Đại sư Lý Hồng Chí - người sáng lập Pháp Luân Công (hay Pháp Luân Đại Pháp) đã được nhiều người biết đến. Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, Đại sư Lý Hồng Chí được xếp thứ 12; là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Năm 2009, Đại sư Lý vinh dự nhận giải thưởng “Nhà lãnh tụ tinh thần kiệt xuất". Ông đã có bốn lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình.

Bạn đang xem: Lý hồng chí còn sống hay đã chết

Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí đã được nhiều người biết đến.

1. Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí đắc đạo, sớm tu luyện

Trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” được xuất bản lần đầu năm 1994, có một đoạn tư liệu tiểu sử về nhà sáng lập Pháp Luân Công - ông Lý Hồng Chí - do Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công lúc bấy giờ biên soạn. Tư liệu viết rằng Đại sư Lý Hồng Chí đã bắt đầu tu luyện từ rất sớm.

Những sư phụ của Ông nói rằng họ đã theo Ông ngay từ khi Ông còn trong bụng mẹ. Chỉ đến khi lên bốn tuổi, Ông mới nhận ra là mình đang được các vị sư phụ quản.

Dựa theo “Tiểu sử Ông Lý Hồng Chí - nhà sáng lập Pháp Luân Công" do Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công biên soạn, Sư phụ thứ nhất của Ông là Pháp sư Toàn Giác; là truyền nhân đời thứ mười của một môn đại pháp đơn truyền bên Phật gia.

Ngay từ lúc mới lên mấy tuổi, Đại sư Lý đã được Sư phụ bắt đầu dạy tu tâm luyện tính nhưng không dạy các động tác ngoại hình. Giống như nhiều công pháp bí truyền khác khi dạy đồ đệ của mình, Pháp sư Toàn Giác cũng không để người bình thường gặp. Do đó, Đại sư Lý Hồng Chí tu luyện trong nhiều năm nhưng những người xung quanh không hề biết Ông là người tu luyện.

Khi tám tuổi

Năm lên tám tuổi, Đại sư Lý thấy trong mắt mình như có thêm thứ gì đó. Dần dần, Ông có thể nhìn thấy rõ ràng ba chữ: “Chân - Thiện - Nhẫn". Trong khi những người khác nhìn không thấy thì Ông có thể thấy bất cứ lúc nào.

Sư phụ của Ông bảo rằng “Chân" chính là làm việc chân; nói lời chân; không nói dối; không lừa dối; làm sai thì không che đậy; tương lai sẽ đạt được “phản bổn quy chân". “Thiện" chính là có tâm từ bi; cảm thông và trợ giúp kẻ yếu; không bắt nạt người khác; lấy việc giúp người làm vui; làm nhiều việc tốt. “Nhẫn" chính là trong khó khăn hay chịu khuất nhục thì vẫn giữ được tâm thái khoan dung, vững vàng; không oán hận, không nhớ báo thù; có thể chịu được cái khổ trong khổ; có thể nhẫn được những việc mà người bình thường khó có thể nhẫn nổi.

Luyện xuất được đại thần thông

Từ khi tám tuổi, Đại sư Lý Hồng Chí đã có được đại thần thông. Khi chơi trốn tìm với các bạn, Ông chỉ cần nghĩ “người khác không thể nhìn thấy tôi" thì người khác sẽ không thể phát hiện ra Ông; ngay cả khi chiếu đèn pin trúng vào mặt Ông thì cũng không nhìn thấy được...

Trong bốn năm học tiểu học, có một lần Ông để quên cặp sách ở trường mà cổng trường đã khoá rồi. Ông mới nghĩ muốn vào bên trong thì thấy đã lọt vào trường rồi; nghĩ thêm nữa, thì thấy đã lấy cặp sách và ra khỏi trường. Khả năng “xuyên tường" này khiến Ông rất ngạc nhiên.

Năm lên 12 tuổi, Pháp sư Toàn Giác nói với Ông rằng sẽ có những vị sư phụ khác đến; và truyền thụ cho Ông những tinh hoa trong môn của họ.

Ngay từ thuở thiếu thời, Đại sư Lý Hồng Chí đã luyện được công phu đạt đến cảnh giới thượng thừa của thế gian pháp.

2. Đại sư Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Công ra công chúng

Năm 1991, Đại sư Lý Hồng Chí chuẩn bị truyền xuất Pháp Luân Công ra xã hội. Nhưng thực ra trước đó, từ năm 1984, Ông đã bắt đầu đưa Pháp Luân Công - pháp môn vốn được đơn truyền qua các đời - truyền cho một số đồ đệ được chọn để tu luyện bí mật; đồng thời Ông cũng chỉnh sửa để phù hợp hơn với con người hiện đại trong cuộc sống bận rộn ngày nay.

Đến năm 1989, khi công pháp đã thành hình, để bảo đảm không còn gì sơ suất, Đại sư đã nhận một số đồ đệ trong phạm vi nhỏ.

Sau hai năm, các đồ đệ này của Ông đều đạt đến tầng thứ rất cao. Ví dụ: nếu như ở trong các công pháp khác, muốn đạt đến trạng thái “tam hoa tụ đỉnh" thì phải cần đến mười mấy năm hoặc mấy chục năm; nhưng những đồ đệ của Ông chỉ cần hai năm là đã đạt được đến trình độ ấy.

Trước khi lớp học Pháp Luân Công đầu tiên được mở, Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc lúc bấy giờ dựa trên cơ sở khảo sát cẩn thận đã hoàn toàn khẳng định công lý và công pháp của Pháp Luân Công; tiếp nhận Pháp Luân Công vào trong các công phái trực thuộc.

3. Pháp Luân Công mở rộng tại Trung Quốc

Rất nhiều người đã thu được lợi ích từ sức khỏe thể chất đến tinh thần; từ gia đình đến công việc và các mối quan hệ khác khi học Pháp Luân Công. Hiệp hội Khí công các địa phương tại Trung Quốc thời bấy giờ đã mời Đại sư Lý Hồng Chí đến mở các khóa giảng Pháp và truyền công tại địa phương mình.

3.1. 56 lớp học Pháp Luân Công được mở ra tại Trung Quốc

*
Khóa giảng Pháp Luân Đại Pháp của Đại sư Lý Hồng Chí tại TP. Vũ Hán năm 1993. (Ảnh: vn.minghui.org)

Tổng cộng, trong khoảng thời gian đó, Đại sư Lý Hồng Chí đã đích thân giảng dạy Pháp Luân Công tại 23 tỉnh, thành phố của Trung Quốc; gồm: Trường Xuân; Bắc Kinh; Sơn Đông; Thái Nguyên; Vũ Hán; Quảng Châu; Trùng Khánh; Thiên Tân; Thành Đô; Cáp Nhĩ Tân... Thượng Hải (thành phố hiện đại và lớn nhất Trung Quốc) không có lớp nào.

*
Đại sư Lý Hồng Chí giảng Pháp Luân Đại Pháp tại sân vận động Hoàng Đình, TP. Tế Nam, tỉnh Sơn Đông năm 1994. (Ảnh: vn.minghui.org)

3.2. Xuất bản sách và băng hình hướng dẫn tập Pháp Luân Công

Tháng 4/1993, cuốn sách “Pháp Luân Công Trung Quốc" của Đại sư Lý Hồng Chí được Nhà xuất bản Hữu nghị và Văn hoá Quân đội xuất bản và phát hành.

Tháng 9/1994, băng hình hướng dẫn tập công do Đại sư Lý Hồng Chí đích thân làm mẫu được Trung tâm Nghệ thuật Điện ảnh Bắc Kinh phát hành.

