Bạn đang xem: Những bài văn viết về tết trung thu
Hằng năm, rất nhiều ngày lễ lớn đã được tổ chức. Trong đó, Tết Trung thu là dịp Tết của thiếu nhi. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Tập làm văn lớp 3: Viết đoạn văn ngắn kể về đêm hội Trung thu.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu
Dưới đây là 22 bài văn mẫu lớp 3 do chúng tôi tổng hợp, kính mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung chi tiết sau đây.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 1
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 2
Hằng năm, cứ đến 15 tháng 8 là ngày hội Tết Trung thu. Vào ngày đó, trẻ em trong làng em rất háo hức mặc đồ đẹp, cầm đồ chơi hòa vào chúng bạn đón tết thiếu nhi. Trước ngày hội, mẹ em đã đi chợ chuẩn bị cho em một chiếc đèn ông sao thật đẹp. Đúng bảy giờ tối, trẻ em ru nhau đi rước đèn. Em cũng xin phép bố mẹ để đến cùng bố mẹ. Chúng em sẽ đi từ cuối làng lên đến đình làng. Dẫn đầu đoàn quân là anh chị thanh niên. Mỗi anh chị sẽ cầm theo một cái trống để đánh từng bài một rất đồng điệu. Rồi có chị sẽ bắt cái để chúng em hát nhiều bài thiếu nhi khác nhau. Ở cuối đoàn sẽ có một số người lớn đi theo con mình, rồi cùng lên đình phá cỗ. Ban đầu, đoàn sẽ chia làm hai hàng. Nhưng chỉ một lúc sau, các bạn đã nháo nhào chạy lại gần nhau hơn để nói chuyện, cười nói vui vẻ. Ngày hội năm nào cũng để lại cho em những kỉ niệm khó quên. Những cảm xúc khác nhau khi trải qua từng năm là khi em trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn. Đó là những nốt nhạc vui trong bản nhạc tuổi thơ của em.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 3
Tết Trung thu là một ngày mà tất cả chúng em đều háo hức, mong chờ. Năm nào cũng vậy, cứ chuẩn bị tới ngày rằm tháng Tám, bố mẹ lại sắm cho hai anh em chúng em mỗi người một chiếc đèn lồng và cặp bánh nướng ngon tuyệt. Đến tối hôm ấy, khi mới chỉ chập choạng tối, tiếng trống ếch dồn dập của đoàn quân tí hon đã thúc giục mọi người phải nhanh chân sửa soạn. Chúng em nhập hội và tiến về phía nhà văn hóa của làng. Hàng chục chiếc đèn lồng đủ màu sắc, chiếc thì hình con cá, chiếc hình con bướm, ngôi sao... chao qua, chao lại, sáng rực. Sau lời giới thiệu của chị phụ trách Đoàn, chúng em xếp thành một hàng dài đi vòng quanh sân khấu. Phía giữa là mâm cỗ với đủ thứ trái cây và bánh kẹo, ai nhìn cũng thích mê. Tiết mục đáng mong đợi nhất là màn múa lân sôi động. Chúng em vừa cùng nhau phá cỗ và vừa xem diễn văn nghệ. Em rất yêu thích ngày Tết Trung thu vì qua dịp đó chúng em biết đoàn kết và yêu thương nhau hơn.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 4
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 5
“Tùng rinh rinh… tùng tùng tùng rinh rinh…”. Mới chợp tối, khắp mọi nơi đã rộn vang tiếng trống, tiếng nhạc mừng đêm Trung thu. Ai ai cũng háo hức chờ giây phút được rước đèn, phá cỗ. Trên sân khấu, chú Cuội và chị Hằng đã cười nói để bắt đầu đêm hội. Các bạn nhỏ lần lượt biểu diễn những bài hát trung thu vui nhộn. Chúng em ngồi xếp thành hàng, vừa vẫy tay vừa ca hát theo. Trên vòm trời, ông Trăng sáng vằng vặc, tròn xoe như một chiếc mâm bạc. Đêm Trung thu, thiếu ông chắc sẽ buồn lắm. Hình như ông biết, lũ trẻ chúng em mừng vui nên càng lúc ông càng lên cao, đổ muôn tia sáng xuống mặt đất. Những chiếc đèn ông sao trên tay chúng em nhờ ánh trăng chiếu mà đẹp lấp lánh hơn. Một hồi trống vang lên để báo hiệu màn múa lân sắp bắt đầu. Ba chú lân khoác trên mình bộ áo choàng đỏ rực. Các chú cứ nhảy lên rồi uốn lượn. Chúng em đứng xung quanh xem và hát vang “Đêm Trung thu rước đèn ông trăng…”. Chúng em còn được ăn rất nhiều bánh kẹo. Đó là đêm Trung thu vui nhất của em. Em mong mùa thu mau tới để em lại được rước đèn, phá cỗ.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 6
Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đàn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Đêm hội Trung thu đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên. Đây là dịp lễ cổ truyền của dân tộc mà em thích nhất.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 7
Rằm tháng tám, ở quê em đẹp lắm. Mặt trăng to tròn, sáng vằng vặc. Màu vàng nhàn nhạt của ánh trăng chiếu xuống mặt mặt đất làm mọi vật như đều được dát vàng. Không khí đêm nay mát mẻ lạ kỳ, thỉnh thoảng có vài cơn gió dịu dàng thổi qua mang theo một mùi thơm lạ lùng, là mùi bánh, mùi hoa hay mùi của sự viên mãn, đủ đầy? Chúng em trông đợi ngày này lắm, chỉ mong đi học về thật nhanh để được diện đồ đẹp, đi rước đèn. Mới bảy giờ tối, em đã nghe tiếng nhạc rộn ràng “Tùng rinh rinh… tùng tùng tùng rinh rinh”, bài hát huyền thoại của tuổi thơ, em cùng các bạn trong làng, vội vàng ùa về nhà văn hóa của xóm. Tay ai cũng đều xách một chiếc đèn lồng đủ hình dáng màu sắc, nào là hình ông sao, hình con cá, hoặc hình lồng đèn, có bạn mang theo chiếc đèn chạy bằng pin, vừa phát ra cả tiếng nhạc, vừa nhấp nháy trông rất đẹp. Đến nơi chúng em rất trật tự ngồi thành hàng, xem mấy tiết mục văn nghệ xóm tự chuẩn bị, rồi sau đó lần lượt lên nhận phần thưởng, mặc dù chỉ là quyển vở, cây bút, với vài cái bánh, cái kẹo, nhưng chúng em cảm thấy rất hạnh phúc. Chờ mong mãi mới đến màn rước đèn, cả đoàn nối đuôi nhau xách đèn đi khắp xóm, vừa đi vừa hát vang “Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường” không khí thật náo nhiệt, hạnh phúc làm sao.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 8
Đêm nay lại là một đêm Trung thu nữa, từ sớm mẹ em đã chuẩn bị một mâm ngũ quả gồm chuối, bưởi, táo, quýt, hồng, dưa hấu được chăm chút, cắt tỉa rất đẹp mắt, chập tối mẹ đưa mâm ngũ quả và bánh trung thu lên bàn thờ thắp hương. Em xin phép mẹ được cùng các bạn trong xóm đi rước đèn, đèn lồng của em là đèn hình ngôi sao được trang trí bằng giấy kính màu rất đẹp mắt, trong tiếng nhạc rộn ràng chúng em cùng nhau hát vang bài hát “Rước đèn Trung thu”. Trăng hôm nay thật tròn và đẹp, nhìn từ xa trông cứ như một chiếc bánh đa lớn được nướng vàng, ánh trăng màu vàng nhạt chiếu xuống làm cho những chiếc đèn lồng lung linh, rực rỡ hơn hẳn. Cuối làng có một đội múa lân về biểu diễn, hai con lân màu vàng óng ánh đang ra sức nhảy múa theo tiếng trống, chúng em xếp thành vòng tròn vừa xem vừa vỗ tay theo nhịp trống, không khí thật náo nhiệt. Rước đèn xong chúng em vội về nhà để phá cỗ, mẹ em hạ mâm ngũ quả xuống, bố em dùng dao cắt hai chiếc bánh, một cái là bánh dẻo, cái còn lại là nhân thập cẩm, em bưng lên đĩa hạt dưa, cùng đĩa mứt gừng. Cả nhà ngồi quây quần bên nhau vừa ăn bánh vừa nghe bố em kể chuyện tết Trung thu thời nhỏ của bố mẹ. Tết Trung thu năm nay thật vui vẻ, em hi vọng vào những năm sau nữa, gia đình em vẫn luôn có những cái tết đoàn viên ấm áp như này.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 9
