Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!


*
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn nhất dành cho bé gái

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai theo WHO

Đối với bé trai, dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ mới nhất kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Để phần nào có thể đánh giá được mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn, bạn hãy đối chiếu chiều cao cân nặng của trẻ căn cứ vào bảng cân nặng chuẩn của bé này:


*


Như vậy là bạn đã biết được bảng cân nặng tiêu chuẩn và chiều cao tiêu chuẩn cho cả bé trai và bé gái. Sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được xem là điều vô cùng lý thú với nhiều thay đổi đáng ngạc nhiên. Bạn cần theo dõi sát sao sự tăng trưởng của trẻ, cả về cân nặng của trẻ lẫn chiều cao của trẻ để nhận biết những thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con yêu.

Bạn đang xem: Biểu đồ tăng trưởng và cân nặng trung bình cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi

5 ngày – 3 tháng tuổi: Trong suốt khoảng thời gian này, mỗi ngày, cân nặng trẻ sơ sinh sẽ tăng trung bình khoảng 15 – 28g. Do đó, sau 2 tuần tuổi, cân nặng của trẻ yêu sẽ nhanh chóng trở lại mức như lúc sinh. 3 – 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh. 7 – 12 tháng: Cân nặng của trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Với các bé bú mẹ, cân nặng của trẻ sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này. Trong giai đoạn này, bé yêu tiêu tốn rất nhiều calorie vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học lật, bò, trườn, thậm chí là tập đi. Trước khi bé tròn 1 tuổi, trung bình chiều cao cân nặng của trẻ sẽ ở khoảng 72 – 76cm và cân nặng tiêu chuẩn gấp 3 lần lúc mới sinh. 1 tuổi (tuổi tập đi): Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm. 2 tuổi: Trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Lúc này, bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên. 3 – 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Theo các chuyên gia, lúc này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở mặt, sẽ giảm đi nhiều. Lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó nên trông bé có vẻ cao ráo hơn. 5 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh. Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.

Để đồng hành cùng các bậc cha mẹ trong việc đánh giá – quan sát sự tăng trưởng của con, đội ngũ Hello Bacsi đã phát triển phần mềm “Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em”. Việc sử dụng biểu đồ này sẽ giúp bạn đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ, biểu thị cho sự tăng trưởng của trẻ dựa trên yếu tố bách phân vị do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Vậy còn chần chờ gì mà chưa trải nghiệm công cụ hữu ích này bạn nhỉ!


6 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

1. Yếu tố gen di truyền có thể ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Yếu tố gen di truyền ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cân nặng của trẻ. Khi đứa trẻ sinh ra, con nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, yếu tố di truyền có một tác động lớn đến sự phát triển và kích thước của các cơ quan trong cơ thể.

Họ còn tiến hành nhiều nghiên cứu và phát hiện ra rằng, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nghiên cứu này đăng trên trên tạp chí Sinh học ở người tại Mỹ (American Journal of Human Biology). Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, chiều cao của trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền mà thôi.

2. Dinh dưỡng và môi trường sống

*
Chiều cao cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng bởi dinh dưỡng và môi trường sống

Bạn có biết, ngoài gen di truyền, chiều cao cân nặng của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo, Nhật Bản, yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Chẳng hạn, tình trạng suy dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất. Nó không chỉ tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì.

Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bé có thể bắt kịp sự phát triển mà đáng lẽ bé phải đạt được trước đó. Do đó, bạn cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong mỗi giai đoạn, đặc biệt là canxi để con yêu có thể cải thiện chiều cao. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác như: khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.


Sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho bé cao lớn
Cân nặng, chế độ ăn uống và sự phát triển bé 14 tháng tuổi

3. Các bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Các bệnh lý mạn tính, khuyết tật nghiêm trọng hay từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố gây tác động tiêu cực lên thể chất của trẻ, cụ thể là chiều cao cân nặng của trẻ. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa Hoa Kỳ nổi tiếng mang tên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia vào tháng 1/2000, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh. Đồng thời, sự phát triển về sinh lý hay sức khỏe sinh sản của trẻ giai đoạn dậy thì, vị thành niên cũng bị rối loạn và trì hoãn.

4. Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ

Sự chăm sóc của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé. Nghiên cứu tại Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, sự chăm sóc của bố mẹ lẫn những người không cùng huyết thống (người giữ trẻ) là một yếu tố tác động lớn đến việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì.


5. Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sau này, trong đó có chiều cao cân nặng của trẻ. Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng. Điều đó giúp trẻ khỏe mạnh và ít bệnh tật.

6. Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

*
Tập luyện có thể cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ

Một thực tế dễ nhận thấy ở trẻ em ngày nay là tình trạng lười vận động và hay thức khuya. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, hình ảnh trẻ em chơi đùa, chạy nhảy, đá cầu, đá bóng ngày càng ít đi, thay vào đó là hình ảnh của những cô cậu nhỏ dán mắt vào màn hình điện thoại, i
Pad hay tivi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp của trẻ lẫn hệ thần kinh. Do đó, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn nữa các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền, nhảy dây…

Đối với những trẻ thừa cân, việc tích cực vận động còn giúp con lấy có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý như tiểu đường, tim mạch ở trẻ. Bên cạnh đó, việc trẻ thức khuya còn khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng rất lớn. Một giấc ngủ sâu và đủ giúp hỗ trợ tăng cường mật độ xương và có thể phát triển chiều cao của bé.


Sự phát triển chiều cao cân nặng hay thể chất ở trẻ là điều kiện cần cho sức khỏe của con nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Bên cạnh phát triển thể chất chiều cao cân nặng của trẻ, bạn cũng đừng quên bồi dưỡng đời sống tinh thần và sức khỏe trí não của con yêu nhé!


Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


*

1. Growth Charts

https://www.cdc.gov/growthcharts/index.htm

2. WHO Growth Standards Are Recommended for Use in the U.S. for Infants and Children 0 to 2 Years of Age

https://www.cdc.gov/growthcharts/who_charts.htm

3. Physical Changes During Puberty

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/gradeschool/puberty/Pages/Physical-Development-of-School-Age-Children.aspx

4. See How Your Baby Grows: Age-by-Age Growth Chart for Children

https://www.parents.com/toddlers-preschoolers/development/physical/age-by-age-growth-chart-for-children/

5. What Factors Affect Physical Development?

https://www.livestrong.com/article/226088-what-factors-affect-physical-development/

Chiều cao cân nặng của trẻ là một trong những điều được Ba bố mẹ rất quan tâm. Bởi bố mẹ nào cũng mong con được phát triển khỏe mạnh và cao lớn mỗi ngày. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn giúp so sánh và biết được bé có đang phát triển tốt, đủ tiêu chuẩn hay không.


Mục lục

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam 0-18 tuổi
Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho bé
Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ
Chiều cao và cân nặng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
Chiều cao cân nặng của trẻ không đạt chuẩn, bố mẹ phải làm gì?

Quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ

Để biết được chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ, đầu tiên bố mẹ cần biết quá trình phát triển của trẻ như thế nào? Theo các chuyên gia, việc phát triển chiều cao cân nặng của bé qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể như sau:

Đối với bé sơ sinh, chiều cao cân nặng tăng nhanh mỗi tuần. Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, cân nặng của bé có thể tăng 1-2 lần so với lúc mới sinh. Chiều cao của bé cũng tỷ lệ thuận với cân nặng, từ lúc sinh cho tới 1 tuổi có thể tăng từ 25-75cm.Giai đoạn từ 2-10 tuổi, chiều cao của bé sẽ tăng lên khoảng 10cm nữa. Mức tăng đạt trung bình ở thời điểm này là khoảng 85-86cm.Sau năm thứ 10, chiều cao của bé sẽ tăng ở mức giảm dần, mỗi năm tăng trung bình khoảng 5-6cm.Giai đoạn phát triển nhanh và vượt bậc là vào tuổi dậy thì. Chiều cao cân nặng của trẻ sẽ tăng rất nhanh. Đối với bé trai từ 12-14 tuổi trung bình 1 năm có thể tăng 7cm. Đối với bé gái từ 9-11 tuổi tăng trung bình 6cm/năm.

*

Chiều cao cân nặng của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ở trẻ

Sau tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm dần. Bước sang tuổi 22-25, chiều cao hầu như ngừng tăng thêm. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian vàng bé phát triển mạnh về chiều cao, bố mẹ cần quan tâm và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ phát triển thể chất tốt nhất, đặc biệt là giai đoạn dậy thì.

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam 0-18 tuổi

1. Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 0-2 tuổi

Đây là một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ về chiều cao, cân nặng, trí tuệ của trẻ. Bố mẹ nên theo dõi thường liên tục và thường xuyên để có biện pháp can thiệp kip thời.

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng cho trẻ từ 0-2 tuổi chuẩn WHO để bố mẹ tham khảo:

*

2. Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 2-10 tuổi

Trẻ 2-10 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao ổn định nhất. Mỗi năm, bé có thể tăng từ 5-8 cm chiều cao và khoảng 1% mật độ xương cho đến khi trẻ dậy thì. Giai đoạn này trẻ rất cần một chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt khoa học. Đây sẽ là tiền đề và bàn đạp để trẻ tăng chiều cao tối ưu nhất trong giai đoạn dậy thì.