Được trải nghiệm những thay đổi to lớn về thân thể và tinh thần, hơn 60.000 người theo học các lớp học thuở đầu đã giới thiệu Pháp Luân Công đến bạn bè; người thân; rồi lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng, xã hội. Pháp Luân Công nhanh chóng được người dân khắp nơi ở Trung Quốc thực hành.

Mùa xuân năm 1996, sách “Chuyển Pháp Luân" của Sư phụ Lý Hồng Chí - cuốn sách chính của Pháp Luân Công - đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất (best-seller) tại Trung Quốc.

*
Cuốn sách "Chuyển Pháp Luân". (Ảnh: vn.minghui.org)

3.3. Truyền thông Trung Quốc khen ngợi Pháp Luân Công

Trong vòng 7 năm (từ tháng 5/1992 đến tháng 7/1999), Bộ Công an Trung Quốc đã thực hiện một cuộc điều tra nội bộ. Theo số liệu từ cuộc điều tra này, đã có khoảng 70 - 100 triệu người dân Trung Quốc học Pháp Luân Công.

*

Các kênh truyền thông bao gồm: Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV); đài phát thanh; các tờ báo lớn nhỏ... đều dành những lời khen ngợi cho Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công.

Đánh giá của Tổng cục Thể thao Trung Quốc về Pháp Luân Công
*
Ông Ngũ Thiệu Tổ tới TP. Trường Xuân xem học viên Pháp Luân Công luyện công. Dòng chữ trên banner màu trắng: "Pháp Luân Đại Pháp". (Ảnh: vn.minghui.org)

Sau khi điều tra, đội trưởng Khâu Ngọc Tài kết luận: “Qua điều tra, chúng tôi thấy có hơn 10.000 người đang tập Pháp Luân Công ở Trường Xuân; trong đó có các giáo sư đại học và các quan chức cấp cao. Từ các công nhân cho tới những người trí thức; tất cả mọi người đều có vẻ đã được hưởng nhiều lợi ích từ môn tập này. Chúng tôi cho rằng Pháp Luân Công thật sự hiệu quả trong việc đề cao sức khỏe; ổn định xã hội; và giúp tăng cường đạo đức. Chúng ta nên nhận thức đầy đủ các tác dụng của Pháp Luân Công.

4. Pháp Luân Công được Đại sư Lý Hồng Chí truyền ra thế giới

*
Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã mời Đại sư Lý Hồng Chí đến giảng Pháp truyền công. (Ảnh: vn.minghui.org)

Kể từ đó, Đại sư chỉ giảng Pháp, không truyền dạy các bộ công pháp nữa. Người học muốn học các bài công pháp thì học theo băng thu hình; sách; hoặc học ở các điểm luyện công.

Trong các năm từ 1995 đến 1999, Đại sư Lý Hồng Chí đã có những buổi giảng Pháp tại: Hoa Kỳ; New Zealand; Úc, Canada; Thuỵ Sĩ; Đức; và Singapore.

Ngay từ khi bắt đầu được truyền ra, Pháp Luân Công luôn nhấn mạnh rằng việc tu luyện là hoàn toàn tự nguyện; không có cơ cấu tổ chức; không lập danh sách, không bắt buộc ai phải theo. Ai đến học hoặc rời đi đều tự do lựa chọn. Mỗi điểm luyện công đều do những người tập tự duy trì; không có lợi nhuận hay thu nhập gì.

5. Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí: 10 điều ĐCSTQ không muốn bạn biết

Bất chấp việc bị ĐCSTQ đưa vào “danh sách đen”, tên tuổi của Đại sư Lý Hồng Chí đã vượt qua biên giới của Trung Quốc; và được thế giới tôn vinh với rất nhiều giải thưởng danh giá.

5.1. Vị “Khí công sư lỗi lạc" của Trung Quốc và “Nhân tài kiệt xuất" thế giới

Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí tại Trung Quốc

Năm 1993, với sự chấp thuận của Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc được thành lập. Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc đã viết thư cảm ơn Đại sư Lý.

*
Bài báo viết về Đại sư Lý Hồng Chí trên tờ Công an Nhân dân Nhật báo. (Ảnh: vn.minghui.org)

Tháng 12/1993, Đại sư Lý nhận được bằng khen của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu người gặp nguy hiểm".

*
Chứng nhận danh dự do Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu người gặp nguy hiểm" - Bộ Công an Trung Quốc trao tặng cho Đại sư Lý. (Ảnh: vn.minghui.org)

Đại sư được mời đến giảng Pháp tại hội trường của Đại học Công an Nhân dân Bắc Kinh.

*
Đại sư Lý Hồng Chí giảng Pháp tại hội trường Đại học Công an Nhân dân Bắc Kinh. (Ảnh: vn.minghui.org) Vinh danh tại Hội chợ Sức khoẻ Đông Phương

Trong hai lần tham gia Hội chợ Sức khỏe Đông Phương tại Trung Quốc năm 1992 và 1993, Pháp Luân Đại Pháp đều nổi bật nhất và nhận được nhiều giải thưởng.

Tại lần hội năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp được vinh dự là “Minh tinh công phái".

Tại hội chợ năm 1993, Đại sư Lý được trao tặng giải thưởng danh giá nhất: “Giải thưởng Khoa học Liên ngành Tiên Tiến”; “Giải thưởng Vàng đặc biệt"; và được vinh danh là “Đại sư khí công được quần chúng hoan nghênh nhất”.

*
Những giải thưởng trao tặng cho Đại sư Lý Hồng Chí tại Hội chợ Sức khỏe Đông phương, Trung Quốc. (Ảnh: vn.minghui.org) Các khoá học của Đại sư Lý tại Trung Quốc thu học phí thấp nhất

Những kỷ niệm về khoá học Pháp Luân Công tại Trung Quốc được các học viên kể lại như một phần truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí.

Khoá học Pháp Luân Công có mức phí rẻ nhất trong số các môn khí công ở Trung Quốc.

Khi tham gia lớp học của những khí công sư khác, người học thông thường sẽ phải đóng 100 nhân dân tệ mỗi ngày; ít nhất cũng là 50 đồng. Trong khi đó, mỗi lớp học của Đại sư Lý Hồng Chí diễn ra 9 - 10 ngày; nhưng chỉ thu tổng cộng của mỗi người học 40 - 50 đồng tất cả. Đặc biệt, đối với người già, chỉ thu 20 đồng cho cả khóa học.

Các khóa học khí công thời bấy giờ đều do Hiệp hội Khí công địa phương đứng ra tổ chức. Nhân viên của Hiệp hội Khí công phụ trách sắp xếp địa điểm; bán vé; trả thuế… Họ trích lấy 40% thu nhập. Đại sư Lý Hồng Chí nhận 60% còn lại dùng cho chi phí ăn ở, đi lại; in ấn tài liệu; trả cho những nhân viên công tác đi cùng…

Việc Đại sư Lý thu học phí quá thấp khiến Hiệp hội Khí công ở một số địa phương không thích. Đôi lúc, họ còn phàn nàn với Đại sư nhưng Ông vẫn kiên trì chỉ thu với mức phí thấp như vậy. Để tiết kiệm tiền, Đại sư hiếm khi đi máy bay. Ông chủ yếu ăn mỳ gói và nghỉ ở những nhà khách nhỏ. Các học viên giúp Đại sư mang những bao sách nặng và tài liệu thuyết giảng; theo Ông từ thành phố này tới thành phố khác.

