó với Thuỷ Tinh :
– Sơn Tinh được trung tâm khí tượng thông báo về khả năng dâng nước của Thuỷ Tinh.
– Sơn Tinh họp bàn chuẩn bị phương tiện và lập kế hoạch chống bão lũ…
– Thuỷ Tinh dâng nước :
– Thuỷ Tinh ở dưới sâu, không hiểu sự phát triển của mặt đất.
– Thuỷ Tinh dâng nước, cảnh bão lũ khủng khiếp.
– Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh :
– Sơn Tinh dùng di động, dùng Internet chỉ huy quân tướng chống lại Thuỷ Tinh, cứu người dân vùng lũ.
– Sơn Tinh điều xe lội nước tiếp tế, cứu dân vùng lụt. Máy bay trực thăng cấp cứu người bị nạn, tiếp tế lương thực, đưa quân ứng cứu…
– Xe ủi, xe ben… được huy động củng cố vùng bị đe doạ,…
– Cuộc giao chiến kết thúc :
– Nước rút, cảnh tan hoang,…
– Tâm sự của Sơn Tinh.
Kết bài:
– Kêu gọi người dân phòng chống lũ cùng Sơn Tinh.
Xem thêm: Hinh Anh Tho San Thanh Phô, 5 Style Nổi Bật Của 'Thợ Săn Thành Phố'
– Niềm tin vào sức mạnh của con người.