Bố mẹ hãy tham khảo thêm bảng chiều cao cân nặng cho trẻ từ 2-10 tuổi chuẩn WHO dưới dây:

*

3. Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 10-18 tuổi

Giai đoạn dậy thì chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt, đây là chặng cuối cùng và quan trọng nhất để trẻ phát triển chiều cao. Giai đoạn này bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt của con, kết hợp tầm soát chiều cao thường xuyên để trẻ đạt tầm vóc vượt trội khi trưởng thành.

Đối với hầu hết người lớn, chỉ số BMI lý tưởng là trong khoảng 18,5 đến 24,9. (1)

Dưới đây, eivonline.edu.vn chia sẻ đến bố mẹ bảng cân nặng lý tưởng cho trẻ 18 tuổi theo hướng dẫn từ CDC.

*

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam

*

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nữ

Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho bé

Hẳn là bố mẹ sau khi có con đều mong muốn con được phát triển tốt nhất. Đo chiều cao định kỳ là cách đơn giản để kiểm tra và theo dõi sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu bố mẹ vẫn chưa biết cách đo chiều cao cho bé như thế nào, Chúng tôi sẽ bật mí dưới đây ngay nhé.

1. Đối với bé dưới 2 tuổi

Đo chiều cao cân nặng của trẻ dưới 2 tuổi rất cần thiết, đặc biệt là chiều cao. Bố mẹ có thể dùng thước chuyên dụng để đo cho bé. Bố mẹ làm theo hướng dẫn như sau:

Đặt bé nằm ngửa lên giường hoặc bàn, giữ cho đầu trẻ thẳng và mắt nhìn lên trần nhà .Phần đầu bé chạm vào cạnh của thước đo.Tiếp đến, bố mẹ giữ chân và đầu gối bé thật thẳng.Cuối cùng áp thước đo vào người bé và đọc kết quả đo.Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ nên đo chiều cao cân nặng mỗi tháng một lần giúp kiểm soát tốt tốc độ phát triển của bé. Đồng thời, so sánh với bảng tiêu chuẩn WHO để có thể biết được bé có phát triển khỏe mạnh hay không.

2. Đối với bé trên 2 tuổi

Đối với trẻ trên 2 tuổi, việc đo chiều cao cân nặng sẽ dễ dàng và bé cũng hợp tác hơn. Bé đã biết đi đứng, nên khi đo bố mẹ có thể cho bé đứng cạnh tường để đo. Tuy nhiên, khi đo chiều cao cho bé cần lưu ý những điều sau:

Sử dụng thước đo chiều cao cho trẻ loại chuyên dụng.Để thước dựng vuông góc sàn nhà và thẳng đúng, vạch số 0 phải sát sàn.Sau khi cố định thước, cho trẻ đứng sát vào để bắt đầu đo chiều cao.Cho trẻ đứng áp sát, thẳng lưng và để chân không, không mang giày hoặc dép.Chỉnh 2 tay bé áp vào 2 bên của đùi, mắt nhìn thẳng.Dùng bảng hoặc vật cứng áp vào sát đỉnh đầu bé, sau đó xem kết quả.

Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ bố mẹ có thể tìm được ở rất nhiều trang mạng khác nhau. Tuy nhiên, bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn đáng tin cậy nhất là của WHO. Vậy cách tra cứu bảng như thế nào, có dễ không? Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bố mẹ ngay dưới đây nhé.

1. Đối với trẻ từ 0-10 tuổi

Đối với bé từ 0-5 tuổi là giai đoạn đang còn khám phá những thứ xung quanh. Vì vậy mà bố mẹ cũng không cần quá lo lắng khi chiều cao cân nặng của con chưa đạt chuẩn. Còn giai đoạn vàng để phát triển về chiều cao, cân nặng là 5-10 tuổi. Bố mẹ cần theo dõi để cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Cách tra cứu Chỉ số cân nặng của trẻ tính theo tuổi và lưu ý ở giai đoạn này:

Nếu chỉ số dưới –2SD là trẻ đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Bởi dưới mức này thì cân nặng của trẻ chỉ đạt được khoảng 80% so với cân nặng chuẩn.Nếu chỉ số dưới –2SD so với mức chiều cao trung bình thì trẻ đang bị thấp còi.Nếu chỉ số dưới –2SD thì bé của bố mẹ đang bị suy dinh dưỡng.

