(VOH) - Câu đố logic không đơn giản là một trò chơi giải trí thông thường mà nó còn giúp chúng ta tư duy, rèn luyện trí não một cách hiệu quả.

Bạn đang xem: Những câu đố suy luận logic


Có thể hiểu logic là một lập luận liên kết từ ngữ lại với nhau nhằm tìm ra lời giải hợp lý cho các câu hỏi. Do đó, câu đố logic là một phương thức luyện tập khoa học giúp nâng cao khả năng suy nghĩ và IQ của mỗi người. 


1. Những câu đố logic hóc búa

Ngày nay, các bạn trẻ thích thử tài trí não bằng những câu đố logic. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình những câu đố hay và hóc búa, hãy cùng thử sức giải những câu đố dưới đây nhé!

1.1. Câu đố 1

Có ba nhà triết gia Hy Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng nực nên đã nằm ngủ dưới gốc cây trong vườn của Viện Hàn lâm. Có mấy thợ thông lò đi qua tinh nghịch đã bôi nhọ lên trán cả ba triết gia. Khi ba nhà thông thái tỉnh dậy, họ nhìn nhau và cùng phá lên cười.

Ai cũng yên chí rằng chỉ có hai người kia bị nhọ và họ cười nhau, còn mình thì cười họ. Thế nhưng, trong khoảnh khắc, một triết gia không cười nữa vì ông ta suy đoán ra trên trán ông ta cũng bị nhọ. Vậy nhà thông thái đó suy luận như thế nào?

ĐÁP ÁN

Nhà thông thái đó đã suy luận như sau:

Ai cũng cười vì tưởng trán mình không nhọ, hai người kia cười nhau còn mình thì cười họ. Thế nhưng, nếu trán tôi không nhọ thì hai người kia đều sẽ phát hiện được ngay trán mình bị nhọ. Chẳng hạn người thứ ba, khi thấy người thứ hai cười anh ta biết ngay là cười anh ta chứ không phải cười tôi (vì tôi không bị nhọ). Trong thực tế hai người kia đều cười và không phát hiện ra trán mình bị nhọ.

Vậy trán tôi cũng bị nhọ.

1.2. Câu đố 2

Có hai chàng trai Kozak là Grisko và Oponos đều là những kỵ sỹ tài ba. Trong các cuộc thi khi người này, khi thì người kia thắng, nhưng ai phi ngựa nhanh hơn, các cuộc tranh luận đều không phân giải được. Cuối cùng Grisko đề nghị một cuộc thi: Ngựa của ai về sau thì người đó thắng. Oponos chấp thuận.

Cuộc thi như vậy được tổ chức, người xem khá đông. Khi trọng tài nổ súng phát hiệu lệnh thì lạ thay, cả hai kỵ sĩ đều chỉ đứng nguyên ở vị trí xuất phát. Khán giả chờ đợi, hò hét huyên náo. Xem ra cuộc thi không bao giờ chấm dứt. Vừa lúc đó có một cụ già tóc bạc đi tới.

Thấy chuyện lạ, cụ hỏi, người ta nói cho cụ hiểu thì cụ lớn tiếng nói: Xin quý khán giả hãy bình tĩnh, tôi sẽ nói thầm một điều với cả hai kỵ sỹ thì họ sẽ phi như bay về đích cho mà xem. Quả vậy, cụ già gọi hai chàng trai đến bên cụ, cầm lấy tay họ và nói thầm vào tai từng người. Khi cụ bỏ tay họ ra thì cả hai kỵ sỹ đều chạy như bay tới ngựa, nhảy lên và phóng như bay về đích. Cuối cùng, người thắng vẫn là người có ngựa về sau. Vậy cụ già đã nói thầm điều gì với cả hai kỵ sĩ?

ĐÁP ÁN

Thông qua việc làm của cụ già và hành động 2 kỵ sĩ phi như bay về đích ta thấy một khả năng có thể mà cụ già đã nói thầm với từng kỵ sĩ trước khi buông tay họ ra là: “Hãy nhảy lên ngựa của đối phương mà phi về đích trước”.

Và như thế, khi cụ già buông tay họ ra thì ai nấy đều chạy nhanh đến ngựa của người kia, nhảy lên và phóng về đích trước, cốt sao ngựa mình về sau.

1.3. Câu đố 3

Tiến hành một trò chơi, các em thiếu niên chia làm hai đội: quân xanh và quân đỏ. Đội quân đỏ bao giờ cũng nói đúng, còn đội quân xanh bao giờ cũng nói sai.

Có ba thiếu niên đi tới là An, Dũng và Cường. Người phụ trách hỏi An: “Em là quân gì?” An trả lời không rõ, người phụ trách hỏi lại Dũng và Cường: “An đã trả lời thế nào?” Dũng nói “An trả lời bạn ấy là quân đỏ”, còn Cường nói: “An trả lời bạn ấy là quân xanh.” Hỏi Dũng và Cường thuộc quân nào?

ĐÁP ÁN

Khi người phụ trách hỏi An: “Em là quân gì ?”, thì An chỉ có thể trả lởi: “Em quân đỏ”.