Gia đình em chuyển vào miền Nam cũng đã hơn mười năm. Kể từ lúc em chưa ra đời, Tết Trung thu vì thế cũng có ít nhiều thay đổi. Thay vì mang đèn đi rước như tục lệ, em ở nhà cùng mẹ trang trí mâm ngũ quả, chuẩn bị cỗ, dọn dẹp nhà cửa, còn bố em treo đèn lồng lên mấy cái cây trước nhà. Buổi tối sau khi nhang cháy hết, mẹ hạ mâm ngũ quả trên bàn thờ xuống, mang ra bộ bàn ghế trước sân, em đi thắp sáng hết mấy cái đèn lồng, cả nhà em cùng quây quần phá cỗ, ngắm trăng và trò chuyện cùng nhau thật vui vẻ. Em thích nhất là được nghe chuyện thời thơ ấu của bố mẹ, tuy khổ cực nhưng thú vị lắm. Trăng tối nay thật đẹp, mặt trăng tròn vành vạnh, sáng như gương, ánh trăng dịu dàng chiếu lên từng cảnh vật, thỉnh thoảng lại có cơn gió ùa về mang theo cái khí trời giữa thu, mát lạnh, ngọt ngào làm đung đưa mấy cái lồng đèn màu đỏ. Em thường thắc mắc không biết chị Hằng ở cung trăng có buồn không, bố em cười bảo chị Hằng sẽ không bao giờ buồn vì đã có chú Cuội cùng đón tết. Tết trung thu nhà em là thế đấy, không nhất định phải đi rước đèn, chỉ cần cả gia đình được ở cùng nhau như hôm nay là đã hạnh phúc và viên mãn lắm rồi. Đúng như cái ý nghĩa: Tết Trung thu là tết đoàn viên, tết của tình thân.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 10
Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng đẹp nhất, quý nhất là đêm rằm trung thu, ngày hội của chúng em. Thành phố tràn ngập trong ánh sáng bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hò vang dội. Chơi rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muốn chơi trung thu lắm! Mọi người đang trò chuyện rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”. Tiếng trống vang lên đánh thức những đứa trẻ đang bị kẹo cám dỗ chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu "sư tử" luôn lức lắc theo nhịp trống, đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cái thân hình con "sư tử" uốn lượn vô cùng khéo léo, khéo đến nỗi không ai ngờ rằng dưới cái thân hình oai hùng kia lại là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông ta luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ổng chạy lăng xăng khắp sân. Thỉnh thoảng lại lăn đùng ra làm mọi người cười rũ rượi. Ngày Tết Trung Thu mới vui làm sao.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 11
Trong một năm thì có rất nhiều ngày lễ. Mỗi ngày lễ lại gắn liền với những ý nghĩa khác nhau. Ở Việt Nam, một trong những ngày lễ mà trẻ con yêu thích nhất đó là lễ hội Trung thu. Mỗi dịp mùa thu về, ai cũng háo hức chờ đón ngày được rước đèn ông sao. Trung thu là lễ hội truyền thống lâu đời của dân tộc. Nó diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Đó là dịp con cháu quây quần bên gia đình, cùng nhâm nhi món bánh Trung thu ngọt ngào và thưởng thức vẻ đẹp của trăng rằm dưới một bầu không khí trong lành, thoáng mát của những ngày cuối thu. Hình như, trăng rằm tháng 8 là trăng to nhất, tròn nhất và tỏa sáng nhất trong mười hai tháng của một năm. Ánh trăng hắt xuống từng mảnh sân, xuống những con đường và trăng hòa chung niềm vui với con người. Những ngày trước đêm Trung thu, các bạn nhỏ lại hồ hởi và vui mừng vì được ba mẹ dẫn đi mua đèn lồng, đèn ông sao. Ở những khu chợ bày rất nhiều các loại đèn khác nhau. Chúng đa dạng cả về màu sắc và hình dáng. Có những chiếc đèn hình búp bê ngộ nghĩnh hay hình thỏ, hình bươm bướm dành cho các bạn nữ. Lại có cả những chiếc đèn hình siêu nhân hay ô tô phần các bạn nam. Chúng được làm bằng những màu sắc rực rỡ và bắt mắt. Chỉ cần một hai viên pin là chúng sẽ phát ra những ánh sáng đủ màu sắc và còn có cả những bản nhạc vui nhộn. Chỉ cần nhìn thấy thôi, đứa trẻ nào cũng mong muốn có được một vài chiếc để đi chơi Trung thu .
