Bảng cân nặng thai nhi theo tuần, thai 16 tuần nặng bao nhiêu, thai 23 tuần nặng bao nhiêu gam, cân nặng chuẩn của thai nhi, thai 29 tuần nặng bao nhiêu kg, chỉ số cân nặng chuẩn của thai nhi, thai 16 tuần tuổi nặng bao nhiêu, thai nhi 20 tuần tuổi nặng bao nhiêu, cân nặng thai nhi 22 tuần, thai 16 tuần nặng bao nhiêu, thai 27 tuần nặng bao nhiêu, thai nhi 29 tuần nặng bao nhiêu, cân nặng thai nhi 32 tuần, thai 27 tuần nặng bao nhiêu

Theo dõi bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn cho các mẹ sẽ giúp bác sĩ kiểm tra sát sao được tình trạng sức khỏe của bé và mẹ, từ đó, đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, tập luyện cần thiết để bé cưng phát triển tốt nhất.

Bạn đang xem: Thai nhi 23 tuần nặng bao nhiêu gam

Nếu mẹ muốn biết thai nhi 23 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam, hay thai nhi của mình có cân nặng đạt chuẩn hay không, hãy theo dõi thông tin dưới đây nhé.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn tò mò không biết bé đã phát triển như thế nào, cân nặng và chiều dài bao nhiêu.

Dưới đây là tiêu chuẩn cân nặng và chiều dài thai nhi theo chỉ số trung bình để dựa vào đó, mẹ có thể theo dõi quá trình phát triển của con theo từng tuần, từng tháng tuổi:

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi (tiêu chuẩn WHO)


*

Trong bảng trên, chiều dài thai nhi được đo khác nhau theo từng giai đoạn:

Trước 20 tuần tuổi: Thai nhi cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài được đo từ đầu đến mông (chiều dài đầu mông).

Từ tuần thứ 20: Chiều dài thai nhi được đo từ đầu đến gót chân.

Từ tuần thứ 30 trở đi: Cân nặng của bé tăng nhanh dần để chuẩn bị chào đời.

Lời khuyên dành cho các mẹ khi tham khảo bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần tuổi:

Bảng trên là tiêu chuẩn của WHO đưa ra năm 2019, dựa theo mức cân nặng và chiều dài trung bình của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng của thai nhi giữa các quốc gia khác nhau khá rõ ràng, do đó, mẹ không nên quá cứng nhắc phải đạt được chuẩn này bằng mọi giá.

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài chẩn của thai nhi:

Yếu tố di truyền: Ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng của thai nhi.

Sức khỏe của mẹ: Mẹ bị tiểu đường, béo phì thì con sẽ nặng cân hơn.

Mức cân nặng: Nếu mẹ tăng cân ít hoặc không tăng cân thì thai nhi sẽ thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu mẹ tăng cân nhiều thì thai sẽ to và nguy cơ sinh mổ cao.

Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu, tuy nhiên, nếu hai lần sinh quá sát thì bé thứ hai sẽ nhẹ cân.

Mang đa thai: Nếu mẹ mang đa thai thì cân nặng của các bé cũng thấp hơn so với bình thường.

Như vậy, việc bé có chiều dài, cân nặng cao hơn hoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn một chút thì mẹ cũng không nên lo lắng. Tuy nhiên, nếu sự khác biệt là quá lớn thì sẽ có một số vấn đề cần lo lắng:

1. Nếu thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai:

Chiều dài thai nhi đo được lớn hơn mức tiêu chuẩn 3 cm, mẹ sẽ khó khăn trong khi chuyển dạ và sinh con, bé cũng dễ bị các bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư hoặc bệnh đường tiêu hóa… Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra lời khuyên thích hợp.

2. Nếu thai nhi phát triển kém so với tuổi thai

Thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, thì có nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, mắc bệnh viêm phổi, ảnh hưởng đến trí thông minh…

Bác sĩ cũng cần kiểm tra xem chức năng nhau thai có tốt không, có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai không, chế độ dinh dưỡng của mẹ có bảo đảm không, tinh thần của mẹ có bị ảnh hưởng không.

Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

Mẹ nên tăng bao nhiêu kg trong thai kỳ?

Dinh dưỡng mẹ bầu khi mang thai rất quan trọng. Nếu mẹ bầu tăng ít cân thì con có thể không đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Ngược lại, nếu mẹ tăng cân nhiều thì có thể phải sinh mổ do thai to, mà con cũng dễ mắc bệnh tiểu đường.