Trong đó:

TB (Trung bình): Chiều cao cân năng phát triển bình thường chuẩn WHO.–2SD: Trẻ đang bị suy dinh dưỡng và thiếu cân.+2SD: Trẻ cao vượt chuẩn (theo chiều cao), trẻ béo phì (cân nặng).

2. Đối với trẻ từ 10-18 tuổi

Thời điểm tuyệt vời để bố mẹ cung cấp và bổ sung dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện, đặc biệt là chiều cao cân nặng của trẻ là từ 10-18 tuổi. Giai đoạn này, bé đã có thể tham gia nhiều hoạt động thể thao, vui chơi phát triển và nâng cao thể lực. Để biết được chiều cao cân nặng giai đoạn này bình thường hay không thì bố mẹ cần quan tâm đến chỉ số BMI.

Dựa vào chỉ số này, bố mẹ có thể biết được bé béo phì hay bình thường hay đang bị suy dinh dưỡng. Việc này vô cùng cần thiết, bởi nó giúp bố mẹ tìm ra phương pháp hỗ trợ về chiều cao, cân nặng cho bé. Chỉ số này được tính như sau:

BMI=Cân nặng (kilogam)/Chiều cao(m) x Chiều cao(m)

*

Tính chỉ số BMI – Chỉ số khối cơ thể Online

Chiều cao và cân nặng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ? Điều này cũng được nhiều cha bố mẹ quan tâm và tìm hiểu, bởi khi hiểu rõ sẽ giúp điều chỉnh lại dinh dưỡng phù hợp cho bé. Từ đó cải thiện thể chất và trí tuệ cho bé tốt hơn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé trong quá trình phát triển. Cụ thể gồm có:

1. Gen di truyền

Một trong những yếu tố đầu tiên là gen di truyền. Mỗi đứa trẻ khi sinh ra thì đều có gen di truyền từ bố mẹ. Theo các chuyên gia, đây là yếu tố có nhiều tác động đến sự phát triển cơ thể trẻ. Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chiều cao của bé chỉ chiếm khoảng 23%.

Bên cạnh đó, theo thông tin trên AB a
Merican Journal of Human Biology (Tạp chí Sinh học Mỹ) một số yếu tố cũng được di truyền là lượng mỡ thừa cơ thể, nhóm máu, cân nặng. Những yếu tố này tác động không hề nhỏ đến sự phát triển về thể chất, chiều cao của bé.

2. Chế độ dinh dưỡng

Ngoài yếu tố gen di truyền thì chiều cao cân nặng trẻ còn ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng. Theo nghiên cứu tại trường ĐH Liên hợp quốc Tokyo, Nhật Bản, dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt là sự phát triển của thể chất.

*

Chế độ dinh dưỡng hài hoà, cân đối giúp cải thiện chiều cao và cân nặng của trẻ hiệu quả

Khi trẻ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ bị thấp còi, suy dinh dưỡng. Bởi vì trẻ không được cung cấp đầy đủ những chất cần thiết cho cơ thể nên quá trình phát triển thể chất bị chậm lại. Đồng thời, nó còn ảnh chắc khỏe của răng, mật độ xương và kích thước cơ quan của trẻ. Điều quan trọng hơn là trì hoãn quá trình phát triển ở tiền dậy thì và dậy thì của trẻ.

Khi trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ thì chắc chắn sẽ phát triển tốt. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải tìm hiểu để cung cấp và bổ sung những chất cần thiết ở từng giai đoạn. Trong đó, canxi không thể thiếu cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài ra, chiều cao của trẻ còn ảnh hưởng bởi yếu tố khác từ môi trường bên ngoài như: ô nhiễm môi trường, khí hậu,…

3. Bệnh tật

Bệnh tật, một trong những yếu tố góp phần làm chậm sự phát triển thể chất của trẻ. Chiều cao cân nặng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu trẻ có mắc một số bệnh liên quan. Ví dụ như: còi xương, táo bón, bị viêm phế quản, viêm phổi, suy dinh dưỡng…

Khi trẻ bị mắc bệnh thì chắc chắn sẽ phải dùng đến thuốc, việc dùng thuốc kháng sinh cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy mà chiều cao, cân nặng đạt chuẩn hay như bạn bè trang lứa sẽ kém hơn. Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý kiểm tra sức khỏe tổng quát cho con thường xuyên hoặc định kỳ.