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 12
Hôm nay là ngày 15 tháng 8, Tết Trung Thu. Khi vừa nghe tiếng trống dồn dập, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đàn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 13
Trong những ngày Tết cổ truyền của đất nước mình, em thích nhất là Tết Trung thu. Dịp Tết này diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Tối hôm đó, em cố gắng ăn cơm thật nhanh. Khoảng tám giờ, trẻ em trong làng bắt đầu với lễ hội Trung Thu của mình. Tất cả tụ họp lại khoảng sân rộng rãi ở nhà văn hóa xem tiết mục múa lân do các anh chị thanh thiếu niên biểu diễn. Tôi cùng các bạn trong xóm cũng rủ nhau đến tham gia. Dưới ánh trăng sáng, những con lân với màu sắc rực rỡ múa lượn từng vòng theo nhịp trống đánh dồn dập. Những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân… lấp lánh trong ánh trăng vàng. Sau đó là sự xuất hiện của chị Hằng và chú Cuội với những màn đối đáp hài hước. Tôi bất giác nhìn lên ánh trăng, nhớ đến câu chuyện cổ tích kể về chú cuội trên cung trăng. Và tự hỏi rằng, liệu trên cung trăng có chị Hằng và chú Cuội thật không? Cuối cùng là tiết mục phá cỗ được trẻ em chúng tôi chờ đợi nhất. Nào là bánh trung thu, mâm ngũ quả… trông thật hấp dẫn. Kết thúc buổi tiệc phá cỗ cũng là lúc phải ra về. Chúng tôi vừa đi trên con đường làng, vừa trò chuyện vui vẻ. Ánh trăng dường như cũng đang đi theo. Cả nhóm nhìn lên và cảm thấy đầy ngạc nhiên thích thú. Trung Thu là Tết của thiếu nhi. Vào những ngày nay, trẻ em đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 14
Em rất thích ngày Tết trung thu. Đây là dịp Tết diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Khung cảnh làng quê của em lúc này thật đẹp. Bầu trời đêm đen thẫm lại như được khoác lên mình một tấm vải nhung. Những ngôi sao nhỏ bé, tỏa sáng lấp lánh giống như đang tô điểm cho chiếc áo khổng lồ. Ngoài đường, trong nhà đều đã sáng đèn. Chỉ một lúc sau là trăng đã lên cao. Trăng tròn như cái đĩa, đang treo lơ lửng trên bầu trời. Ánh trăng vào đêm rằm có màu vàng ấm áp và cũng sáng hơn. Hơn bảy giờ tối, đường phố đã rộn ràng tiếng cười nói của trẻ con trong làng. Bạn nào cũng có những món đồ chơi của ngày tết trung thu như đèn ông sao, mặt nạ… Chương trình đón Tết trung thu được tổ chức ở nhà văn hóa của thôn. Sau các tiết mục văn nghệ là phần chia bánh kẹo. Chúng em đứa nào cũng háo hức nhận quà từ chị Hằng và chú Quậy. Cuối cùng là phần múa lân vô cùng hấp dẫn. Tối hôm đó trở về, em cùng với bố mẹ ngồi ngoài sân vừa ngắm trăng, vừa phá cỗ. Ngày Tết Trung thu thật là tuyệt vời biết bao.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 15
Đêm Trung thu, làng quê em trở nên thật đẹp đẽ. Màn đêm bao trùm khắp mọi vật. Trên bầu trời, ánh trăng chiếu sáng xuống mọi vật. Trẻ con trong xóm háo hức đi rước đèn. Bảy giờ tối, em cùng chị ra nhà văn hóa xem múa lân do các anh chị đoàn viên thanh niên biểu diễn. Những con lân với màu sắc rực rỡ múa lượn từng vòng theo nhịp trống đánh dồn dập. Mỗi bạn nhỏ đều có một chiếc đèn lồng ông sao, hoặc một chiếc mặt nạ. Không khí thật sôi nổi, vui vẻ. Tất cả chúng em đều thích nhất là phần phá cỗ. Nào hoa quả, bánh kẹo, đồ uống thật là hấp dẫn. Em cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 16
Tết Trung Thu năm nay, em được ông nội mua cho một chiếc đèn ông sao. Tối hôm đó, em cùng các bạn trong xóm rủ nhau đi rước đèn. Chúng em vừa đi vừa hát bài “Rước đèn ông sao”. Ông trăng to tròn, sáng rõ giống như đang cùng đi rước đèn với chúng em vậy. Tám giờ tối, chương trình “Đêm Hội Trăng Rằm” được tổ chức ở nhà văn hóa thôn. Trẻ em trong thôn đến xem rất đông. Mở đầu chương trình là tiết mục múa lân. Những chú lân nhiều màu sắc nhảy múa theo tiếng trống rộn ràng. Nhưng chị Hằng và chú Quậy được chúng em yêu thích hơn cả. Cuối chương trình, chúng em còn được phá cỗ. Đêm Trung thu thật vui vẻ.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 17
Vào dịp Tết Trung thu, em cảm thấy rất háo hức và mong đợi. Khung cảnh làng quê dưới ánh trăng thật đẹp. Khoảng tám giờ tối, trẻ con trong xóm đã xôn xao rủ nhau đi rước đèn. Cả nhóm vừa đi vừa hát bài “Chiếc đèn ông sao”. Tám giờ ba mươi, chương trình đón Tết trung thu diễn ra. Đầu tiên là tiết mục múa lân của các anh chị đoàn viên. Những chú lân rực rỡ sắc màu đang trình diễn trong tiếng trống rộn ràng. Sau đó, chị Hằng và chú Quậy xuất hiện với màn đối đáp hài hước. Chúng em còn được xem rất nhiều tiết mục văn nghệ hay. Phần cuối cùng được chờ đợi nhất là phá cỗ. Rất nhiều bánh kẹo, hoa quả, nước ngọt đã được chuẩn bị. Em cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 18