Thế giới trao tặng Đại sư Lý Hồng Chí rất nhiều giải thưởng
*
Chứng nhận danh dự của TP. Houston dành cho Đại sư Lý Hồng Chí. (Ảnh: vn.minghui.org)

Bắt đầu từ năm 2000, Đại sư Lý Hồng Chí được đề cử giải Nobel Hòa Bình trong bốn năm liên tiếp.

Năm 2001, Đại sư Lý Hồng Chí nhận được “Giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng” của Nghị viện Châu Âu; và “Giải thưởng Tự do Tín ngưỡng Quốc tế” của tổ chức Freedom House.

*
Giải thưởng "Tự do tín ngưỡng quốc tế" trao cho Đại sư Lý Hồng Chí. (Ảnh: vn.minghui.org)

Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, Đại sư Lý Hồng Chí được xếp thứ 12; là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời.

5.2. Đại sư Lý Hồng Chí hiện đang ở đâu?

Có nhiều người thắc mắc rằng Đại sư Lý Hồng Chí còn sống không? Hiện đang ở đâu? Sư phụ Lý Hồng Chí bây giờ ra sao?...

Trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu ở Trung Quốc, từ năm 1996, Đại sư Lý cùng gia đình đã tới định cư ở New York (Hoa Kỳ) theo chương trình “Nhân tài kiệt xuất”. Hiện nay, Đại sư Lý vẫn đang định cư tại đây.

Vì những cống hiến to lớn cho cộng đồng và xã hội, Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được rất nhiều giải thưởng, bằng khen. Từ năm 1992 đến năm 2019, Pháp Luân Đại Pháp đã được trao tặng hơn 3.600 giải thưởng và chứng nhận của các chính phủ và tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới. Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí ngày càng được nhiều người biết đến.

Hàng năm, Đại sư Lý Hồng Chí vẫn tới giảng Pháp tại Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc thể hội của các học viên Pháp Luân Công được tổ chức ở Mỹ; như năm: 2018, 2019...

5.3. Tự học Pháp Luân Công miễn phí

ĐCSTQ đưa ra tuyên bố rằng Đại sư Lý Hồng Chí trốn thuế; và xuất bản lậu các tác phẩm sách; băng tiếng; băng hình về Pháp Luân Công; cho rằng Đại sư “điên cuồng kiếm tiền bất chính”. Tuy nhiên, sự thực là, khi cuốn sách Chuyển Pháp Luân” của Đại sư Lý được xuất bản ở Trung Quốc thì toàn bộ tiền bản quyền mà tác giả thu được chỉ có hơn 20.000 nhân dân tệ.

Nhiều người Trung Quốc cho rằng, khi ở Trung Quốc có 100 triệu người theo học Pháp Luân Công thì chỉ cần Đại sư Lý bảo mỗi người nộp 1 nhân dân tệ học phí thì Ông đã có 100 triệu nhân dân tệ rồi. Nếu mỗi người học nộp 10 nhân dân tệ thì Ông lập tức thành tỷ phú.

Sau khi Ông dừng mở khoá học ở các địa phương, ai muốn theo học Pháp Luân Công đều là miễn phí; có thể download miễn phí đầy đủ các tài liệu hướng dẫn học từ Internet; gồm cả sách, kinh văn, băng tiếng, băng hình.

5.4. Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí - vị khí công sư có cuộc sống đạm bạc

ĐCSTQ tuyên truyền rằng Đại sư Lý Hồng Chí cùng gia đình sống một cuộc sống xa hoa ở Trường Xuân. Nhưng người dân địa phương cho biết, gia đình Ông sống ở số 103 đại lộ Giải Phóng; cổng phía tây của nhà chung cư 4 tầng cũ nát.

*
Nhà chung cư nơi Đại sư Lý Hồng Chí và gia đình ở TP. Trường Xuân. (Ảnh: vn.minghui.org)

Mặc dù có rất nhiều người trên thế giới đã học Pháp Luân Công và nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần muốn gửi quà để cảm ân nhưng Ông đều từ chối.

Một người từng tham gia lớp học học Pháp Luân Công ở Trung Quốc nhớ lại: “Ngài sống một cuộc sống giản dị. Ở khu chung cư bình dân. Vợ con cũng sống thanh đạm cùng Ngài. Sư Phụ luôn đi bộ đến lớp. Ngài ăn bất cứ thức ăn gì, không lãng phí đồ ăn, ngài ăn mì gói và cơm, sẽ dừng lại ở tiệm bánh bao dọc đường… Ngài mặc áo sơ mi màu trắng cũ; nhưng luôn luôn sạch sẽ. Bất cứ khi nào các học viên muốn đưa Ngài về khách sạn, Sư phụ luôn trả lời tử tế: “Tôi khỏe, xin hãy về nhà”…”.

5.5. Về việc sửa ngày sinh nhật của sư phụ Lý Hồng Chí

Đại sư Lý Hồng Chí đã trả lời rõ: “Trong thời Cách mạng Văn hoá, chính quyền đã in sai ngày tháng sinh của tôi. Tôi chỉ sửa chữa lại cái ngày tháng in sai thành đúng mà thôi".

Một người dân ở Trung Quốc từng cho rằng toàn cầu có 7 tỷ người; mỗi năm có 365 ngày; trung bình có hàng chục triệu người sẽ có cùng ngày sinh nhật. Như vậy, việc trùng ngày sinh nhật nào có gì để nói ở đây? Thêm nữa, Pháp Luân Công cũng không hề đề cập tới quan hệ với Phật Thích Ca Mâu Ni.

5.6. Về vấn đề uống thuốc

Đại sư Lý Hồng Chí đã nói rõ: “Có nguồn tin nói rằng tôi cấm người ta dùng thuốc. Sự thật, điều đó hoàn toàn không đúng. Tôi chỉ giải thích sự liên hệ giữa tu luyện và việc dùng thuốc. Tôi đã giúp cho hơn 100 triệu người đạt được sức khoẻ. Vô số người bệnh nặng đã được lành bệnh và trở nên khỏe mạnh. Điều đó là một sự thật.

Còn đối với những người bệnh quá trầm trọng và người mắc bệnh tâm thần, tôi luôn khuyên họ không nên học Pháp Luân Công. Nhưng một số người tuy vậy vẫn cưỡng cầu học nó mà không cho tôi biết. Trường hợp như thế đó, bệnh nhân phải chết vì bệnh của họ mà lại cho là đệ tử của tôi thì có công bằng không? Tôi chưa bao giờ nghe nói có những người không được săn sóc đến mà sẽ không chết chỉ nhờ họ học được một vài động tác. Như nói rằng, vì các nhà thương có thể chữa được bệnh; điều đó phải chăng có nghĩa là trong nhà thương sẽ không có ai phải chết cả?”

Theo điều tra của giới chức Trung Quốc năm 1998, ở một số điểm luyện công, số người học Pháp Luân Công trước đó từng có bệnh là 10.475 người; sau khi học đã có 41,5% số người cho biết có hiệu quả chữa bệnh; 36% cho biết đã khỏi bệnh về cơ bản; và 20,4% khỏi hoàn toàn. Như vậy, có tổng cộng 97,9% số người theo học cho biết có cải thiện về sức khỏe; 2,1% còn lại cho biết không cảm thấy chuyển biến gì.

Chính quyền Trung Quốc nói rằng đó là “bằng chứng" Đại sư Lý Hồng Chí “điều động" các học viên từ xa. Tuy nhiên, những người tham dự buổi thỉnh nguyện ngày hôm đó đều nói rằng lựa chọn đó của họ là tự nguyện; và tuân thủ theo đúng quyền công dân mà Hiến pháp bảo vệ.