Thật vậy, nếu An quân đỏ thì sẽ trả lời đúng “Em quân đỏ”, còn nếu là quân xanh thì sẽ trả lời sai cũng là “Em quân đỏ”. Từ đó suy ra ngay Dũng quân đỏ, Cường quân xanh.

1.4. Câu đố 4

Ở một vương quốc nọ có ông vua tàn ác. Ông ta không muốn người lạ vào lãnh thổ của mình nên ra lệnh cho tất cả các lính biên phòng phải thi hành một đạo luật sau: “Bất kỳ một người nước khác lọt tới đều phải trả lời câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?” Nếu người đó trả lời đúng thì đem dìm xuống nước, nếu trả lời sai thì đem treo cổ.”

Một lần, có một người nông dân nước láng giềng vô tình đến một trạm biên phòng. Người lính ra câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?” và chuẩn bị hành tội anh ta. Thế nhưng người nông dân thông minh đó đã trả lời một câu mà người lính biên phòng không thể xác định được đúng hay sai để hành tội anh ta theo đạo luật của nhà vua. Vậy người nông dân đó đã trả lời như thế nào?

ĐÁP ÁN

Khi người lính hỏi: “Vì sao anh tới đây?”, nếu người nông dân trả lời: “Tôi đến đây để anh treo cổ tôi lên” thì người lính sẽ không biết xử trí ra sao với người nông dân theo đạo luật của nhà vua.

Thật vậy: Nếu đem treo cổ, nghĩa là người nông dân nói đúng, theo đạo luật của nhà vua phải dìm anh ta xuống nước. Nếu đem dìm xuống nước, nghĩa là người nông dân nói sai, theo đạo luật nhà vua lại phải đem treo cổ.

Đằng nào cũng khó xử cả.

 

1.5. Câu đố 5

Trước đây ở một nước Á đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: Thần Sự Thật (luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối). Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người tới thỉnh cầu. Nhưng vì hình dạng của các thần hoàn toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không tin. Một triết gia từ xa đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:

Giới thiệu+ Các dịch vụ+ Đào tạo doanh trí+ Tin tức+ Thư viện hình ảnh+

Hệ thống website chạy tốt trên IE8, IE9, IE10, Chrome 10 trở lên, FF4 trở lên, Safari 5 trở lên


Ba câu đố suy luận đòi hỏi tư duy logic

Bạn làm thế nào để chia bộ bài thành hai phần với số lá bài lật ngửa bằng nhau, biết tổng lá bài lật ngửa là 13?

Câu 1: Những lá bài

*

Một người bạn đưa cho Adam 52 lá bài, trong đó có 13 lá ngửa và phần còn lại lật úp. Các lá bài được sắp xếp theo trật tự ngẫu nhiên. Adam bị bịt mắt và không thể nhìn thấy gì. Anh ta cần chia chúng thành hai phần với số lá bài ngửa bằng nhau.Adam giải quyết như thế nào?

Câu 2: Jack, sư tử, cừu và bó cỏ

*

Jack có một con sư tử, một con cừu và một bó cỏ. Jack muốn băng qua một con sông, nhưng chỉ có một chiếc thuyền và mỗi lần anh ta chỉ được chở theo một thứ (sư tử, cừu hoặc bó cỏ). Jack phải đảm bảo rằng sư tử không ăn thịt cừu và cừu không ăn mất bó cỏ khi tất cả chưa ở bên kia bờ sông.

Làm thế nào để Jack, hai con vật và một bó cỏ đều qua được sông an toàn?

Câu 3: Nhân viên bán vé

*

Một người đàn ông câm điếc đến quầy bán vé ở ga tàu điện ngầm. Mỗi vé có giá 50 cent. Người đàn ông đưa 1 USD và nhân viên bán vé trao cho ông ta hai vé ngay lập tức.Hỏi tại sao cô biết người đàn ông muốn mua hai vé?

Đáp án:

Câu 1:

*

Adam chỉ cần lấy 13 lá bài trên cùng và lật ngược chúng lại. Anh ta sẽ có hai phần với số lượng lá bài ngửa bằng nhau.

Nếu không tin, bạn hãy thử kiểm tra bằng ví dụ sau:

Lấy 13 lá bài trên cùng và giả sử có 9 lá ngửa trong đó, đống còn lại sẽ chỉ có 4 lá ngửa. Nếu bạn lật tệp bài đầu tiên lên, 4 lá bài trong số đó sẽ ngửa và 9 lá sẽ lật úp.

Câu 2:

*

Kế hoạch qua sông của Jack như sau:

- Đưa con cừu qua sông rồi một mình quay về.

- Đưa bó cỏ sang rồi đưa con cừu quay về cùng.

- Đưa sư tử sang rồi một mình quay về.

- Đưa con cừu cùng sang sông.

Như vậy, tất cả đều được an toàn.

Xem thêm: Viết bài văn biểu cảm nghĩ về một người bạn thân lớp 7, biểu cảm về người bạn thân của em lớp 7

Câu 3:Người đàn ông câm điếc đã đưa bốn tờ 25 cent để nhân viên biết rằng ông ta cần hai vé. Nếu không, ông sẽ chỉ đưa hai tờ 25 cent.