Năm nay, khu phố của em tổ chức chương trình đón Tết Trung thu. Tất cả trẻ con đều cảm thấy rất háo hức, chờ đợi. Khoảng tám giờ tối, em được bố đưa ra nhà văn hóa. Đêm nay, ông trăng thật tròn và sáng. Chương trình bắt đầu với tiết mục múa lân rất sôi động. Sau đó, chị Hằng và chú Quậy xuất hiện. Hai anh chị đã đặt ra những câu hỏi để chúng em trả lời. Bạn nào trả lời đúng sẽ nhận được quà. Cuối cùng là tiết mục phá cỗ được chờ đợi nhất. Rất nhiều bánh kẹo, hoa quả đã được chuẩn bị sẵn. Chúng em vừa phá cỗ, vừa rước đèn rất vui vẻ. Em rất thích ngày tết Trung thu.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 19
Năm nay, xóm em đã tổ chức một chương trình đón Tết Trung thu. Tám giờ tối, trẻ con trong xóm đã đi rước đèn ông sao. Đến tám giờ ba mươi phút, chương trình bắt đầu. Nhà văn hóa đã chật kín người. Mở đầu chương trình là tiết mục múa lân rất sôi động. Tiếp đến, chị Hằng và chú Quậy xuất hiện. Cả hai đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về Tết Trung thu. Rất nhiều bạn nhỏ trả lời đúng và nhận được quà. Sau đó, chúng em được xem nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn. Phần cuối cùng của chương trình là phá cỗ. Chúng em cùng nhau thưởng thức hoa quả, bánh kẹo. Em rất thích Tết Trung thu.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 20
Trung thu là Tết của thiếu nhi. Năm nay, em đã được tham gia đêm hội Trung thu ở trường. Chương trình bắt đầu bằng một màn múa lân rất hấp dẫn. Sau đó, chị Hằng và chú Quậy xuất hiện với màn đối đáp hài hước. Những bài hát như Chiếc đèn ông sao, Đêm Trung thu, Rước đèn tháng Tám đã rất quen thuộc. Chúng em còn được tham gia thi xếp mâm ngũ quả. Mỗi lớp có ba mươi phút để trình bày. Lớp 5A đã được giải nhất. Cuối cùng, toàn trường cùng nhau phá cỗ rất vui vẻ. Em đã có một đêm Trung thu rất ý nghĩa.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 21
Tết Trung thu đã đến. Em thích nhất là được ngồi bên cửa sổ ngắm trăng cùng bà. Vui biết bao! Bánh kẹo được bày ra một chiếc mâm. Cả nhà cùng ngồi ăn với nhau. Như vậy mới là đêm rằm Trung Thu! Em được được ăn bánh Trung Thu và ngắm trăng. Sau đó, em còn được chơi lồng đèn. Những chiếc đèn lồng thắp sáng giữa đêm trăng ở quê em. Tết Trung thu năm nào cũng thật vui vẻ.
Đoạn văn kể về đêm hội Trung thu - Mẫu 22
Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất tưng bừng, náo nhiệt. Tối mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” diễn ra ở sân rộng, thiếu nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kỳ ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát “Rước đèn Trung thu”. Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát. Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú đội sản xuất và các anh chị thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự. Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang “rồng rắn” rước đèn. Trên đường về, bạn nào nhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát”Như có Bác trong ngày đại thắng”. Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về. Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.
Nguồn gốc, ý nghĩa, các hoạt động chính là những yếu tố cần có khi viết lời dẫn giới thiệu về tết trung thu ngắn gọnTết Trung thu là sự kiện thường niên truyền thống của Việt Nam, thế nhưng có thể nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về nguồn gốc, ý nghĩa của nó. Để giúp bạn có thể giới thiệu về tết rung thu ngắn gọn mà vẫn có thể truyền tải được nhiều thông tin đến khán giả, cũng như làm cho kịch bản Trung thu trở nên hấp dẫn hơn, hãy cùng Tuấn Việt Media tham khảo bài viết dưới đây!

Giới thiệu về tết Trung thu ngắn gọn
Sau đây là một số bài giới thiệu về tết Trung thu ngắn gọn mà bạn có thể sử dụng cho bài phát biểu hoặc kịch bản MC của mình:
Bài giới thiệu về tết Trung thu ngắn gọn số 1
“Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống lâu đời được lưu truyền trong dân gian, không chỉ tại Việt Nam mà còn được tổ chức ở nhiều nước châu Á sử dụng âm lịch khác như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia,…. Không biết Trung thu đã có tự bao giờ, cũng không có sử sách nào chính xác về nguồn gốc của Trung thu tại Việt Nam, tuy nhiên đây đã là một nét vẽ không thể thiếu trong bức tranh văn hóa Việt Nam.