Các học viên Pháp Luân Công đứng trên vỉa hè khi tham gia cuộc thỉnh nguyện. (Ảnh: vn.minghui.org)

Theo tiết lộ từ nhân viên nội bộ công an ngày hôm đó, cảnh sát đã chặn các ngả đường chính; không để các học viên Pháp Luân Công vào đường Phủ Hữu gần đó - nơi có phòng thỉnh nguyện quốc gia. Cái được gọi là “bao vây Trung Nam Hải" thực ra chính là cái bẫy chính trị và luật pháp: cảnh sát đã hướng dẫn những người học Pháp Luân Công “bao vây" Trung Nam Hải.

Hôm đó, đã có hơn 10.000 người theo học Pháp Luân Công đứng ở đó một cách trật tự trên vỉa hè; không ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đi dưới đường. Khi kết thúc sự việc, đường phố vẫn sạch sẽ; thậm chí không có mảnh giấy rác hay đầu thuốc lá.

5.8. Người học Pháp Luân Công có “làm chính trị" không?

ĐCSTQ luôn nói rằng người học Pháp Luân Công làm chính trị. Thực tế là chính trị là việc của quần chúng; được người dân quan tâm. Ở các nước phương Tây, người dân đều tham dự và biểu đạt quyết định của mình về tình hình chính trị quốc gia một cách tự do trong khuôn khổ pháp luật.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, việc tham dự vào chính trị hay “làm chính trị" lại trở thành một “cái mũ” mang tính phản diện. Chỉ có những đảng viên ĐCSTQ mới có đặc quyền làm chính trị; còn những người khác đều bị tước đoạt quyền này.

Đại sư Lý Hồng Chí đã nhiều lần nói rõ rằng người theo học Pháp Luân Công không được tham dự chính trị.

Trong cuốn “Đại Viên Mãn Pháp” - một trong những cuốn sách chính của Pháp Luân Công, ở Phụ lục IV, Đại sư Lý Hồng Chí đã ghi yêu cầu rõ: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp, lấy tu luyện tâm tính làm bản; tuyệt đối không được can thiệp đến chính trị quốc gia; càng không được tham dự vào hoạt động đấu tranh có tính chính trị; ai vi phạm thì đã không còn là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp; hết thảy những hậu quả đều do đương sự tự chịu trách nhiệm..."

5.9. ĐCSTQ bịa đặt “1.400 cái chết do tu luyện Pháp Luân Công”

ĐCSTQ từng đưa ra con số “1.400 cái chết do tu luyện Pháp Luân Công"; và phát đi phát lại các bản tin với những câu chuyện; hình ảnh ghê rợn khiến những người chưa hiểu rõ về Pháp Luân Công có thái độ căm phẫn; thù hận với môn tập này.

Đáng nói là ĐCSTQ chưa bao giờ công bố bằng chứng xác thực về những câu chuyện trên. Rất nhiều cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của 1.400 cái chết này đều bị chính quyền tìm cách ngăn chặn.

Điều đặc biệt là trong danh sách 1.400 cái tên này, có những người không hề tồn tại; có người chưa từng luyện Pháp Luân Công; có người bị ĐCSTQ dùng tiền mua chuộc; cũng có người là nạn nhân bị ĐCSTQ bức hại đến chết sau đó bị tuyên bố là tử vong do tu luyện…

Một mặt khác, giả sử rằng 1.400 cái chết được ĐCSTQ công bố là sự thật, thì chính con số này lại cho thấy hiệu quả về mặt sức khỏe khi tập Pháp Luân Công. Theo báo cáo điều tra của chính quyền Trung Quốc, đến năm 1999 có khoảng 70 - 100 triệu người theo học Pháp Luân Công.

Như vậy, nếu thực sự có 1.400 người chết thì tỷ lệ tử vong trong những người học Pháp Luân Công chỉ chưa đến 0,002%; tức là trong 100.000 người thực hành Pháp Luân Công mới có 2 người chết. Con số này thấp hơn nhiều lần so với tỷ lệ tử vong tự nhiên ở Trung Quốc vào năm 1999 là 0,667%; tức là cứ 100.000 người thì có 667 người chết.

5.10. Các quốc gia tôn vinh ngày “Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”

Nhiều Chính phủ và thành phố trên khắp thế giới đã tổ chức “Ngày Sư phụ Lý Hồng Chí"; "Ngày Pháp Luân Đại Pháp”; “Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp"; “Tháng Pháp Luân Đại Pháp" để vinh danh truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công.

Ngày 13/5 hàng năm được ghi nhận là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới". Vào ngày nay, nhiều Chính phủ; chính quyền thành phố tại nhiều quốc gia đều gửi thư khen ngợi và chúc mừng Pháp Luân Đại Pháp.

Các lễ kỷ niệm; chương trình biểu diễn; diễu hành lớn nhỏ được tổ chức ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ để chúc mừng Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Đại Pháp.

*
Học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Mỹ. (Ảnh: theepochtimes.com)
*
Học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan. (Ảnh: vn.minghui.org)
*
Học viên Pháp Luân Công tại Pháp. (Ảnh: vn.minghui.org)
*
Tại Hàn Quốc. (Ảnh: vn.minghui.org)

Đã 30 năm kể từ khi Pháp Luân Đại Pháp được Đại sư Lý Hồng Chí truyền ra công chúng tại Trung Quốc và thế giới. Bất chấp cuộc đàn áp vẫn chưa dừng lại và những lời vu khống của ĐCSTQ, truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí và vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp vẫn được người dân thế giới lưu truyền và ca ngợi. Ông Lưu Nhân Toàn - Uỷ viên Hiệp hội Nhân quyền châu Á - Thái Bình Dương từng nói rằng Hiệp hội trao cho Đại sư Lý Hồng Chí giải thưởng “Nhà lãnh đạo tinh thần kiệt xuất"; với hy vọng “sẽ khuyến khích con người tuân theo tiêu chuẩn Chân - Thiện - Nhẫn. Khi đạo đức nhân loại nâng lên, thế giới sẽ được hòa bình".

Lý Hồng Chí lợi dụng Pháp Luân Công thần thánh hóa bản thân, lăng xê bản thân, tuyên truyền mê tín dị đoan cho tín đồ Pháp Luân Công, đồng thời hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngụy biện dựa trên uy tín của các Đại Giác giả trong đó có Đức Phật.

Phần 1: Luận điệu Phật Đà không nhận thức được chân thực của Phật Pháp

Bài viết này đưa ra các bằng chứng về việc ông Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công đã có các phát ngôn gây sốc. Ông ta đã hạ thấp toàn bộ giáo chủ của các tôn giáo phương Đông như Phật Thích Ca Mâu Ni, Nguyên Thủy Thiên Tôn, hạ thấp cả chúa Jesus cũng như các trường phái khí công và các học thuyết khoa học.

Đồng thời tự đề cao, lăng xê bản thân mình. Ông ta đã thần thánh hóa bản thân, gieo vào đầu tín đồ Pháp Luân Công những ảo tưởng là những học viên Pháp Luân Công là “chúa” là “Phật”…là các chư thần xuống thế gian giúp Lý Hồng Chí để cứu độ chúng sinh.

Mặt khác trong khi trả lời Thời báo Time, ông ta lại giả vờ khiêm tốn rằng chỉ là người bình thường.

