Những gì diễn ra trong World invasion: Battle Los Angeles (Thảm họa Los Angeles) khiến người xem thất vọng.


Phim về thảm họa, thiên tai luôn được Hollywood khai thác trong mấy mươi năm qua. Đa số các phim này đều dựa trên những sự kiện có thật hoặc hư cấu gần sát với thực tế.

Nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood đã lay động lòng người. Tình yêu bất tử giữa nàng Rose giàu có với chàng trai thuộc tầng lớp nghèo trong Titanic của James Cameron làm khán giả nhớ mãi. Đớn đau, tuyệt vọng, cay đắng rồi hạnh phúc - từng cung bậc cảm xúc của nhân vật làm khán giả thổn thức khi theo dõi số phận của một gia đình sau trận động đất kinh hoàng ở tỉnh Đường Sơn (Trung Quốc) trong Đường Sơn đại địa chấn của Phùng Tiểu Cương. Những hình ảnh trong Sóng thần ở Haeundae thực sự gây “cơn chấn động” thị giác với khán giả. Thảm họa thiên thạch va chạm địa cầu trong Armageddon tạo cảm giác nghẹt thở... Rồi 2012 - bộ phim mô tả cơn đại hồng thủy nhấn chìm địa cầu. Trong hoảng loạn vẫn có những thiên anh hùng ca về tình người, sự sẻ chia, đồng cảm. 2012 khiến nhiều khán giả tin rằng đến năm 2012 nhân loại sẽ bị diệt vong đến nỗi Cục Quản trị hàng không và Không gian quốc gia Mỹ (NASA) phải trấn an người dân rằng những gì diễn ra trên phim chỉ là hư cấu…

*
Hình ảnh thảm họa trong phim 2012 - Ảnh: GALAXY

Trong khi đó, Thảm họa Los Angeles (vừa ra mắt báo giới chiều 17.3 và ra rạp ngày 25.3) là câu chuyện không mới, thậm chí là quá cũ về đề tài sinh vật ngoài hành tinh tấn công địa cầu qua các vật thể bay không xác định (UFO). Những người lính thủy quân lục chiến Mỹ chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng bắt đầu từ Los Angeles (Mỹ). Một cuộc chiến mà từ trước đến nay nước Mỹ chưa hề đối đầu: chống lại sinh vật lạ nửa người nửa máy đến từ không gian.

*
Cuộc chiến giữa lính thủy quân lục chiến Mỹ và người ngoài hành tinh trong phim Thảm họa Los Angeles -Ảnh: GALAXY

Với nội dung đơn giản, người xem rất dễ đoán kết cuộc của phim Thảm họa Los Angeles. Gần như toàn bộ thời lượng phim dành cho những cảnh bắn nhau trong cuộc chiến tranh giữa lính thủy đánh bộ và sinh vật lạ. Kỹ xảo được đạo diễn Jonathan Liebesman tận dụng tối đa nhưng rất dễ nhận ra nhiều đại cảnh được thực hiện bằng vi tính. Xem Thảm họa Los Angeles, khán giả chợt nhận ra có chút gì đó của Black hawk down (Diều hâu gãy cánh) pha trộn với Aliens (Người ngoài hành tinh), District 9 (Khu vực 9), cộng thêm cảnh thành phố bị thiên tai, sóng thần tàn phá như 2012. Tất cả chỉ có thế!

116 phút của Thảm họa Los Angeles chỉ bao trùm những cảnh đánh nhau, bom rơi, đạn nổ bên tai. Một số khán giả thật sự khó chịu sau khi nhìn thấy những gì diễn ra trên màn bạc: cái cảm giác bẽ bàng, vô lý khi ngoài đời thảm họa thật đang diễn ra tại Nhật Bản với hàng chục ngàn người thương vong, mất tích.

10 bộ phim đạt doanh thu cao nhất

Titanic (1997): 1,8 tỉ USD; Independence day (1996): 817 triệu USD; 2012 (2009): 769 triệu USD; War of the world (2005): 591 triệu USD; I am legend (2007): 585 triệu USD; Armageddon (1998): 553 triệu USD; The day after

tomorrow (2004): 544 triệu USD; Twister (1996): 494 triệu USD; Godzilla (1998): 379 triệu USD và Apollo 13 (1995): 355 triệu USD. (Nguồn: IMDB)

Cho dù loài người ngày càng trở nên nhạy cảm với từ “thảm họa” thì Hollywood vẫn không ngừng làm phim về đề tài này. “Thảm họa Los Angeles” chính là một lời cảnh tỉnh gợi mở về những hiểm họa đang rình rập từ ngoài không gian trái đất.