Cứ vào dịp rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, đường phố lại tràn ngập màu sắc lung linh của những chiếc đèn lồng, những chiếc đèn kéo quân và bao trùm không gian là tiếng trống lân rộn ràng, đó chính là khi bữa tiệc Trung thu đã thực sự diễn ra. Vào lúc trăng rằm sáng và lên cao nhất, trẻ em thường được mặc những bộ quần áo đẹp và cùng rước đèn dưới ánh trăng trong tiếng trống chiêng rộn ràng. Điều đặc biệt nhất của đêm hội Trung thu chính là thời điểm được phá cỗ, mâm cỗ Trung thu thường có những loại hoa quả mùa thu được cắt tỉa đẹp mắt cùng nhiều loại bánh kẹo.
Trung thu cũng là dịp để các thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng ăn bánh Trung thu và trò chuyện về những gì đã qua, chính vì vậy mà dịp Trung thu còn có một cái tên khác rất hay đó chính là “tết đoàn viên”, không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng đều mong đến rằm tháng 8 hàng năm để được trở về đoàn tụ với gia đình.
Cứ thế, dịp tết Trung thu đã ngấm sâu vào tuổi thơ và tư tưởng của nhiều thế hệ người Việt, để rồi trở thành một phong tục truyền thống quan trọng trong đời sống văn hóa của Việt Nam. Ngày nay, vào dịp rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, cả nước Việt lại cùng rộn ràng chuẩn bị cho một mùa lễ hội đầy rộn ràng và ý nghĩa.”

> Có thể bạn quan tâm: Kịch bản dẫn chương trình Trung thu cho thiếu nhi – Tuấn Việt Media
Bài giới thiệu về tết Trung thu ngắn gọn số 2
“Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường”
Câu hát ấy vang lên khắp phố phường, con đường cũng là lúc trẻ em trên khắp cả nước đi rước đèn trong đêm hội trăng rằm. Tết Trung Thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 (theo âm lịch) hàng năm, còn được gọi là Tết Thiếu Nhi hay Tết Trông Trăng, Tết Hoa Đăng. Tết có ở nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan… trong đó có Việt Nam. Về nguồn gốc của Tết Trung Thu còn chưa thực rõ ràng. Nguồn gốc của Tết Trung Thu lại lẫn vào màn sương mờ của sự tích, truyền thuyết, huyền thoại, khiến các em nhỏ càng háo hức trông đợi mỗi dịp tết về. Nhưng dẫu bắt nguồn từ đâu, và có từ bao giờ thì tết Trung Thu từ lâu đã đi sâu vào tiềm thức, trong hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ của người Việt Nam xưa và nay, trở thành một phong tục đẹp đẽ, đáng tự hào của dân tộc ta.
Tết Trung Thu sở dĩ đáng được mong chờ bởi nó có nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn. Không khí trước Tết xôn xao náo nức nhắc nhở mọi người ai ở phương xa cũng trở về gia đình để đón cái Tết Trung Thu thật ấm áp. Trong ngày Tết Trung Thu các hoạt động lại càng sôi nổi hơn thế. Và dưới ánh trăng, người ta bày cỗ, phá cỗ linh đình. Xung quanh mâm cỗ các em nhỏ nắm tay nhau nhảy múa hát ca với những chiếc đèn lồng trong tay “ Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu, cán đây rất dài , cán cao qua đầu…”. Và được mong chờ nhất là màn múa lân. Một người đội mũ sư tử và nhiều người đi theo sau được hóa trang một cách hài hước nhảy theo tiếng trống: “Tùng tùng tùng cắc tùng tùng tùng tùng…”. Bao giờ cũng vậy, màn múa lân luôn mang đến niềm hân hoan cho những em nhỏ và niềm vui cho mọi người.
Tết Trung Thu có rất nhiều ý nghĩa. Đó không chỉ là ngày đoàn viên, hội ngộ, ngày mà mọi người được quây quần sum vầy bên nhau bên mâm ngũ quả, thưởng thức những chiếc bánh trung thu; ngày trẻ em được cùng nhau nô đùa thỏa thích được ăn bánh kẹo.Cứ như thế, mỗi mùa Trung Thu đến lại để lại trong lòng người những dư vị không thể nào phai. Tết đến là dịp quý giá để con người xích lại gần nhau, trao cho nhau tình cảm. Và giữ được vẻ hân hoan, náo nức của cái Tết cũng chính là giữ được màu tươi trong bản sắc văn hóa của dân tộc.