1. Lý Hồng Chí cho rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nhận thức được chân thực của Phật Pháp

Chúng tôi trích nguyên văn một bài viết của Lý Hồng Chí trong Pháp Luân Đại Pháp – Tinh Tấn Yếu Chỉ. Trích: “Luận thuật của Phật giáo là bộ phận nhỏ yếu nhất của Phật Pháp”.

Hỡi chúng sinh! Chớ dùng Phật giáo để đo lường Đại Pháp Chân – Thiện – Nhẫn, đó không cách nào đo lường. Vì người ta đã quen việc coi kinh thư của Phật giáo là Pháp. Thực ra Thiên Thể quá to lớn, vượt khỏi nhận thức về vũ trụ của Phật Đà. Thái cực của Đạo Gia cũng chỉ là vũ trụ lý giải của tầng thứ nhỏ, đến tầng người thường này đã là không có Pháp thực chất nữa, mà chỉ có chút hiện tượng lẻ tẻ ở biên duyên vũ trụ có thể khiến người ta tu luyện mà thôi.

Vì người thường là người ở tầng thứ thấp nhất, nên cũng không để con người biết được Phật Pháp chân chính. Nhưng người ta từng nghe thánh nhân giảng: Kính Phật có thể gieo mầm nhân quả cơ duyên tu luyện, người tu luyện trì chú có thể được sinh mệnh cao cấp bảo hộ, giữ gìn giới luật có thể đạt tiêu chuẩn người tu luyện. Xưa nay vẫn luôn có người nghiên cứu những lời mà bậc Giác Giả giảng có phải là Phật Pháp hay không?

Phật Như Lai giảng thoại ấy, là thể hiện của Phật tính, cũng xứng là biểu hiện của Pháp, nhưng vẫn không phải Pháp thực chất của vũ trụ, vì quá khứ quyết không cho phép con người biết được thể hiện chân thực của Phật Pháp. Phật Pháp là gì thì phải tu luyện lên cao tầng thì mới có thể ngộ ra được, thế nên lại càng không để con người biết được thực chất của tu luyện chân chính.

Pháp Luân Đại Pháp là lần đầu tiên từ vạn cổ đưa đặc tính của vũ trụ (Phật Pháp) lưu cấp cho con người, tương đương với lưu cấp cho con người một chiếc thang lên trời, vì vậy chư vị lẽ nào có thể dùng những điều trong Phật giáo để đo lường Đại Pháp của vũ trụ? (Pháp Luân Đại Pháp – Tinh Tấn Yếu Chỉ Lý Hồng Chí, 8 tháng Mười, 1995-<1>)

Trong khi đó, như chúng ta đã biết, trong các Kinh điển của Phật Giáo như kinh A Di Đà, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm….. đã nói đến các cõi thế giới ở trong Vũ Trụ vô cùng, vô tận.

Có khi các cõi thế giới này cách thế giới chúng ta đang sống hàng triệu năm ánh sáng (nếu dùng theo ngôn ngữ thiên văn hiện đại) mà đến nay sau hàng nghìn năm giới khoa học thiên văn vũ trụ đã có các công nghệ rất tiên tiến đã bỏ không biết bao nhiêu công sức tìm kiếm sự sống ngoài trái đất mà còn chưa tìm ra, và vẫn cho đó là một giả thiết khoa học có cơ sở, điều đó để minh chứng rằng nhận thức về sự rộng lớn của không gian Vũ Trụ thì Phật Giáo đã đi trước khoa học cả hàng nhiều nghìn năm.

Trong Phật giáo thì đức Phật là người Chánh Đẳng Chánh Giác, vậy căn cứ vào đâu Lý Hồng Chí xuyên tạc: “Thực ra Thiên Thể quá to lớn, vượt khỏi nhận thức về vũ trụ của Phật Đà<1>.

Khi Lý Hồng Chí cho rằng Đại Pháp của ông ta thì không có cách nào đo lường, và vũ trụ đã quá rộng lớn vượt khỏi tầm nhận thức của đức Phật điều đó có nghĩa ông ta là người sáng lập ra Pháp Luân Công đã khẳng định rằng mình vượt qua đức Phật về mặt giác ngộ, đồng thời hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nhận thức được vũ trụ?.

Theo ông Lý Hồng Chí: “Phật Như Lai giảng thoại ấy, là thể hiện của Phật tính, cũng xứng là biểu hiện của Pháp, nhưng vẫn không phải Pháp thực chất của vũ trụ, vì quá khứ quyết không cho phép con người biết được thể hiện chân thực của Phật Pháp”<1>cứ y văn này mà hiểu thì Lý Hồng Chí khẳng định những chân lý của đức Phật tìm ra không phải chân lý của vũ trụ, mà trong đó có chân Lý Tứ Diệu Đế, vì sao đức Phật không nhận ra được chân lý của vũ trụ thì vì rằng quá khứ không cho phép nhận thức được.

Đây là một hình thức ngụy biện không hề có cơ sở, giải sử như Pháp Luân Công là một hình thức tu luyện – tự chứng, còn Phật Giáo cũng có các hình thức tu luyện – tự chứng thì Lý Hồng Chí căn cứ vào đâu để nói đức Phật không nhận thức được chân thực của Phật Pháp?

Tiếp theo Lý Hồng Chí khẳng định: “Phật Pháp là gì thì phải tu luyện lên cao tầng thì mới có thể ngộ ra được” <1> trong sách Chuyển Pháp Luân do mình viết, ông ta đã khoác lác là truyền pháp tại cao tầng (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 1) điều đó khẳng định Lý Hồng Chí đã hiểu được chân lý của Phật Pháp còn đức Phật không hiểu được chân lý thực chất của Phật Pháp.

2. Lý Hồng Chí cho rằng tầng của Phật Thích Ca Mâu Ni là tầng Như Lai, ông ta hứa đưa tín đồ Pháp Luân Công lên cao tầng

“Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao một tầng, Ông quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, Ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, Ông lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, Ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao một tầng, <Ông> lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5).

*
Hình ảnh Lý Hồng Chí là một vị Phật Chủ – nguồn <3>

Trước tiếp ông Lý Hồng Chí nói rằng Thích Ca Mâu Ni khi giác ngộ chưa đạt tầng Như Lai, thế nào là tầng Như Lai thì ông ta không nói rõ?

Rõ ràng Lý Hồng Chí đã xuyên tạc rằng những bài giảng của đức Phật trong thời gian mới đắc đạo là Tứ Thánh Đế và Bát Chánh Đạo (còn được lưu trữ trong kinh Chuyển Pháp Luân) không phải là chân lý (không đúng nữa), thậm chí toàn bộ 49 năm thuyết pháp thì đều thuyết ra các pháp sai (về mặt nhận thức đều là rất thấp).

Lý Hồng Chí đã hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni một cách rõ rệt. Tuy nhiên Theo kinh Phật nguyên thủy nói về khái niệm Như Lai như thế nào? (Kinh Phật Thuyết Như Vậy, trong Tiểu Bộ Kinh, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch <4>)

“Này các tỷ kheo, thế giới được Như Lai Chánh đẳng giác, Như Lai không hệ lụy đối với đời. Này các tỷ kheo, thế giới tập khởi được Như Lai Chánh Ðẳng Giác. Thế giới tập khởi được Như Lai đoạn tận. Này các tỷ kheo, Thế giới đoạn diệt được Như Lai giác ngộ. Này các tỷ kheo, con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai Chánh đẳng giác; con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai đã tu tập.”