4. Môi trường sống

Yếu tố thứ 4 ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ là môi trường sống. Trong đó, yếu tố cần được quan tâm nhiều nhất là nước, đất, không khí, ánh sáng hoặc tiếng ồn…

Trẻ được sống trong môi trường an toàn, thoải mái và trong lành chắc chắn sẽ có một thể chất tốt. Đồng thời luôn khỏe mạnh ít ốm đau hay bệnh tật. Còn nếu như ở trong môi trường bị ô nhiễm, có nhiều tiếng ồn, thiếu ánh sáng thì tinh thần bị ảnh hưởng đầu tiên. Từ đó sẽ dẫn đến những vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng phát triển thể chất và trí tuệ.

5. Vận động

Một điều hiển nhiên và thực tế nhất giúp phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ cho trẻ chính là vận động. Có nhiều bé gặp tình trạng lười vận động hoặc “ngủ ngày, cày đêm”, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bé.

Cuộc sống ngày càng phát triển, công nghệ càng hiện đại, bố mẹ lại bận rộn với công việc. Vì vậy mà những hoạt động về thể chất như đi bộ, đá cầu, đá bóng, chơi đùa, nhảy dây…không còn nhiều. Thay vào đó trẻ lại bố mẹ chiếc điện thoại thông minh hay tivi smart với nhiều trò chơi và chương trình giải trí. Đây chính là yếu tố khiến cho hệ thần kinh lẫn hệ xương khớp của trẻ chậm phát triển.

*

Chiều cao cân nặng của trẻ được cải thiện đáng kể nhờ vận động đúng cách

Để cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ, bố mẹ hãy dành thời gian rảnh rỗi chơi cùng con, khuyến khích con tham gia các hoạt động thể thao. Ví dụ như: đạp xe, bơi lội bóng chuyền, nhảy dây…

Đối với bé bị béo phì hoặc thừa cần thì càng phải tích cực trong việc vận động cơ thể. Bởi như vậy mới giúp trẻ hạn chế được bệnh về tim mạch, tiểu đường và lấy lại cân nặng đạt chuẩn. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho con một giờ sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ khoa học. Hãy tập cho bé có thói quen ngủ đúng giờ, điều này giúp phát triển chiều cao tốt và hỗ trợ tăng mật độ xương.

Chiều cao cân nặng của trẻ không đạt chuẩn, bố mẹ phải làm gì?

Trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng và chiều cao cân nặng không đạt chuẩn phải làm sao? Chắc chắn, ba mẹ sẽ rất lo lắng và muốn tìm hiểu những vấn đề này. Khi chiều cao cân nặng của trẻ không đạt chuẩn, bố mẹ cần:

1. Đảm bảo tốt về chế độ dinh dưỡng cho bé

Như đã nói ở trên, chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Vì vậy nó đóng vai trò rất quan trọng, bố mẹ cần cân đối chế độ dinh dưỡng cho con thật tốt. Trong đó, bổ sung nhiều vitamin và các nhóm chất đề kháng mà trẻ có thể hấp thu tốt.

2. Cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ bằng vitamin và thực phẩm chức năng

Trợ thủ đắc lực cho sự phát triển toàn diện của trẻ chính và vitamin và thực phẩm chức năng. Trong hành trình nuôi con khôn lớn, những sản phẩm này bố mẹ không nên bỏ qua. Đặc biệt là vitamin tổng hợp, một trong những sản phẩm được nhiều bố mẹ sử dụng và bác sĩ khuyên dùng.

Vitamin tổng hợp giúp trẻ hấp thu tốt, từ đó tăng cường đề kháng và tăng cân đều chứ không ảo. Đây cũng là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp bé phát triển tốt, lâu dài.

3. Tạo thói quen vận động, tập luyện thể thao cho trẻ

Vận động là yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ không nhỏ. Vì thế, bố mẹ hãy khuyến khích và động viên con tham gia các trò chơi về thể chất. Ưu tiên cho trẻ tập luyện các môn thể thao tăng chiều cao hiệu quả: bơi lội, đạp xe, nhảy dây.

Tuy nhiên, nên cho trẻ tham gia các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi nhé. Ở mỗi giai đoạn phát triển, bố mẹ nên tìm hiểu các hoạt động thích hợp nhất cho bé. Hãy dành thời gian cùng con để tạo nên những giây phút vui vẻ, thư giãn và giúp con phát triển tốt về mọi mặt.

Xem thêm: Tình Yêu Không Có Lỗi, Lỗi Ở Bạn Thân Phần 2 Tập 15, Review Phim: Tình Yêu Không Có Lỗi Lỗi Ở Bạn Thân

Ngoài ra, có rất nhiều giải pháp để bố mẹ hỗ trợ giúp con phát triển chiều cao, cân nặng. Trong những năm đầu đời, con rất cần sự trợ giúp của bố mẹ, hãy hỗ trợ con một cách tốt nhất nhé bố mẹ.