Bấm tay coi chỉ đo lường mà trước sau
Xưa người ước lúa ước trâu
Nay ta ước khác ước xe hơi nhà lầu!Mưa dầm thấm đất ướt lâu
Bắt con dế nhũi ra đồng mà cắm câu
Trên đời khổ trước sướng sau
Hôm nay cố gắng biết đâu sau này giàu!Còn thời cưỡi ngựa bắn cung
Hết thời đi bộ lấy dây thun mà bắn ruồi (bắn ruồi)Còn thời người người săn đuổi
Hết thời lủi thủi một mình mà tới lui
Đời người là chu kỳ
Sinh trụ hoại diệt
Cũng không phải tu gì
Mà lẽ thường tình thì phải biết
Ngày nào còn homie đông đủ đại tiệc
Mà giờ thì một mình lonely không ai rủ ngại thiệt
Và có nhiều lúc mình trách móc sao cuộc sống này dối gian
Trách bà bán tạp hóa gần xóm đã từng là mối mang
Trách thằng homie tao coi mày là bạn
Sao mày bỏ tao ra đi khi mà tao đang hoạn nạn
Bởi người ta thường nói đúng
Dậu đổ thì bìm leo
Chiều nay mà tao trúng số thì mày đừng có mà tìm tao nha
Tận cùng nỗi đau có khi là sự sung sướng
Và ông trời sẽ không bao giờ để một ai phải cùng đường(Nhớ nha)Trưa nằm nhắm mắt vuốt râu
Bấm tay coi chỉ đo lường mà trước sau
Xưa người ước lúa ước trâu
Nay ta ước khác ước xe hơi nhà lầu!Mưa dầm thấm đất ướt lâu
Bắt con dế nhũi ra đồng mà cắm câu
Trên đời khổ trước sướng sau
Hôm nay cố gắng biết đâu sau này giàu!
Bà già ngồi nhai trầu
Đầu bạc hai màu
Ngồi nghe đài radio
Đời dãi dầu bà già gãi đầu
Bà già đánh lô đề giải sầu
Hôm qua nằm chiêm bao thấy bữa nay mình trúng mánh
Sáng đi uống cà phê đá nhẹ tô bún khoanh
Chăm thêm điếu Jet đại bàng tung cánh
Nhịp dò theo ban nhạc
Miền cực lạc của Nguyễn Trọng Danh
Bởi đời này lên voi xuống chó có mấy hồi
Đừng vì một chút thành công nhỏ nhoi mà gáy vội
Cơm trắng ở trên còn cơm cháy ở dưới đáy nồi
Còn cái ghế mày bỏ quên là có thằng khác nó lấy ngồiẤy rồi thầy bói nói dối mà ăn tiền
Đời hên xui may rủi đó là chuyện mà chẳng riêng
Không bỏ công mà cứ muốn được ăn liền
Thì chỉ có mà ăn năn nhà thương điên mà thẳng tiến
Tao có thằng bạn hồi đó nhà nó nghèo
Da nó đen nó xấu mà nói chung là nhìn nó bèo
Đã xấu còn không có tiền
Hai mấy tuổi đầu hổng nhỏ nào đâu
Gia tài ông bà để lại chỉ có bầy vịt với mấy con heo
Rồi bữa đó nó giận quyết chí đi làm ăn xa
Người ta làm ngày 8 tiếng còn nó cần tiền nên làm tăng ca
Mới trôi qua một năm nó đã có tiền làm hàm răng giả
Rồi bước sang năm thứ hai nó đã có tiền để tẩy trắng da
Bây giờ mày nhìn nó khác lớ quớ là nhìn không ra
Tiền nó để trong két lâu lâu gửi về lo cho ổng bả
Nó bỏ luôn căn nhà lá tính xây lại một cái villa
Ghệ nó toàn thứ dữ đầy đủ vòng một vòng hai vòng ba
Bởi dị cuộc đời thay đổi biết đường đâu mà lần
Hồi đó nhìn nó mắc ói Có ai đâu mà thân
Bây giờ nó đi tới đâu thì có anh em bạn bè tới đó
Hồi đó không có bà con uhhhh bây giờ mới có
How to Format Lyrics:Type out all lyrics, even repeating song parts like the chorus
Lyrics should be broken down into individual lines
Use section headers above different song parts like
If you don’t understand a lyric, use >
To learn more, check out our transcription guide or visit our transcribers forum
Có hai loại người, những người làm việc và những người giành được lời khen ngợi. Hãy cố tham gia vào nhóm đầu tiên, ở đó ít cạnh tranh hơn.