“Cái gì này các tỷ kheo, trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn chư Thiên và loài người được thấy, được nghe, được thọ tưởng, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai Chánh đẳng giác. Do vậy được gọi là Như Lai. Này các tỷ kheo, từ đêm Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng giác đến đêm Ngài nhập Niết bàn, không có dư y, trong thời gian ấy điều gì Ngài nói, tuyên bố nêu rõ lên, tất cả là như vậy, không có khác được, do vậy được gọi là Như Lai.”

“Này các tỷ kheo, Như Lai nói gì làm vậy, làm gì nói vậy; vì rằng nói gì làm vậy, làm gì nói vậy, nên được gọi Như Lai.”

“Này các tỷ kheo, trong toàn thể thế giới, Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiên và loài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị chiến bại, toàn tri, toàn kiến, được tự tại, do vậy được gọi là Như Lai (Kinh số 112).”

Căn cứ vào các đoạn kinh trên thì Như Lai là một đại từ nhân xưng mà đức Phật dùng để chỉ bản thân mình, chỉ một người chân thật (nói gì làm vậy, làm gì nói vậy), một người đã giác ngộ chiến thắng (chính mình), toàn tri, toàn kiến, được tự tại (không còn luân hồi). Như vậy đối với Phật giáo Nguyên Thủy không chấp nhận khái niệm Như Lai là một tầng.

Theo Phật Giáo đại Thừa thì khái niệm Như Lai được đề cập như trong kinh Kim Cương như sau: “Như Lai đó, chẳng từ đâu mà đến, cũng chẳng đi về đâu, nên gọi là Như Lai.”

Phật giáo Đại thừa giải thích như sau: Như Lai chính là thực tại tối hậu của vạn hữu. Đối với thực tại tối hậu này, ta không thể nhận thức nó như một đối tượng.Chỉ khi nào nắm bắt được cái đồng nhất trong muôn ngàn sai biệt của hiện tượng giới thì khi đó, ta mới thể nhập được cái thực tại tối hậu ấy, tức mới nhận thức được Như Lai <4>.

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có viết: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn từ chánh định an lành mà dậy, bảo ngài Xá-Lợi-Phất: “Trí huệ của các đức Phật rất sâu vô lượng, môn trí huệ đó khó hiểu khó vào, tất cả hàng Thanh văn cùng Tích-chi-Phật đều không biết được. Vì sao?

Phật đã từng gần gũi trăm nghìn muôn ức, vô số các đức Phật, trọn tu vô lượng đạo pháp của các đức Phật, dõng mãnh tinh tấn, danh tốt đồn khắp, trọn nên pháp rất sâu chưa từng có, theo thời nghi mà nói pháp ý thú khó hiểu.

Xá-Lợi-Phất! Từ ta thành Phật đến nay, các món nhân duyên, các món thí dụ, rộng nói ngôn giáo, dùng vô số phương tiện dìu dắt chúng sanh, làm cho xa lìa lòng chấp. Vì sao? Đức Như-Lai đã đầy đủ phương tiện, tri kiến và ba la mật.

Xá-Lợi-Phất! Tri kiến của Như Lai rộng lớn sâu xa, đức vô lượng vô ngại lực, vô sở úy, thiền định, giải thoát tam muội, đều sâu vào không ngằn mé, trọn nên tất cả pháp chưa từng có.

Xá-Lợi-Phất! Như Lai hay các món phân biệt, khéo nói các pháp lời lẽ im dịu vui đẹp lòng chúng.

Xá-Lợi-Phất! Tóm yếu mà nói đó, vô lượng vô biên pháp vị tằng hữu, đức Phật thảy đều trọn nên. (Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương tiện, HT.Thích Trí Tịnh dịch)

Như vậy dù là Phật giáo Nguyên Thủy hay Phật giáo Đại thừa đều thừa nhận đức Phật đã đạt Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nghĩa là nhận thức một cách chính xác tận cùng các vấn đề trong vũ trụ này. Nay ông Lý Hồng Chí chỉ với một câu nói đã phủ định toàn bộ 49 năm thuyết pháp của đức Phật (thuyết pháp sai, pháp không còn đúng, chưa đạt tầng Như Lai), như thế rõ rằng là xuyên tạc.

Khi đưa ra dẫn chứng trên ra để minh họa rằng ông Lý Hồng Chí đang hạ thấp đức Phật thì tín đồ Pháp Luân Công nói đó không phải là hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni mà sư phụ Lý Hồng Chí muốn nói rằng “Pháp khác nhau tại các tầng khác nhau”.

Tuy nhiên ông Lý Hồng Chí khẳng định: “Người tu luyện đến được tầng nào thì chỉ có thể nhận thức được thể hiện cụ thể của Phật Pháp tại tầng ấy; đó chính là quả vị và tầng tu luyện ” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 7). Như vậy có nghĩa là ông Lý Hồng Chí đang ngầm khẳng định rằng khi đức khi Phật Giác Ngộ thì chưa đạt tầng Như lai, con nay ông ấy đã nhận thức được tầng Như Lai rồi nghĩa là ông ấy đã vượt qua đức Phật.

Trong khi một mặt Lý Hồng Chí hạ thấp đức Phật như phân tích ở trên, thì một mặt khác mặt khác Lý Hồng Chí mượn miệng các Đại giác giả (đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúa Jesus, Lão Tử) tuyên truyền về thời kỳ mạt pháp và quan điểm cá nhân của ông ta:

Trích: “Tôi có thể nói với chư vị, rằng có rất nhiều Đại Giác Giả đều đang chăm chú theo dõi sự việc này; đây là vào thời kỳ mạt Pháp mà chúng tôi truyền chính Pháp một lần cuối cùng” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 64). Ông ta lại mượn một số ý của Phật giáo để bài xích Phật Giáo “Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, đến thời mạt Pháp, tăng nhân trong chùa tự độ đã rất khó, huống nữa là cư sĩ, càng không có ai quản.”(Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 49).

Trích: “Các vị Đại Giác Giả trên trời, Phật cũng vậy, Đạo cũng vậy, Thần cũng vậy, họ đã không còn coi người ngày nay là người nữa.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney <1996>, Lý Hồng Chí, năm 1996-<5>)

Trích: “Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư Thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi.

Vũ trụ quá to lớn, sinh mệnh quá nhiều, địa cầu quá nhỏ bé, dung không nổi quá nhiều sinh mệnh, những sinh mệnh được lựa chọn đều từng phát thệ muốn giúp tôi Chính Pháp và cứu độ chúng sinh thì mới có thể tới trái đất, chỉ là trước đây trong lịch sử tôi đã an bài đệ tử Đại Pháp cụ thể tới làm việc này. Nhưng đối với hồng Pháp, người truyền người, thì đối với họ mỗi người đều có trách nhiệm. Đó là việc của người thường rồi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York).

Hay ông ta từng khảng khái: “Đệ tử Đại Pháp là chư Thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới”.

Như vậy Lý Hồng Chí khẳng định tất cả chúng sinh xuống thế gian này đều đã ký thệ ước với ông ta, chư thần cũng ký thệ ước với ông ta, và ông ta là một vị thần đã an bài cho tín đồ Pháp Luân Công xuống thế gian này để cứu độ chúng sinh, đệ tử Pháp Luân Công là chư thần?

Trong khi đó trả lời phỏng vấn trên Thời báo Time, Lý Hồng Chí lại nói ông ta chỉ là một người bình thường <7>. Điều đó chứng tỏ một mặt Lý Hồng Chí lợi dụng Pháp Luân Công thần thánh bản thân, tuyên truyền mê tín dị đoan cho tín đồ Pháp Luân Công?