Dù giới thiệu về tết trung thu ngắn gọn nhưng vẫn phải đảm bảo các thông tin quan trong về Tết trung thu> Tham khảo: Báo giá tổ chức Trung thu trọn gói – Tuấn Việt Media
Bài giới thiệu về tết Trung thu ngắn gọn số 3
Tiếp tục, Tuấn Việt Media gửi đến bạn mẫu bài viết giớ thiệu về tết Trung thu ngắn gọn số 3. Mời bạn cùng tham khảo:
“Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời và đặc biệt được yêu thích không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, và nhiều quốc gia khác. Dù không có thông tin chính xác về nguồn gốc của Tết Trung thu tại Việt Nam, nhưng đây đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam ta.
Mỗi độ rằm tháng 8 âm lịch đến, khắp nơi đều lung linh ánh sáng từ những chiếc đèn lồng và đèn kéo quân. Đồng thời tiếng trống lân vang vọng trên các con phố hòa cùng tiếng cười đùa các em thiếu nhi. Đây chính là những dấu hiệu cho thấy một buổi tiệc Trung thu đã chuẩn bị sẵn sàng. Vào lúc trăng rằm sáng và cao nhất, trẻ em mặc những bộ quần áo xinh đẹp và cùng nhau đưa đèn dưới ánh trăng rực rỡ, tiếng trống chiêng vang lên rộn ràng.
Tết Trung thu cũng là dịp để gia đình quây quần bên nhau, cùng thưởng thức bánh Trung thu và chia sẻ những câu chuyện vui vẻ về quá khứ cũng như những dự định mới cho tương lai. Do đó, dịp Tết Trung thu còn có cái tên thân thương khác là “tết đoàn viên”. Không chỉ trẻ em mà cả người lớn đều háo hức đón chờ ngày rằm tháng 8 hàng năm để sum họp với gia đình thân yêu.
Tết Trung thu ngấm sâu vào tuổi thơ và tư tưởng của nhiều thế hệ người Việt, trở thành một phong tục truyền thống quan trọng trong đời sống văn hóa của đất nước. Ngày nay, khi đón đến ngày rằm tháng 8 âm lịch, cả nước Việt Nam đều sôi động và háo hức chuẩn bị cho mùa lễ hội đầy ý nghĩa và rộn ràng.”

Bài giới thiệu về tết Trung thu ngắn gọn số 4
Sau cùng, Tuấn Việt Media gửi đến bạn mẫu giới thiệu về tết Trung thu ngắn gọn thứ 4. Hãy cùng tham khảo và cải biên để có cho mình những lời dẫn giới thiệu về tết Trung thu ngắn gọn mà bạn ưng ý nhất nhé:
“Tết Trung Thu là một trong những lễ hội vui nhộn và ý nghĩa nhất trong năm, được trẻ em khắp Việt Nam háo hức chờ đợi. Đến dịp này, khắp các con phố phường trở nên sặc màu sắc và sôi động với những chiếc đèn lồng rực rỡ. Trẻ em vui mừng rước đèn đi khắp nơi, tay cầm trong tay những chiếc đèn đẹp lung linh. Như bài hát Rước Đèn Tháng Tám có nhắc đến những loại đèn ông sao, đèn cá chép, đèn thiên nga hay đèn bướm bướm được đưa vào diễu hành, tạo nên không khí rộn ràng và vui tươi. Ánh đèn lấp lánh đồng hành cùng những nụ cười rạng rỡ của trẻ thơ dưới ánh trăng rằm đẹp như tranh vẽ.
Cùng với việc rước đèn, mâm cỗ Trung Thu tràn ngập các loại bánh trung thu thơm ngon, các loại hoa quả mùa thu được cắt tỉa tinh xảo, tạo nên bữa tiệc đáng nhớ. Trung Thu cũng là dịp để gia đình quây quần bên nhau, cùng chia sẻ niềm vui và tận hưởng không khí ấm áp của tình thân. Tiếp tục với không khí rộn ràng của Tết Trung Thu, trẻ em còn thỏa thích tham gia các trò chơi dân gian đặc sắc như kéo co, đánh cầu lông, đua sắc bướm, nhảy bao bố và ném trống quân. Những trò chơi này không chỉ giúp các em vui chơi, thư giãn mà còn rèn luyện sức khỏe và tinh thần đoàn kết, tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ trong tuổi thơ.
Không chỉ dành riêng cho trẻ em, Tết Trung Thu cũng là dịp để người lớn thể hiện sự tâm tình, tình cảm yêu thương dành cho con cháu. Trên đường phố, khắp nơi đều tỏa sáng ánh đèn lung linh, chàng trai, cô gái đi đôi tay nắm chặt nhau, cùng hòa vào không khí ngọt ngào và lãng mạn của mùa trung thu.