(Indira Gandhi)
***
Có một lần, cô cháu gái 12 tuổi ưa vẽ vời của tôi thổ lộ rằng lớn lên cô muốn làm thợ may. Khi ấy, tôi đùa "Phải trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng chứ. Làm thợ may chán chết!" Nhưng cô bé cương quyết: "Con không muốn nhà thiết kế nổi tiếng. Con muốn là thợ may". Chị họ tôi ngán ngẩm lắc đầu "Giờ thì nói gì cũng được, chứ mai mốt lớn mà đòi làm thợ may là không được đâu nghe con".
Bạn đang xem: Còn thời cưỡi ngựa bắn cung
Nhưng tôi, nhìn đôi mắt trong veo kiên định của cháu và giật mình. Cơ sở nào để người ta xếp loại nghề nghiệp này là tầm thường, còn nghề nghiệp kia là vinh quang? Vì số tiền kiếm được? Vì trình độ học thức mà nó đòi hỏi phải có? Hay vì danh tiếng?

Khi còn trẻ, chúng ta thường gắn ước mơ của mình với hai chữ "nổi tiếng". Có lẽ Byron nói đúng "Danh tiếng là cơn khát của tuổi trẻ". Muôn đời. Nhưng, có khi nào cơn khát đó dẫn chúng ta đi lạc đường hay không?
Tôi ra về và nghĩ đến ước mơ thợ may của cháu tôi. Mơ ước làm thợ may không ngăn cản ta học hỏi để may những bộ áo chuẩn mực như các hãng thời trang hạng nhất. Nếu bạn muốn hai thứ: thợ may và danh tiếng, bạn có thể trở thành một thợ may xuất sắc, rồi danh tiếng sẽ đến sau đó. Nhưng ước mơ của cháu tôi chỉ là thợ may thôi. Mơ ước làm thợ may, không có nghĩa chính xác là chỉ mở một tiệm may nhỏ xíu kề bên khu chợ nhỏ xíu ở một trị trấn nhỏ xíu nào đó. Nhưng nếu đó là tất cả những gì cô bé muốn, cắt và may những bộ áo đẹp cho người khác, thì có gì sai?
Nếu đó là những gì bạn muốn, chứ không phải là những gì chán ngắt mà bạn bắt buộc phải làm.
Tôi có một người bạn, từng là một học sinh giỏi, tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, rồi học thạc sĩ ở nước ngoài, và bây giờ, anh trở về mảnh đất của cha mình ở một vùng quê hẻo lánh để trồng những cây ăn trái, suốt ngày xắn quần xới gốc và tưới cây. Có người nói với tôi rằng như vậy thật là phung phí bao nhiêu năm ăn học. Nhưng bạn tôi, chính bạn, biết rằng những năm tháng ấy không hề phung phí, và trở lại làm một người nông dân không hề là một bước lùi. Những trái cây anh trồng là loại quả sạch tốt cho sức khỏe và có chất lượng hảo hạng.
Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có người mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người mơ ước gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay quá xa và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối.
Tôi nhận ra rằng, thực ra, mục tiêu của ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.
Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào là tầm thường cả. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học là để mình có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó kiếm về cho mình thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

Mỗi một con người đều có vai trò của mình trong cuộc đời này và đều đáng được ghi công. Đó là lý do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ chúng ta, phần đông, làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.
Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học đoạt giải Nobel thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau muống? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?
Phần đông chúng ta cũng sẽ là những người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vượt lên từng ngày. Bởi luôn luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường. Nghề báo khiến tôi gặp gỡ nhiều người nổi tiếng và tôi nhận ra rằng danh tiếng giống như tháp Bayon, người ta phải đi một vòng mới nhìn thấy hết các mặt của nó. Danh tiếng, với một số người, là mục tiêu duy nhất của cuộc đời. Nhưng với vài người khác, sự nổi tiếng giống như một tai nạn, xảy ra ngoài ý muốn và chẳng mang đến điều gì tốt đẹp.
Đôi khi người ta xem danh tiếng là phần thưởng đáng giá cho công việc. Nhưng cũng có người nói rằng danh tiếng chỉ là món hàng khuyến mãi không mấy hữu dụng khi họ được làm điều họ yêu thích. Và bởi thế, khi rũ bỏ danh tiếng, hào quang, quyền lực để trở về với cuộc sống "tầm thường", họ chẳng tiếc nuối chi.
Nhà văn Sơn Nam có lần đọc cho tôi hai câu thơ mà ông tình cờ sưu tầm được khi lang thang bên những phận người nhỏ bé: "Còn thời cưỡi ngựa bắn cung. Hết thời cúi xuống lượm(dây) thun... bắn ruồi." Oprah Winfrey có nói "Nếu bạn đạt đến danh vọng mà vẫn chưa hiểu được mình là ai, thì chính danh vọng sẽ xác định bạn là ai". Như vậy, danh vọng là thứ chỉ nên có khi ta hiểu được mình và điều khiển được nó. Điều khiển được nó nghĩa là cầm lên được, đặt xuống cũng được. Bởi danh tiếng có lừng lẫy ra sao, địa vị có cao sang đến thế nào, thì cũng sẽ có lúc ta phải rời yên xuống ngựa. Ai trong chúng ta đủ ngốc nghếch để tin rằng mình có thể giương cung được mãi?
Hosokawa Morihiro từng là Thủ tướng Nhật Bản mới cách đây vài nhiệm kỳ, nhưng đến năm 60 tuổi, ông rời chính trường và về sống ở một thung lũng thuộc tỉnh Kanagawa. Tại đó, ông trồng rau và học làm gốm. Hosokawa nói một trong những điều ông thích ở nghề gốm là nó khiến ta chỉ tập trung vào cái ta đang thực hiện và "một khi tôi đã quyết chuyện gì là tôi theo đuổi cho tới cùng". Ông học làm gốm từ cơ bản và chỉ làm những tách trà nhỏ theo kiểu xưa, nhưng ông làm rất chuyên tâm, và cuối cùng đã tổ chức triển lãm những tác phẩm gốm của mình như một nghệ sĩ thực thụ.
Xem thêm: Lee sung kyung và lee kwang soo, आपको अस्थायी रूप से ब्लॉक किया गया है
Nghệ nhân gốm Morihiro đã khiến tôi nhận ra rằng xã hội này sẽ tốt đẹp hơn không phải bởi tất cả đều trở nên danh tiếng và giàu có, mà bởi mỗi người chúng ta (dù nổi tiếng hay vô danh) làm công việc của mình một cách chuyên tâm và tự hào. Hosokawa đã là một chính trị gia tận tâm khi ở trên đỉnh cao danh vọng, và khi chỉ là một thợ gốm học việc, ông cũng vẫn tận tâm như vậy. Rốt cuộc thì đó mới chính là điều đáng để chúng ta theo đuổi: được chuyên tâm với công việc mà mình yêu thích.
Đó là bí quyết của thành công. Và đó cũng là bí quyết của hạnh phúc. Phải vậy không?