Pháp Đăng – Hải Tuệ

Còn tiếp bên dưới | Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 |

Tham khảo/Chú thích:<1>-Lý Hồng Chí Pháp Luân Đại Pháp-Tinh Tấn Yếu Chỉ, xem tại đâyhttp://vi.falundafa.org/book/jjyz_html/jjyz.html#Heading__4163<2> BBT eivonline.edu.vn lược bỏ phần này<3>- http://tansinh.net/van-co-co-duyen/tuong-lai-se-biet-den-cau-chuyen-nay-nhu-la-mot-truyen-thuyet/<4>- Giới Thiệu Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttaka), Hòa thượng Thích Minh Châu, http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin105.htm<5>-http://vi.falundafa.org/jw/kinh_van_19960000.html<6>-http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html<7>- “I am just a very ordinary man”. Time Magazine. 2 August 1999. During the Cultural Revolution, the government misprinted my birthdate. I just corrected it. During the Cultural Revolution, there were lots of misprints on identity. A man could become a woman, and a woman could become a man. It’s natural that when people want to smear you, they will dig out whatever they can to destroy you. What’s the big deal about having the same birthday as Sakyamuni? Many criminals were also born on that date. I have never said that I am Sakyamuni. I am just a very ordinary man.

Lý Hồng Chí khẳng định quy luật Thành – Trụ – Hoại – Diệt dẫn đến nền văn minh nhân loại sẽ bị hủy diệt. Rằng Pháp Luân Công (Đại Pháp) muốn cứu chúng sinh nên kéo dài ra nếu không thì toàn nhân loại đã chết từ năm 1999.

Phần 2: Pháp Luân Công đã tạo ra “hàng triệu triệu Phật Thích Ca và chúa Jesus”

Để tiếp theo phần 2 chúng tôi giới thiệu tóm tắt phần 1 như sau: Trong các tác phẩm của mình ví dụ “Pháp Luân Đại Pháp – Tinh Tấn Yếu Chỉ”, Lý Hồng Chí khẳng định rằng Phật Thích Ca Mâu Ni không nhận thức được vũ trụ, và cũng không nhận thức được thực chất của Phật pháp, loài người cũng không nhận thức được vũ trụ, nhưng lại không có cái gì đo lường được Đại Pháp của Lý Hồng Chí.

Trong phần “Luận Ngữ” của tác phẩm “Chuyển Pháp Luân” của Lý Hồng Chí đã vô căn cứ khi kết luận rằng tầng của Phật Thích Ca là tầng Như Lai, còn Lý Hồng Chí thuyết pháp tại Cao Tầng và đồng thời Lý Hồng Chí cũng hứa hẹn đưa tín đồ lên Cao Tầng vượt qua cả tầng Như Lai, ông ta cũng khẳng định trong 49 năm thuyết pháp đức Phật liên tục đề cao lên khi đề cao lên thì xem lại pháp mình thuyết xong đều là rất thấp (về mặt nhận thức). Lý Hồng Chí tuyên truyền rằng tất cả mọi người tại thế gian này đều đã ký thệ ước với Chí trước khi xuống nhân gian, và tín đồ Pháp Luân Công là chư thần theo ông ta xuống để cứu vớt chúng sinh.

Một mặt khác khi trả lời phỏng vấn tạp chí Time, một tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ thì Lý Hồng Chí khẳng định bản thân chỉ là “một người đàn ông rất bình thường” điều này để bao biện cho việc Lý Hồng Chí không giả ngày sinh của mình trùng với ngày sinh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni và rằng đó là do lỗi sai sót trong cách mạng văn hóa. Những mâu thuẫn đó chứng tỏ Lý Hồng Chí là một kẻ dối trá, nói lời hai lưỡi, chứ đừng nói đến cái Đại Pháp Chân Thiện Nhẫn là đặc tính “Tối Cao Của Vũ Trụ” như ông ta và tổ chức Pháp Luân Công nổ trên hàng trăm trang web và Fanpage của mình.

Trong phần này chúng tôi tiếp tục đề cập đến một số khẳng định của Lý Hồng Chí rằng Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí tạo ra hàng triệu hàng triệu Phật Thích Ca Mâu Ni và chúa Jesus, ông ta bác bỏ quan điểm truyền thống của đạo Giáo về vị trí của Nguyên Thủy Thiên Tôn là vị thần lớn nhất. Chẳng những thế ông ta còn hạ thấp tất cả các học thuyết khoa học và các trường phái khí công trên toàn thế giới, đồng thời Pháp Luân Công đội lốt một môn khí công dưỡng sinh đang đi cải đạo các tôn giáo truyền thống khác bằng cái gọi là Bất Nhị Pháp Môn, theo tổ chức này tuyên truyền thì đã có hơn 100 triệu tín đồ chủ yếu là Phật giáo bị cải sang Pháp Luân Công.

*

1. Lý Hồng Chí khẳng định ông ta tạo ra hàng triệu hàng triệu Phật Thích Ca Mâu Ni và chúa Jesus, và đồng thời ví những gì mình thuyết giảng là vàng ròng 24K còn những gì Phật Thích Ca và chúa Jesus thuyết giảng chỉ là vàng 14K và 16K.

Trong bài giảng về Pháp Luân Công tại Washington Lý Hồng Chí khẳng định:

Trích: “I’m not Jesus, and I’m not Sakyamuni, but the Fa has created millions and millions of Jesuses and Sakyamunis who have the courage to walk the path of Truth, who have the courage to risk their lives for the sake of the Truth, and who have the courage to devote their lives to saving sentient beings” (Teaching the Fa at the Washington, D.C. Fa Conference, July 22, 2002 Li Hongzhi- <1>)

Dịch ra tiếng Việt như sau: “Tôi không phải là Giê-su và tôi cũng không phải là Thích Ca Mâu Ni nhưng Pháp Luân Công đã tạo ra hàng triệu triệu Giê-su và Thích Ca Mâu Ni những người có can đảm bước trên con đường chân lý, những người có can đảm dấn thân vì chân lý và những người có can đảm hiến dâng mạng sống của mình để cứu vớt chúng sinh.” (Teaching the Fa at the Washington, D.C. Fa Conference, July 22, 2002 Li Hongzhi- <1>)

Lý Hồng Chí là một kẻ dối trá như đã phân tích ở phần 1, rằng ông ta chỉ là “người đàn ông rất bình thường” thì tại đây Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công do ông ta sáng lập đã tạo ra hàng triệu hàng triệu người có các đức tính giống như đức Phật Thích Ca Mâu Ni và chúa Jesus. Và hành động của tín đồ Pháp Luân Công là cứu chúng sinh.

Lưu ý rằng tín đồ Pháp Luân Công cứu chúng sinh như thế nào? Đó là việc truyền bá Pháp Luân Công ra toàn thế giới để cứu chúng sinh thoát khỏi cái chu kỳ nền văn minh thế giới kết thúc theo chu kỳ 5000 năm mà chính Lý Hồng Chí sáng tạo ra.

Trích: “Mỗi lần khoảng 5000 năm thì lịch sử nhân loại sẽ kết thúc, nhân loại sẽ huỷ diệt, nguyên nhân huỷ rớt là thành-trụ-hoại-diệt là quy luật của vũ trụ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York -<2>). Chúng tôi khẳng định rằng quy luật Thành-Trụ-Hoại-Diệt không có định ra thời gian cụ thể là bao nhiêu, việc định ra thời gian 5000 năm là do Lý Hồng Chí ngụy biện dựa trên uy tín của quy luật Thành – Trụ – Hoại – Diệt của Phật giáo.