Dưới đây là gợi ý của bác sĩ về cân nặng của mẹ bầu:

Mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10-12kg trong suốt quá trình mang thai. Nếu mẹ mang thai đôi thì có thể tăng từ 16-20kg.

Trong ba tháng đầu của thai kì, mẹ chỉ nên tăng từ 1,5 kg – 2 kg với mẹ có cân nặng bình thường. Nếu mẹ thiếu cân thì nên tăng 2,5kg, nếu mẹ thừa cân thì chỉ cần tăng 1kg.

Bắt đầu từ tuần thứ 14 đến 28 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng từ 0,5kg/tuần, riêng với người vốn thừa cân thì chỉ nên tăng 200-300 gr/tuần.

Lời khuyên dành cho mẹ mang thai:

Sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Để bé đạt cân nặng chuẩn thì mẹ phải quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của bản thân như sau:

Sữa có thể giúp làm tăng cân nặng của thai nhi trong bụng, theo đó, mỗi cốc sữa mẹ sẽ giúp bé tăng 41gr trọng lượng. Nếu như bé quá nhẹ thì mẹ nên tích cực uống nhiều sữa để gia tăng cân nặng của thai nhi.

Nếu trọng lượng của thai nhi tăng nhanh, mẹ hãy thường xuyên tập luyện thể dục. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra vận động từ 30 phút/ngày sẽ giúp cân nặng của mẹ và bé đạt chuẩn, không tăng quá nhiều hay quá ít.

Mẹ bầu chú ý duy trì chế độ dinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress… để con yêu được phát triển tốt nhất.

Trên đây là bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi, hi vọng dựa vào đó mẹ có thể theo dõi, đánh giá sự phát triển của con yêu, góp phần yên tâm hơn khi mang bầu. Nếu mẹ thấy thai nhi lớn hoặc nhỏ hơn so với tiêu chuẩn quá nhiều thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có điều chỉnh hợp lý nhé.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Th
S.BS Nguyễn Thị Hồng Ơn, Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế eivonline.edu.vn Phú Quốc.


Ở tuần thứ 23 của thai kỳ, thai nhi gần như đã phát triển đủ để sống sót bên ngoài bụng mẹ. Phổi sẵn sàng để thở bằng cách hít nước ối. Bộ não của em bé đang tạo ra các kết nối cần thiết để suy nghĩ - và giao tiếp với bạn một ngày nào đó.


Ở tuần 22, tử cung của sản phụ đã kéo dài khoảng 3,8 cm phía trên rốn và mức tăng cân vào khoảng từ 5,4 đến 6,8 kg. Bạn bè và gia đình có thể nhận xét về kích thước của bụng rằng có thể sản phụ quá lớn hoặc quá nhỏ so với tuổi thai. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân, do đó, sản phụ cần nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống hằng ngày. Do tử cung đang đè trực tiếp lên bàng quang dẫn đến triệu chứng rò rỉ chất lỏng vào đồ lót, đôi khi có thể khó phân biệt nước tiểu với nước ối. Nếu túi ối bị vỡ, sản phụ sẽ có triệu chứng rò rỉ nước ối, có thể xảy ra với một cơn chảy đột ngột hoặc nhỏ giọt liên tục. Nước ối không mùi; nếu sản phụ nhận thấy chất lỏng bị rò rỉ, hãy cố gắng xác định xem nó có mùi như nước tiểu hay nếu nó không mùi. Nếu không phải là nước tiểu, hãy đến cơ sở Y tế ngay lập tức.


Thai nhi 23 tuần nặng bao nhiêu kg? Ở tuần 23, thai nhi có cân nặng khoảng 565 gram và dài khoảng 30.6 cm.

Thai nhi đang tiếp tục tăng cân, trong vài tuần tới, thai nhi sẽ thực sự bắt đầu phát triển mạnh hơn nữa. Lông tơ (tên tiếng Anh là Lanugo) là một loại lông tơ mềm mại, đây là lớp lông đầu tiên mọc ra từ nang lông của em bé khi em bé đang phát triển trong bụng mẹ. Người ta thường thấy lông tơ ở em bé sinh non, nhưng thực tế những đứa trẻ đủ tháng cũng có thể được sinh ra với lớp lông mềm mượt này. Đây là điều hoàn toàn bình thường không có gì đáng lo lắng cả. Lông tơ có thể có màu trắng, vàng nhạt hoặc hơi đậm màu. Bà mẹ có thể thấy và cảm nhận lông tơ trên lưng bé, vai, cánh tay, trán và má của trẻ. Nó có thể ở bất cứ nơi nào trên cơ thể ngoại trừ những bộ phận không có nang lông như môi, lòng bàn tay, lòng bàn chân, hai bên ngón tay và ngón chân, bộ phận sinh dục và móng tay.