Bạn đang xem: Đại chiến los angeles (thảm họa los angeles)

Có những bí mật chưa thể lý giải

Ở thế kỉ 20, thuyết UFO – vật thể bay không xác định rất phổ biến, và loài người vẫn tiếp tục tìm hiểu về nó cho đến tận bây giờ. Đã từng xuất hiện những vệt sáng bất thường trên bầu trời của nhiều thành phố tại các quốc gia như Tại Anh, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ, v.v.

Cụ thể nhất là sự xuất hiện của những vệt sáng tại Los Angeles, Mỹ vào năm 1942, sau sự kiện Trân Châu Cảng chỉ 3 tháng. Vào lúc 2 giờ sáng ngày 25 tháng 2 năm 1942, bầu trời đêm California rực sáng với những vật thể lạ bay lượn hết sức bí ẩn, khiến cả quân đội lẫn người dân hết sức lúng túng. Hầu hết mọi người tin chắc rằng đó là một đợt oanh tạc khác của quân Nhật, nhưng một số ít lại quả quyết chúng chính là các UFO. Hơn 1440 đợt đạn dược chống không tặc đã được bắn lên, nhưng không có xác máy bay nào được tìm thấy. Tổng thống Hoa Kỳ đương thời Roosevelt ra mệnh lệnh tiến hành điều tra vụ việc, nhưng kết quả người ta cho rằng đó chỉ là các quả cầu khí tượng. Đến nay, vụ việc năm 1942 ấy vẫn nằm trong vòng bí mật, một câu đố chưa lời giải đáp.

*

Cảnh người ngoài hành tinh tấn công trái đất trong phim "Thảm họa Los Angeles"

Thảm họa Los Angeles được lấy cảm hứng từ những sự kiện có thật đó. Trong bối cảnh con người vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng về UFO và bắt đầu trở nên chủ quan thì những sinh vật ngoài hành tinh đã làm một cuộc tấn công bất ngờ, mạnh như vũ bão với dã tâm chiếm nguồn nước ngọt quý giá của con người. Chúng đi đến đâu là nơi đó bị tàn phá, các quốc gia đều thất thủ không còn cơ may kháng cự. Thành trì cuối cùng cũng là nơi những UFO đầu tiên xuất hiện, thành phố Los Angeles (Mỹ). Hy vọng cuối cùng của nhân loại nằm trong tay toán lính thủy đánh bộ kiên cường, những người canh giữ Los Angeles. Chừng nào Los Angeles còn đứng vững thì Trái Đất còn tồn tại, nhưng họ sẽ cầm cự được bao lâu trong cuộc chiến không cân sức?

*
Diễn viên chính trong phim: Aaron Eckhart. Anh thủ vai vị đội trưởng chỉ huy trung tâm của trung đội lính thủy đánh bộ trấn giữ Los Angeles trước sự công phá tàn khốc của người hành tinh. Aaron là cái tên khá quen thuộc với khán giả yêu điện ảnh Hollywood, qua các phim như Erin Brockovich, No Reservation, Thank You For Smoking, The Dark Knight.

Phim thảm họa phải hoành tráng

Thảm họa Los Angeles được làm với kinh phí khổng lồ 100 triệu đôla Mỹ, tương đương 2.200 tỷ VNĐ. Phim được sự hỗ trợ đắc lực của quân đội Hoa Kỳ. Căn cứ quân sự Pendleton tại California đã được sử dụng làm trường quay, với nhiều sĩ quan thực sự tham gia hỗ trợ êkíp quay phim. Khán giả sẽ được chứng kiến những màn phô diễn sức mạnh của quân đội Mỹ rất thực và thuyết phục trong phim.

*

Đạo diễn Jonathan Liebesman chọn phong cách phim tài liệu cho Thảm họa Los Angelesđể làm nổi bật cuộc chiến tranh khốc liệt giữa thế giới loài người và người ngoài hành tinh. Vì lý do này, phim phải hoàn toàn như thật, phải đạt sức thuyết phục cao nhất chứ không quá lệ thuộc vào kỹ sảo. Vị đạo diễn này đã từ chối làm phim 3D vì ông cho rằng kỹ thuật quay 3D sẽ làm mất đi tính chân thật. Thay vào đó, ông sử dụng 3 hệ thống camera tiêu chuẩn, kết hợp với màn ảnh xanh tạo hiệu ứng.

Xem thêm: Phim danh sách đen phần 2 ), xem phim danh sách đen phần ii

Những vụ cháy nổ trên trường quay của phim cũng rất hoành tráng, nó thật đến nỗi thỉnh thoảng kích hoạt cả hệ thống báo động cháy địa phương! Bộ phim được quay trong vòng 1 năm 1 tháng, từ tháng 9/2009 đến tháng 10/2010. Khán giả sẽ nổi da gà khi chứng kiến cảnh các thành phố thất thủ, cảnh quay đường cao tốc liên bang đông nghịt xe hơi bị tàn phá thảm khốc.