Hơn thế một mặt Lý Hồng Chí khẳng định quy luật Thành – Trụ – Hoại – Diệt dẫn đến nền văn minh nhân loại sẽ bị hủy diệt như trên thì Lý Hồng Chí cũng mượn miệng Chư Thần để tuyên truyền rằng Chư Thần nhìn nhận nhân loại là nên bị hủy diệt (thần nào mà ác như vậy, toàn là miệng của Lý Hồng Chí nói ra). Rằng Pháp Luân Công (Đại Pháp) muốn cứu chúng sinh nên kéo dài ra nếu không thì toàn nhân loại đã chết từ năm 1999.

Trích: “Chư Thần nhìn nhận rằng nhân loại vốn từ lâu đã không được nữa rồi và vốn nên bị huỷ diệt, nhân loại vốn là không qua được năm 1999 đâu, bởi vì Đại Pháp muốn cứu chúng sinh, kéo dài thời gian nhân loại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York -<2>).

Như khẳng định tại tạp chí Time rằng Lý Hồng Chí là người đàn ông rất bình thường thì tại sao ông ta biết Chư Thần nghĩ gì, vậy rõ ràng là ông ta đã ngụy biện mượn miệng của các Chư Thần đúng không các bạn? Như vậy cái mà đệ tử Pháp Luân Công cứu chúng sinh về bản chất là truyền bá Pháp Luân Công để cứu nhân loại khỏi bị hủy diệt, mà sự hủy diệt này do chính Lý Hồng Chí mượn miệng Chư Thần, mượn quy luật Thành-Trụ-Hoại-Diệt để tạo ra.

Trong khi tín đồ Pháp Luân Công hỏi Lý Hồng Chí rằng người này không thuyết phục người da trắng bỏ tôn giáo Thiên chúa thì Lý Hồng Chí đã nhắc lại lập trường Bất Nhị Pháp Môn rằng muốn đắc Đại Pháp (đắc Pháp Luân Công) thì phải tu hành chuyên nhất Đại Pháp nghĩa là phải vứt bỏ tôn giáo truyền thống. Ông ta khẳng định rằng những gì mà Phật Thích Ca Mâu Ni và chúa Jesus thuyết giảng chỉ ví như vàng 18K-16K còn những gì mà ông ta thuyết giảng là vàng 24K dựa trên thứ mà ông ta tự tuyên truyền là do Pháp đã chính lại vũ trụ (nên những gì mà Lý Hồng Chí thuyết rao thì là vàng 24K còn những gì mà Phật Thích Ca Mâu Ni và chúa Jesus thuyết giảng chỉ ví như vàng 18K-16K). Chúng ta cùng nhau xem nguyên văn Lý Hồng Chí tuyên truyền như thế nào:

Trích: “Đệ tử: Trong khi hồng Pháp cho người da trắng, có một số người không thể vứt bỏ tín ngưỡng vào Giê-su, điều này ảnh hưởng tới tu luyện Đại Pháp của họ thì nhìn nhận thế nào?

Sư phụ: Bởi vì tôi từng giảng bất nhị Pháp môn, nếu không thể chuyên nhất tu luyện Đại Pháp, thì không thể viên mãn trong Đại Pháp chúng ta. Khi nãy tôi đã từng nói rồi, cả vũ trụ, hoặc là phạm vi rất lớn, nó đã lệch rời khỏi Pháp, trong đó có bao gồm con người không? Tôn giáo đó chẳng phải do con người tổ chức sao? Nếu chúng sinh trong vũ trụ đã lệch rời khỏi Pháp, trong những sinh mệnh lệch rời khỏi Pháp có bao gồm thế giới thiên quốc mà con người vẫn luôn tín ngưỡng hay không? Nếu thế giới của Phật – Đạo – Thần cũng đều ở trong đó, vậy thì mọi người thử nghĩ xem, đây là vấn đề gì? Năm đó Giê-su truyền Pháp cũng vậy, Thích Ca Mâu Ni cũng vậy, Lão tử cũng vậy, hoặc là Giê-hô-va, khi Họ truyền Pháp, lúc đó chúng sinh và sinh mệnh trong vũ trụ sớm đã lệch rời khỏi đặc tính của vũ trụ.

Tôi lấy ví dụ bằng ngôn ngữ thô tục nhất, ví như thế giới của những Phật, thế giới của những Thần đó là thế giới được cấu thành từ vàng. Nhưng trong những năm tháng đằng đẵng, khi chúng trở nên bất thuần rồi, nó sẽ không phải vàng mười – vàng tinh khiết nữa, dù vẫn là vàng cấu thành. Nhưng nó lại là vàng 18K – vàng 16K, vậy thì hôm nay Pháp đã chính lại, thì chính là vàng ròng – vàng mười – vàng tinh khiết – vàng 24K. Nhưng tôn giáo hoặc phương pháp tu luyện mà họ lưu lại, đều là vào lúc vàng 18K – 16K mà lưu lại không đạt được tiêu chuẩn mới của thế giới Thần Phật, họ còn có thể quay trở về thế giới vàng ròng 24K không? Quay về một phân tử thôi thì ở đó đã là bất thuần rồi, cũng không thể để các vị ô nhiễm, chẳng phải là cái đạo lý này sao? Cho nên tiện đây tôi nói với mọi người rằng, tất cả những tôn giáo trên thế giới hiện giờ, bao gồm tất cả chính giáo, tôi không thể nói nó là tà giáo, nó là Phật truyền lại, nhưng đều không thể khiến con người viên mãn nữa rồi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu <1998>, Lý Hồng Chí, Ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1998 tại New
York-<3>)

Bản chất của bất nhị Pháp môn mà Lý Hồng Chí đặt ra là gì? Thực chất đây là một những bài giảng của Lý Hồng Chí xoay quanh việc phải tu hành chuyên nhất Pháp Luân Công để được viên mãn (xóa bỏ Kinh Dịch, Bát Quái, Phong Thủy, Niệm Phật, đi chùa…..) phải vứt bỏ tôn giáo tín ngưỡng truyền thống. Lý do mà Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công đưa ra cho vấn đề này là “hai chân đứng trên hai con thuyền thì không thể đến đích”.

Chúng tôi đặt ra câu hỏi có ai đi trên con thuyền của Pháp Luân Công đến đích viên mãn chưa? Pháp Luân Công nếu là một môn khí công đơn thuần tại sao lại phải thực hiện Bất Nhị Pháp môn như vậy? Rõ ràng Pháp Luân Công đội lốt một môn khí công dưỡng sinh đang đi cải đạo các tôn giáo truyền thống khác bằng cái gọi là bất nhị Pháp môn. Số lượng tín đồ chủ yếu từ Phật giáo đã bị cải đạo tổ chức này tuyên truyền lên đến hàng trăm triệu <4>.

Xem thêm: Bài Tập Tích Phân Đường Loại 1 Có Lời Giải, (Pdf) Tích Phân Đường Loại Một

Lý Hồng Chí đâu hiểu được Vàng (công thức hóa học là Au) là Vàng, không có cái gọi là phân tử vàng, chỉ có tạp chất lẫn trong nguyên tử Vàng. Mà nguyên tử Vàng thì chỉ có thuần nhất. Hơn thế Lý Hồng Chí lại còn khẳng định rằng “tất cả các tôn giáo hiện nay không còn khiến con người được viên mãn”.

2. Thiền Tông là pháp môn dùi sừng bò và chỉ có Lý Hồng Chí thuyết pháp tại Cao Tầng

Trích: “Đương nhiên, không phải nói là công pháp của những ngư