Tuần này lỗ mũi của em bé đã thông, nghĩa là chúng không còn đóng như trước đây. Có những thay đổi đang diễn ra trong phổi của em bé, giúp em bé có thể thở độc lập vào lúc sinh. Chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của em bé, giúp chúng mở và giữ khí oxi sau khi sinh sinh.


Sự phát triển của thai nhi tuần 23

Thai nhi 23 tuần biết làm gì? Thai nhi có thể nằm theo tư thế ngôi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của bạn. Hoặc em bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo trong tử cung. Vào giai đoạn này tử cung còn nhiều không gian để đứa bé có thể khám phá và chọn cho mình một vị trí thoải mái.


Nếu đang làm việc, sản phụ nên hoàn thiện các kế hoạch và giấy tờ cho kỳ nghỉ thai sản sắp tới. Hãy chắc chắn rằng sản phụ đã nói chuyện với người quản lý mình và bộ phận nhân sự để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều hiểu tình trạng của sản phụ và được biết về những quyền lợi của sản phụ tại nơi làm việc trong khi mang thai. Nhiều phụ nữ tự hỏi họ nên tiếp tục làm việc trong bao lâu khi mang thai. Một số phụ nữ sẽ ngừng làm việc vào khoảng tháng thứ 7 hoặc thứ 8, trong khi những phụ nữ khác làm việc cho đến ngày sinh. Không có câu trả lời chính xác về thời gian sản phụ nên nghỉ việc. Tuy nhiên, sản phụ có thể làm việc miễn là cảm thấy có thể làm được, trừ khi thai nhi phát triển các biến chứng cần nghỉ ngơi tại giường. Sản phụ cũng sẽ cân nhắc về những điều sau đây:

Sau khi em bé chào đời, sản phụ sẽ đi làm trở lại hay ở nhà?
Nếu quyết định làm việc, ai sẽ chăm sóc trẻ? Chồng hay thành viên khác trong gia đình?
Sản phụ có cảm thấy tự tin khi đưa bé đến nhà giữ trẻ hay đưa trẻ đi chơi ngoài trời với mẹ không?
Tốt nhất hãy bắt đầu thảo luận về những vấn đề này với chồng và người thân để có thể sắp xếp hợp lý ai sẽ chăm sóc bé.

Uống nhiều nước cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Mặc dù tốt nhất là uống nước lọc, sản phụ cũng có thể uống nước rau, nước ép trái cây, sữa và một số loại trà thảo dược. Tuy nhiên, sản phụ nên tránh cà phê và soda do hàm lượng caffeine có trong các loại nước này có tác dụng lợi tiểu, có thể làm giảm số lượng chất lỏng trong cơ thể và khiến sản phụ bị mất nước. Nếu đang uống đủ nước, nước tiểu của sản phụ sẽ có màu vàng nhạt hoặc thậm chí không màu; nước tiểu màu vàng đậm là một dấu hiệu cho thấy sản phụ không uống đủ nước. Uống đủ nước có thể giúp ngăn ngừa:

Nhức đầu
Hạn chế cơn co tử cung
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Phù

Nếu ai đó xung quanh đang hút thuốc, hãy tránh đi. Hút thuốc thụ động cũng độc gần như hút thuốc chủ động, và nhau của bạn sẽ không lọc tất cả khí CO và các hóa chất khác mà bạn hít vào một cách thụ động. Nếu bạn vẫn đang hút thuốc, phải tìm mọi cách để bỏ.

Xem thêm: Cách Nguyền Rủa 1 Người Khác, Hướng Dẫn Cách Để Thực Hiện Nguyền Rủa Người Khác

Nếu bạn thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, sản phụ cần phải báo với hộ sinh hoặc bác sĩ. Một số phụ nữ dễ bị sinh non hơn, nhưng dấu hiệu bắt đầu có thể khá mơ hồ. Đừng ngại kiểm tra ngay cả khi sản phụ chỉ muốn biết để an tâm hơn.


Sự phát triển của thai nhi tuần 23

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
eivonline.edu.vn để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.