Tết Trung Thu còn mang theo nhiều giá trị văn hóa và tâm linh. Người ta tin rằng, đêm rằm tháng 8 là lúc các linh hồn tổ tiên quay về thăm gia đình, đó là lý do tại sao việc cúng trăng, cúng ông bà tổ tiên trở nên thiêng liêng và quan trọng trong ngày này. Trung Thu không chỉ là dịp để kết nối người thân, mà còn là lúc để duy trì và bảo tồn những giá trị truyền thống của dân tộc. Tết Trung Thu đã trở thành một trong những lễ hội truyền thống đáng nhớ nhất của người Việt Nam, thể hiện sự gắn kết của tất cả trong một tình thương gia đình. Không chỉ là mùa trung thu của trẻ thơ, mà còn là dịp để cả gia đình, bạn bè sum vầy bên nhau, tạo nên những kỷ niệm đẹp, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.”

Một số lưu ý nhỏ khi viết và đọc lời dẫn giới thiệu về tết Trung thu ngắn gọn
Khi viết lời dẫn giới thiệu về Tết Trung Thu một cách ngắn gọn, có một số lưu ý bạn cần xem xét để tạo nên một bài viết hấp dẫn và gần gũi với khán giả:
Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng tham dự: Đối tượng tham dự các lễ hội này chủ yếu là các em nhỏ thiếu nhi và một số ít bật phụ huynh. Vì thế khi viết biên soạn lời dẫn giới thiệu về tết Trung thu ngắn gọn cần đảm bảo sử dụng ngôn từ sao cho hợp lý, dễ hiểu nhất có thể. Tránh sử dụng các loại từ ngữ phức tạp hoặc dễ gây hiểu lầm.Giới thiệu ngắn gọn và súc tích: Vì đây là lời giới thiệu ngắn gọn về tết Trung thu, nên bạn hãy tập trung tóm tắt ý chính về Tết Trung Thu một cách ngắn gọn và súc tích. Tránh viết quá dài và rườm rà để không làm mất đi sự chú ý của các em nhỏ.Kết hợp với bài hát hoặc trích dẫn: Nếu có thể, kết hợp lời giới thiệu với một đoạn nhạc hoặc trích dẫn từ bài hát mừng Trung Thu để tạo nên sự gần gũi và ấm áp.Riêng đối với MC dẫn dắt chương trình, thì phần dẫn dắt đọc lời giới thiệu về Trung thu phải đảm bảo sử dụng giọng điệu phù hợp, điều chỉnh tốc độ nói để các bé thiếu nhi dễ nghe nhất. Đồng thời cũng cần có sự tương tác trực tiếp với các em nhỏ để tạo nên một bầu không khí hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng ngôn ngữ hình thể một cách tinh tế cũng sẽ khiến cho không gian sự kiện thêm phần thu hút hơn.

Các bài viết tương tự khác về trung thu:
> 30+ mẫu backdrop trung thu mới nhất 2023
> Ý tưởng tổ chức trung thu
> Phá cỗ trung thu là gì? Ý nghĩa văn hóa của phá cỗ trung thu
Tuấn Việt Media – đơn vị tổ chức trung thu trọn gói Hà Nội
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức tết Trung thu và mong muốn đem lại nhiều chương trình Trung thu ấn tượng, hiện nay có nhiều đơn vị tổ chức sự kiện uy tín có khả năng tổ chức Trung thu trọn gói từ A đến Z, Tuấn Việt Media tự hào sở hữu nhiều ý tưởng, kịch bản độc đáo, thu hút, trang thiết bị hiện đại, số lượng lớn để có thể đem đến một bữa tiệc Trung thu cuốn hút và đáng nhớ.

Mời bạn tham khảo chi tiết dịch vụ tổ chức trung thu trọn gói qua đường dẫn dưới đây:
Hình ảnh các sự kiện trung thu Tuấn Việt đã tổ chức
Sự kiện Trung thu cho tập đoàn Văn Phú Invest dược tổ chức tại Nhà Hát u Cơ với không gian trong nhà ấm cúng nhưng cũng không kém phần hoành tráng và chuyên nghiệp.
Xem thêm: Bài Tập Tính Thời Gian Hoàn Vốn Có Chiết Khấu Là Gì? Ví Dụ, Ưu Điểm Và

Bữa tiệc Trung thu vui nhộn cùng các bạn nhỏ đáng yêu, nhiệt tình tương tác với MC Chú Cuội, chị Hằng và các nghệ sĩ biểu diễn tại chương trình.
